128-2019 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 10-6-2019
2
TUYẾNPHAN
H
àng loạt vụ thảm án
liên quan đến người
sử dụng ma túy gây
lo lắng trong cộng đồng và
nhiều ý kiến cho là cần cân
nhắc, hình sự hóa trở lại đối
với hành vi sử dụng trái phép
chất ma túy hoặc có chế tài
phù hợp.
“Tình hình đặc biệt
thì có biện pháp
đặc biệt”
Trả lời trước Quốc hội ngày
4-6, Đại tướng Tô Lâm, Bộ
trưởng Công an, cho biết ma
túy là loại “tội phạm của các
loại tội phạm” và ông thông
tin: Mỗi bánh heroin lọt vào
Việt Nam thì 10 gia đình có
người đi tù, vi phạmpháp luật.
Bộ trưởng cho biết sẽ đề
nghị sửa đổi, bổ sung Luật
Phòng, chống tội phạm ma
túy, trong đó có việc cân
nhắc khôi phục lại Điều 199
trong BLHS năm 1999 quy
định về tội sử dụng trái phép
chất ma túy. “Tội phạmmuốn
tiêu thụ ma túy thì phải tăng
người nghiện, vì vậy công an
phải bằng mọi cách giảm số
người nghiện và hình sự hóa
việc sử dụng ma túy là điều
cần thiết” - ông nói.
Bộ trưởng cũng cho biết là
công tác phòng, chống, ngăn
chặn, xâydựngxãhội kỷcương
an toàn, cho người dân cómôi
trường an lànhmới làmục tiêu
của ngành công an; phải xử lý,
ngăn chặn tội phạm nảy sinh
từ cơ sở và cơ quan chức năng
Chiều 29-3, tại TP.HCM, bộ trưởng công an đã biểu dương
các lực lượng đã phá thành công chuyên án 218LP, thu giữ hơn
một tấn ma túy đá và hơn 300 kg heroin.
Bộ trưởng đặc biệt lưu ý TP.HCM là nơi hội tụ đủ mọi yếu tố
để hoạt động ma túy tăng cao và là nơi có người nghiện nhiều
trong cả nước.
Nhiều người nghiện và trong một thời gian ngắn, TP.HCM
xảy ra nhiều vụ thảm án có nguyên nhân từ sử dụng ma túy.
Tối 2-5, Trương Tín (29 tuổi, quê LâmĐồng, tạm trú quận
Thảmánvà cách tuyên truyềnrỉ tai củakẻ bánma túy
Bình Tân, TP.HCM) sau khi cự cãi với gia đình đã dùng dao
đâm chết bà ngoại Tín, mẹ và dì ruột. Hung thủ bị bắt sau đó vài
tiếng khi còn đang trong trạng thái ngáo đá.
Một vụ án khác vào đầu tháng 3-2019 ở Bình Chánh liên
quan đến ma túy khiến mọi người phẫn nộ là họ đã giam cầm,
tra tấn một cô gái trẻ mang bầu sáu tháng đến sẩy thai.
Nạn nhân trong vụ này là chị HNY (tạm trú LongAn), bị
NguyễnMinh Dũng, Nguyễn Thị Ngọc Huyền và Trần Nhật
Khang giam cầm, tra tấn bằng nhiều hình thức cực kỳ dã man
khiến nạn nhân bị sẩy thai.
Trong cả hai vụ án trên, người nhà đều biết các nghi can sử
dụng ma túy: Tín vừa cai nghiện về nhà vài tháng; nhóm hành
hạ cô gái ở Bình Chánh sử dụng ma túy đá tại ngôi nhà nơi có
mẹ ruột cùng sinh sống.
Một cán bộ điều tra Công an huyện Hóc Môn (từng công tác
ở xã Bà Điểm) cho biết hiện số người sử dụng ma túy rất nhiều.
Trước đây người nghiện sử dụng heroin và thường đi trộm cắp,
cướp giật…để có tiền mua “hàng”. “Nhưng với ma túy đá thì
Lực lượng công an bắt quả tang các đối tượng sử dụng trái phép chấtma túy tại các quán karaoke. Ảnh : PV
Áp dụng rồi bãi bỏ
Điều 199 BLHS năm 1999 quy định người nào sử dụng
trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, đã được
giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện
pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộcmà còn tiếp tục sử
dụng trái phép chất ma túy thì bị phạt tù từ ba tháng đến
hai năm. Nếu tái phạm thì bị phạt tù từ hai đến năm năm.
Quá trình xây dựng Luật Phòng, chốngma túy cũng như
sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1999 xác định những người sử
dụng ma túy là nạn nhân của tệ nạn xã hội, là người mắc
bệnh và đến năm 2009, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
BLHSnăm1999đã chính thức bãi bỏnội dungđiều luật trên.
Các chuyên gia cho là không nên
xemngười sử dụng trái phépma túy
là con bệnh và cần có chế tài
phù hợp.
Đề xuất tái xử hình sự n
ma túy
sẽ tăng cường tuyên truyền về
tội phạm ma túy.
Về điều mà Bộ trưởng Tô
Lâm định kiến nghị, một cựu
lãnh đạo Cục Pháp chế và cải
cách hành chính tư pháp (V03,
Bộ Công an), người từng trực
tiếp thamgia xây dựng BLHS
năm 1999, sửa đổi năm 2009,
cũng cho rằng cần tái hình sự
hóa đối với hành vi sử dụng
trái phép chất ma túy.
Ông cho hay trước đây chỉ
có hai điều luật về tội phạm
liên quan đến ma túy nhưng
đến BLHS năm 1999 đã dành
hẳn một chương, trong đó có
Điều 199 quy định về tội sử
dụng trái phép chất ma túy.
Ngoài việcxử lýhình sự, người
sử dụng trái phép chất ma túy
cũng bị quản lý rất chặt.
Đến khi sửa đổi BLHS năm
1999, nhiều quan điểm xem
người sử dụng ma túy là nạn
nhân của loại tội phạm này
và Điều 199 bị bãi bỏ, chỉ bị
xử phạt hành chính, dù quan
điểmcủa Bộ Công an làmuốn
giữ lại tội danh trên.
Sauđó,tìnhhìnhtộiphạmma
túy phức tạp hơn rất nhiều…
Những người bị đưa vào các
cơ sở cai nghiện đa phần đều
có tiền án, tiền sự, tình trạng
người nghiện cùng phá trại
đã xảy ra, hiệu quả cai nghiện
cũng là vấn đề…
Vị này nhận định đấu tranh
với tội phạmma túy phải làm
sao giảm cả cung và cầu, trấn
ápmạnh thì tội phạm liên quan
đến ma túy sẽ được kiềm chế.
Ông cũng cho là hình sự
hóa hành vi sử dụng trái phép
chất ma túy nên phân hóa về
số lần, tái phạm…“Trong tình
hình đặc biệt thì phải có biện
pháp đặc biệt, với tình trạng
tội phạm liên quan đếnma túy
như hiện nay, chúng ta cần cân
nhắc đến việc áp dụng xử lý
hình sự. Phải đặt lợi ích của
cộng đồng, của số đông lên
hàng đầu” - vị này nói.
Không nên coi người
nghiện là bệnh nhân
Trung tá Đào Trung Hiếu,
chuyên gia nghiên cứu tội
phạm học, Bộ Công an, cho
là không hình sự hóa hành vi
sử dụng trái phép chất ma túy
khiến tính răn đe không còn
cao, không kiểm soát được
người nghiện, kích thích hành
vi mua bán, tàng trữ ma túy.
“Không kiểm soát chặt cầu
sẽ kích thích nguồn cung,
đây thực sự là điều bất cập,
mặc dù quan điểm nhìn nhận
người nghiện là bệnh nhân
cũng có tính nhân văn, tuy
nhiên trước những hiểm họa
mà người nghiện đang gây ra
thì có lẽ phải tội phạm hóa trở
lại hành vi này...
Ông cũng cho là cần đơn
giản hóa thủ tục để đưa người
nghi vấn đi kiểm tra ma túy,
cưỡng chế cai nghiện bắt buộc.
Chưa thực sự
cần thiết?
Thiếu tướngLêVănCương,
cựu viện trưởng Viện Nghiên
cứu chiến lược Bộ Công an,
cho rằng trước hết phải xem
xét đến thông lệ quốc tế về
vấn đề trên nhưng trước hết
là xử lý nghiêm, nhanh những
kẻ buôn bán, tổ chức sử dụng
ma túy.
“Nhà hàng, quán bar phải có
trách nhiệm, không được để
người sử dụng ma túy trong
phạmvi mình quản lý” -Thiếu
tướng Cương nêu quan điểm.
Ông cho là phải nêu cao vai
trò của cấp ủy, chính quyền cơ
sở chứ không giao hết trọng
trách này lên ngành công an.
Trung tướngTrầnĐìnhNhã,
Phó Chủ nhiệmỦy ban Quốc
phòng và an ninh củaQuốc hội
khóa XIII, cho rằng việc tái
hình sự hóa hành vi sử dụng
trái phép chất ma túy là chưa
thực sự cần thiết.
“Quốc hội từng cân nhắc rất
nhiều và coi người nghiện là
nạn nhân chứ không phải tội
nhân, là một bệnh lý đặc biệt,
rất khó bỏ. Người nghiện khi
trong trạng thái nghiện sẽ có
thể gây nguy hiểm cho xã hội,
do vậy cần phải chữa trị” - ông
Nhã nói.
Ông cho hay không chỉ Việt
Nam, nhiều quốc gia trên thế
giới cũng coi người nghiện là
bệnhnhân, tìmcáchgiúpđỡhọ
chữa trị. Hiện người nghiện sẽ
phải cai nghiện tại cộng đồng
hoặc vào các trại cai nghiện
bắt buộc và có ý kiến cho là
hiệuquả chưa cao, nên ápdụng
hình phạt tù để cai nghiện tốt
hơn, ngăn chặn các mối nguy
hiểm cho xã hội. “Tuy nhiên,
nếu phạt tù tất cả những người
nghiện hiện nay thì không thể
trại giam nào chứa hết được.
Vấn đề thiết thực nhất hiện
nay là phải tổ chức lại các trại
cai nghiện bắt buộc để thực
sự hiệu quả, ngăn được tình
trạng tái nghiện…” - ông nói.•
“Mặc dù quan điểm
nhìn nhận người
nghiện là bệnh nhân
cũng có tính nhân
văn, tuy nhiên trước
những hiểm họa mà
người nghiện đang
gây ra thì có lẽ phải
tội phạm hóa trở lại
hành vi này...”
Trung tá
Đào Trung Hiếu
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook