128-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 10-6-2019
3
Ngày 6-6, báo cáo mới nhất của UBND TP.HCM về
tình hình thi hành Luật Phòng, chống ma túy cho biết
tại TP tội phạm ma túy thời gian qua vẫn tiếp tục diễn
biến rất phức tạp.
Nhiều ngả vào, xuất đi mọi nơi
Theo đó, tùy vào từng thời điểm có giảm nhưng
nhìn tổng thể ma túy xâm nhập TP gia tăng cả về khối
lượng, tuyến vận chuyển lẫn chủng loại.
Theo báo cáo, ngoài nguồn ma túy xâm nhập TP
theo các đường tiểu ngạch từ các cửa khẩu Tho Mo
- Long An, cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát - Tây Ninh…
đã xuất hiện nguồn ma túy từ Trung Quốc, Lào với số
lượng lớn đi qua các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ
như Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Sau đó xuất đi các nước thông qua các cảng biển.
Về địa điểm mua bán ma túy, do TP có nhiều hẻm
nhỏ, chằng chịt, thông với nhau ra các hẻm, đường
khác nên các đối tượng thường thuê mướn phòng trọ,
nhà nghỉ để mua bán. Riêng với đối tượng sử dụng
ma túy tổng hợp thì thường xuyên chọn các quán bar,
vũ trường, karaoke trá hình để sử dụng thuốc lắc hoặc
thuê mướn các căn hộ chung cư, khách sạn, biệt thự…
có các thiết bị audio cố định, di động công suất lớn để
tổ chức sử dụng ma túy đá.
Tiền chất để sản xuất ma túy được tội phạm chuyển
từ Việt Nam ra nước ngoài qua các công ty chuyển
phát nhanh cũng rất phức tạp (chủ yếu là đi Úc). Thời
gian qua đã phát hiện các vụ vận chuyển với số lượng
lớn, nghi vấn được tuồn ra từ các công ty dược phẩm
hoặc chiết xuất ngược nhưng chưa làm rõ được nguồn
gốc, xuất xứ.
Tội phạm về ma túy tổng hợp tăng mạnh từ số
lượng đường dây, tổ chức cho đến tang vật bị thu giữ.
Ngoài sự gia tăng rất nhanh, các đối tượng đã tiến
hành nghiên cứu, thực nghiệm và sản xuất ra ma túy
tổng hợp đến giai đoạn thành phẩm cho ra nhiều loại
ma túy tổng hợp. Trước đây chỉ phát hiện sản xuất
methamphetamine.
Khó chữa vì loại ma túy mới
Người sử dụng ma túy sẽ bị dẫn đến nghiện, mắc
bệnh não mạn tính, khó chữa và dễ tái nghiện. Người
nghiện bị tổn thương não bộ và phục hồi rất khó khăn,
đồng thời còn bị rối loạn nhận thức, hành vi, nhân
cách. Người nghiện ma túy có thể bị lú lẫn tâm trí,
trầm cảm, loạn thần, ảo thanh, ảo giác, ảo thị, hoang
tưởng, tâm thần phân liệt, có tư tưởng tự sát, bị ám
hại, rối loạn hành vi, nhân cách, dễ bị kích động. Đối
tượng nghiện ma túy có biểu hiện tâm thần thì để họ
tại gia đình và cộng đồng là vô cùng nguy hiểm. Điều
trị nghiện ma túy rất khó khăn, đòi hỏi một liệu pháp
tổng hợp bao gồm y tế, quản lý, giáo dục, tư vấn, tâm
lý.
Tại báo cáo, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Công an
phối hợp với các bộ, ngành liên quan bổ sung các chất
ma túy mới vào danh mục một cách liên tục, nhanh
chóng để kịp thời xử lý các vụ án, không để tội phạm lợi
dụng để hoạt động mua bán, sản xuất. Thời gian qua, liên
ngành tư pháp hình sự cấp TP và quận/huyện đã gặp rất
nhiều khó khăn về thời gian, kinh phí… khi trưng cầu
giám định ma túy tại C54 Bộ Công an.
Đồng thời, TP kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế
chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành liên
quan cần nghiên cứu, bổ sung tiêu chuẩn chẩn đoán và
điều trị các chất ma túy như ketamine, cocaine, cần sa,
bồ đà và các chất hướng thần khác.
MINH VƯƠNG
khác, khi sử dụng vào thì gây ảo giác, họ có thể ra tay sát hại
người thân hay bất kỳ ai, gây thảm án” - người này nói.
“Người dân đang bất an vì không biết xung quanh ai là
người sử dụng ma túy đá và họ ngáo lúc nào. Chúng ta không
thể nhận biết được cho đến khi họ chơi vào và ngáo…” - ông
nói.
Ông cũng cho rằng người dân cũng chẳng biết tài xế xe
trọng tải lớn ngoài đường ai là người sử dụng ma túy; phụ
huynh cũng khó quản lý con emmình giao du với bạn bè có
chơi ma túy đá…“Ma túy và người sử dụng ma túy như nằm
ngoài tầm kiểm soát” - ông nói.
Theo người này, giải pháp cho thực trạng nói trên là phải đẩy
mạnh tuyên truyền vì rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ có
quan niệm rất sai là chơi ma túy đá, ma túy tổng hợp…không
nghiện nhưng thực tế thì ngược lại. “Những kẻ sản xuất ma túy
đá đã có cách tuyên truyền nhắm vào các bạn trẻ, làm cho họ
nhận thức lệch lạc về ma túy tổng hợp để tăng nguồn cầu…” -
người này nói.
NGUYỄNTÂN
ời sử dụng
Ma túy xâmnhậpTP.HCM
ngàycàngnhiều
Trong khi các chuyên gia có quan điểm khác nhau về
việc xem người nghiện ma túy là tội phạm hay bệnh nhân
cần chữa trị thì những người hằng ngày trực tiếp xử lý,
tiếp xúc với đối tượng này cũng có quan điểm khác nhau.
Cái chung là họ đều đánh giá mức độ thành công của
các biện pháp hiện hành hiệu quả chưa cao, cần có tổng
kết, phân loại người nghiện, loại ma túy mà họ nghiện để
có ứng xử phù hợp…
Nên xem là người bệnh
Ông Trần Ngọc Du, Chi cục trưởng Chi cục Phòng,
chống tệ nạn xã hội TP.HCM, cho hay: Chúng ta xem
người nghiện là người bệnh nên việc xử lý hình sự người
nghiện là không hợp lý, không phù hợp xu thế của
thế giới.
Dù không xử lý hình sự người nghiện nhưng không có
nghĩa người nghiện được tự do mà họ được chữa bệnh
bằng hình thức cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tại gia
đình, cộng đồng. Các nghiên cứu khoa học và thực tiễn
xác định người nghiện cần điều trị lâu dài kết hợp nhiều
giải pháp (ý chí, môi trường, sự giúp đỡ của gia đình,
cộng đồng, chính sách…) chứ không chỉ đưa đi cai là hết
nghiện, đặc biệt là người nghiện lâu năm.
Nếu xử lý hình sự, đưa người nghiện vào tù cũng chỉ
cách ly họ với thế giới bên ngoài, còn đã là bệnh mạn tính
thì khi ra tù họ cũng sẽ tái nghiện.
Còn anh Cao Tấn Thanh, trưởng nhóm hỗ trợ người
nghiện ma túy cuộc sống mới, cho rằng đánh đồng người
sử dụng ma túy với tệ nạn là phiến diện. Nhiều người
nghiện không gây hại cho xã hội và nếu họ vi phạm pháp
luật thì cứ xử lý. Việc xử lý hình sự người nghiện chỉ vì
họ gây hại cho chính bản thân họ không hợp lý.
“Thực tế biện pháp cai nghiện tại gia đình, cộng đồng
bằng methadone tôi thấy khá hiệu quả. Số người nghiện
sử dụng methadone nếu có sự hỗ trợ nâng đỡ của gia đình,
cộng đồng, tỉ lệ tái nghiện khá thấp.
Tôi được biết nhiều trường hợp vào các trung tâm
nhưng vẫn tái nghiện. Ngay cả bản thân tôi, dù chưa đi cai
nghiện bắt buộc nhưng cũng mất 16 năm sống cảnh mở
mắt ra phải kiếm ma túy để chơi. Sau đó tôi đã tìm hiểu
và đăng ký uống methadone, dần trở lại cuộc sống bình
thường được 10 năm nay” - anh Thanh nói
Nên nghiên cứu, đánh giá
Một cán bộ điều tra Công an huyện Hóc Môn từng công
tác nhiều năm ở xã Bà Điểm cho hay là ủng hộ việc xem
lại hành vi sử dụng ma túy là tội phạm nhưng xem xét ở
nhiều khía cạnh.
Trước hết phải tổng kết số người nghiện tăng hay giảm
sau khi xem người nghiện là người bệnh và phân loại để
có cái nhìn khoa học, khách quan. Nếu chỉ dựa vào hành
vi sử dụng ma túy mà đưa họ vào tù thì liệu có đủ nơi để
chứa không. “Nên chăng chúng ta nhân rộng hoặc cho tư
Các quanđiểmtrái chiềuviệc xử lý
người nghiện
N.TÂN - H.LAN
nhân hóa việc cai nghiện ma túy để kiểm soát” - vị này
nói.
Trường hợp nếu phục hồi quy định hình sự hóa người
nghiện thì phải chi tiết hơn về những biện pháp đã áp
dụng mới tính đến việc xử lý hình sự.
Chúng ta cũng phải nhìn nhận là cả các văn bản pháp
luật hiện hành liên quan đến công tác phòng ngừa, ngăn
chặn sử dụng ma túy để thể hiện các ngành, các cấp, các
đoàn thể… cùng tham gia quản lý, giáo dục người nghiện
nhưng thực tế lại chỉ có công an làm. “Chúng ta cần đồng
bộ hơn trong phối hợp mới ngăn ngừa việc nghiện, tái
nghiện” - ông nói.
Trong khi đó, một cán bộ thuộc Đội Hình sự Công an
quận Bình Tân cho hay nên xử lý hình sự người có hành
vi sử dụng trái phép chất ma túy vì nó là mầm mống của
nhiều tội phạm khác.
Tương tự, một cán bộ thuộc Đội Điều tra tổng hợp Công
an quận 2 cho hay bản thân hành vi sử dụng trái phép chất
ma túy là đã vi phạm pháp luật rồi. “Chúng ta cũng nên
tính đến việc người nghiện đã đi chữa trị, đưa đi cai… tức
đã tạo mọi điều kiện để họ có thể từ bỏ ma túy nhưng tiếp
tục tái phạm thì phải xử lý hình sự là phù hợp” - người
này nói.
Chỉ nên đưa đi cai nghiện tập trung
Một cán bộ Đội Hình sự Công an quận 1 cho rằng phạt tù
đối với người nghiện là bất khả thi, nhà tù sẽ không đủ chỗ
chứa. Nghiện là bệnh, phải thống nhất quan điểm này.
Ông cho rằng thực tế việc đưa người nghiện đi cai tập
trung đang gặp nhiều khó khăn, thủ tục phức tạp và nhiều
trường hợp không đưa đi được.
“Trong khi biện pháp cai nghiện tại gia đình hiệu quả
chưa rõ ràng. Thực tế, cai nghiện tập trung hiệu quả còn thấp
huống gì cai tại gia; nhiều vụ trọng án phát sinh do sử dụng
ma túy đá. Họ ở ngoài cộng đồng thì họ gây họa” - người này
nói.
“Tôi cho là nên đưa người nghiện đi cai tập trung chứ xử
lý hình sự, tù giam thì nặng quá” - người này nêu quan điểm.
Còn ThS Võ Văn Tài, giảng viên Trường Đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ kiểm sát TP.HCM, cho là việc đưa đi chữa
bệnh bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành
chính có thể đến hai năm. Trong khi việc xử lý hình sự loại
tội phạm sử dụng trái phép chất ma túy trước đây thường là
từ sáu tháng đến chín tháng tù giam nên việc phục hồi tội sử
dụng trái phép chất ma túy vẫn không thể giải quyết cốt lõi
của vấn đề.
Theo ThS Tài, nên phục hồi thẩm quyền đưa người nghiện
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cho chủ tịch UBND cấp huyện
như trước đây mà không qua thủ tục tố tụng như quy định
hiện hành mà không cần có chế tài hình sự với họ. “Rất khó
để xử một người hai năm tù về tội sử dụng trái phép chất ma
túy trong khi biện pháp hành chính cách ly người nghiện dài
hơn” - ông nói.
Một vụ bắtma túy có số lượng tang vật cực lớn tại TP.HCM
gần đây. Ảnh: CTV
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook