129-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa11-6-2019
TUYẾNPHAN
N
gày 10-6, TAND Cấp cao tại
Hà Nội mở lại phiên xử phúc
thẩm Phan Văn Anh Vũ (tức
Vũ “nhôm”, cựu thượng tá Tổng
cục V, Bộ Công an) cùng hai cựu
thứ trưởng Bộ Công an trong vụ án
liên quan đến việc thâu tóm nhiều
nhà, đất công sản.
Vũ “nhôm” bị cáo buộc tội lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ. Hai cựu thứ
trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành
và Trần Việt Tân cùng bị xét xử về
tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng.
Tuyển dụng làm tình báo
bí mật
Hai bị cáo Phan Hữu Tuấn (cựu
phó tổng cục trưởng Tổng cục V,
Bộ Công an) và Nguyễn Hữu Bách
(cựu cán bộ Tổng cục V) bị xét xử
về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ.
Tại tòa, bị cáo Tuấn khai năm
2009, Vũ được tuyển dụng làm tình
báo viên, theo hình thức tình báo
mật, hoạt động đơn tuyến. Về việc
giao nhiệm vụ và quản lý Vũ, cựu
tổng cục trưởng khai rằng ông và
bị cáo Bách cùng chịu trách nhiệm
nghiên cứu, tuyển chọn.
Nhưng lời khai của ông Tuấn mâu
thuẫn với bị cáo Bách khi Bách cho
rằng chỉ một mình ông Tuấn quản lý
Vũ “nhôm”. Ông Bách khẳng định
mục đích tuyển dụng Vũ nhằm phát
triển hoạt động công ty bình phong
lớn mạnh, phục vụ công tác nghiệp
vụ, ngoài ra không còn nhiệm vụ
nào khác.
Đáng chú ý, khi chủ tọa phiên
tòa chất vấn ông Tuấn liên quan
đến việc tham gia góp vốn vào hai
công ty bình phong không, bị cáo
này cho biết có góp vào Bắc Nam
79 và Nova 79 lần lượt là 20% và
5% vốn. Trả lời câu hỏi văn bản
nào quy định đang là sĩ quan Công
an nhân dân (CAND) lại được góp
vốn, quản lý doanh nghiệp, ông
Tuấn cho hay lĩnh vực hoạt động
tình báo rất phong phú, đa dạng…
Chủ tọa cho rằng mọi hoạt động
tình báo đều phải chấp hành quy
định pháp luật, không thể “trèo lên
pháp luật”, lấy hai chữ đặc thù ra
được. Luật Doanh nghiệp không
cho cá nhân là sĩ quan CAND
được tham gia thành lập, quản lý
doanh nghiệp.
Bị cáo Tuấn cũng khai trước khi
đề nghị mua, chuyển nhượng các dự
án nhà, đất, Vũ có đề xuất với Tuấn
nhưng vì không có thẩm quyền nên
Tuấn tiếp tục báo cáo lên cấp trên.
Khi mua bán xong, Vũ có báo cáo
nhưng đều thực hiện bằng miệng,
không có văn bản. Về các văn bản
giới thiệu Vũ tới các cơ quan, đơn
vị, ông Tuấn nói tất cả đều giới
thiệu đây là công ty bình phong,
nhằm phục vụ cho hoạt động tổ
chức ngành, không hề có văn bản
nào để phục vụ cho cá nhânVũ hoặc
để Vũ phát triển kinh tế.
Vũ “nhôm” dùng 2 tên giả
để làm ăn
Dưới vỏ bọc là tình báo bí mật, Vũ “nhôm” cùng các bị cáo đã lập ra công ty bình phong để thực hiện
các hành vi trái luật.
Bị cáo Phan VănAnh Vũ tại tòa. Ảnh: TUYẾNPHAN
Ông Tuấn thừa nhận việc Vũ
tự mình viết văn bản đề nghị
Tổng cục Tình báo kiến nghị
Bộ Công an giới thiệu để được
chuyển nhượng các dự án nhà,
đất rồi sau đó chuyển cho chính
mình là có dấu hiệu lợi dụng danh
nghĩa ngành công an. Nếu không
có các văn bản của Bộ Công an,
Vũ không thể mua được các dự
án nhà, đất cho cá nhân mình.
Vũ “nhôm” nhận sai
Liên tiếp hầu tòa ở cả hai miền
Bắc, Nam, Vũ “nhôm” không có
dấu hiệu mệt mỏi mà vẫn tỏ ra rất
bình tĩnh. Vũ cũng là người duy
nhất trong các bị cáo xuất trình
thêm chứng cứ mới tại phiên phúc
thẩm lần này. Đứng trước bục, Vũ
khai báo rành mạch, khẳng định
những lời khai trước đây của mình
hoàn toàn khách quan.
Bị cáoVũ khai sau khi được tuyển
dụng vào chức danh tình báo viên,
ngoài tên thật còn có hai tên khác là
Lê Văn Sáu và Trần Đại Vũ. Thời
điểm đó, bị cáo Tuấn là người trực
tiếp quản lý Vũ, cũng là người duy
nhất giao nhiệm vụ cho Vũ.
Chủ tọa đặt lại câu hỏi về việc
là sĩ quan CAND nhưng cả Vũ và
Tuấn lại tham gia góp vốn vào các
doanh nghiệp bình phong, Vũ thừa
nhận điều này là sai so với Luật
Doanh nghiệp. Bị cáo đề nghị được
giải thích về cái sai này nhưng bị
HĐXX bác bỏ vì đang trong phần
xét hỏi.
Chủ tọa tiếp tục đặt vấn đề Vũ
có ba tên gọi khác nhau nhưng đều
là một người. Thế nhưng trong
quá trình vận hành doanh nghiệp,
Vũ từng tự ký văn bản chuyển
nhượng cổ phần của mình cho Lê
Văn Sáu, sau đó Sáu lại chuyển
nhượng ngược lại cho Vũ. Việc
Vũ tự chuyển nhượng cho chính
mình như vậy có đúng quy định
không. Trả lời HĐXX, Vũ thừa
nhận việc này là sai.
Hôm nay, tòa tiếp tục làm việc.•
Vũ “nhôm” khai sau
khi được tuyển dụng vào
chức danh tình báo viên,
ngoài tên thật còn có hai
tên khác là Lê Văn Sáu
và Trần Đại Vũ.
Ai trực tiếp quản lý Vũ “nhôm”?
Tại tòa, bị cáo Bách thừa nhận tham gia soạn thảo một số văn bản liên
quan để hai công ty Bắc Nam 79 và Nova 79 được mua, chuyển nhượng
sáu tài sản nhà, đất: Dự án Công viên An Đồn cũ, khu đất ngoài biển
resort, trụ sởTư pháp 16 Bạch Đằng, 15Thi Sách, số 8 NguyễnTrungTrực,
129 Pasteur. Riêng dự án ở 319 Lê Duẩn, ông không tham gia. Ông Bách
khẳng định việc soạn thảo là theo chỉ đạo trực tiếp của bị cáo Tuấn. Ông
Bách không được giao nhiệm vụ quản lý Vũ. Các văn bản sau khi soạn
thảo xong không được Vũ báo cáo đã sử dụng thế nào.
Bị cáo Tuấn thừa nhận lời khai của Bách về việc soạn thảo các văn bản
là đúng. Tuy nhiên, hai bị cáo này lại có sự mâu thuẫn trong việc ai là
người quản lý, giao việc cho Vũ.
Ngày 10-6, TAND tỉnh Hậu Giang tuyên hủy toàn bộ
bản án sơ thẩm vụ Huỳnh Hữu Nhơn (ngụ huyện Phụng
Hiệp, Hậu Giang) kêu oan tội cướp tài sản. Đây là lần thứ
hai tòa phúc thẩm hủy án, trả hồ sơ để điều tra lại vì vụ án
còn nhiều mâu thuẫn chưa được làm rõ. 
Xử sơ thẩm lần đầu vào tháng 10-2016, TAND huyện
Phụng Hiệp đã phạt Nhơn bốn năm tù, Trần Văn Rồi ba
năm sáu tháng tù. Sau đó Nhơn kháng cáo kêu oan và xử
phúc thẩm lần một, TAND tỉnh đã hủy một phần bản án
liên quan đến bị cáo Nhơn. Xử sơ thẩm lần hai, TAND
huyện phạt bốn năm tù và ra lệnh bắt tạm giam Nhơn
ngay tại tòa, sau đó bị cáo tiếp tục kêu oan.
Theo án sơ thẩm, chiều 17-4-2016, Nhơn đã cùng với
Rồi cướp tài sản của anh Ngân ở thị trấn Rạch Gòi, huyện
Phụng Hiệp. Nhưng tại tòa phúc thẩm Nhơn kêu oan, cho
rằng thời điểm này đang chở mía thuê ở huyện U Minh
Thượng, Kiên Giang.
Theo HĐXX phúc thẩm, bị hại Ngân trình bày bị Rồi và
một thanh niên cướp tài sản nhưng có mâu thuẫn. Bị hại
khai chi tiết về đặc điểm nhận dạng người cùng đi cướp với
Rồi là trên tay trái có xăm hình con bọ cạp màu đen. Nhưng
đến phiên tòa sơ thẩm lần hai thì khai hình xăm giống con
bọ cạp. Rồi khai thời gian cướp rất nhanh, chỉ khoảng một
phút nhưng bị hại lại nhớ rõ những đặc điểm nhận dạng
như thế, điều này cơ quan điều tra chưa làm rõ. Quá trình
điều tra cơ quan điều tra cũng không lập biên bản chụp ảnh
về dấu vết của Nhơn để làm căn cứ chứng minh lời khai
của bị hại và người làm chứng có khách quan không.
Cấp sơ thẩm sử dụng chứng cứ là biên bản nhận dạng,
bị hại và người làm chứng nhận dạng ban đêm, sử dụng
ảnh trắng đen là không khách quan, điều này đã được
phiên tòa phúc thẩm lần một đưa ra nhưng chưa được
khắc phục.
Đặc biệt, theo HĐXX, người làm chứng tên Tôn khai
có gặp Rồi chạy xe nhưng không biết có chở ai không và
cũng không xác định ngày, mâu thuẫn lời khai của Rồi.
Các nhân chứng khác không trực tiếp thấy sự việc cướp
xảy ra mà chỉ thấy Rồi trong khoảng năm 2016 thì chưa
đủ tính khách quan khẳng định Rồi cùng Nhơn phạm tội
vào ngày 17-4-2016.
HĐXX nhận định tại biên bản nhận dạng Rồi và Nhơn
thì các ảnh không tương tự nhau, ảnh của Rồi và Nhơn
mờ hơn so với các bản ảnh khác. Biên bản nhận dạng
Nhơn không hỏi qua tình tiết vết tích đặc điểm bà Mai có
thể nhận dạng. Sau khi nhận dạng cũng không yêu cầu
căn cứ vào các vết tích đặc điểm gì để nhận dạng là chưa
phù hợp. Việc cấp sơ thẩm căn cứ lời khai bà Mai khẳng
định người thanh niên đứng nói chuyện với Rồi là Nhơn
là chưa khách quan.
Về phương tiện gây án, cấp sơ thẩm xác định là chiếc
xe Nhơn mượn của người tên Đặng đi gây án nhưng lời
khai về màu sắc và đặc điểm của chiếc xe giữa bị cáo và
chủ xe khác nhau.
Về thủ tục tố tụng, quá trình điều tra nhiều thiếu sót như
thiếu biên bản ghi lời khai, việc lập các văn bản tố tụng là
chứng cứ vụ án không có chữ ký của điều tra viên, kiểm
sát viên, không ghi ngày tháng năm lập, kết thúc biên
bản. Cạnh đó, một số điều tra viên không được phân công
tham gia vụ án nhưng vẫn lấy lời khai.
Từ đó HĐXX nhận thấy việc điều tra, xét xử ở cấp sơ
thẩm chưa đầy đủ, có nhiều mâu thuẫn, có vi phạm tố
tụng trong quá trình điều tra mà cấp phúc thẩm không thể
khắc phục được. Do đó tòa hủy toàn bộ bản án sơ thẩm,
trả hồ sơ để điều tra, xét xử lại, tuy nhiên đề nghị của
Nhơn muốn được tại ngoại thì không được chấp nhận.
HẢI DƯƠNG
Hủy án lần2vụ làmthuê ởKiênGiangbị quy tội cướpởHậuGiang
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook