140-2019 - page 5

5
Thời sự -
ThứHai 24-6-2019
T.PHAN- T.LÂM
T
hanh traChính phủ vừa có
thông báo kết luận thanh
tra toàn diện dự án Thảo
Cầm Viên mới (Công viên
Sài Gòn Safari) tại huyện
Củ Chi, TP.HCM.
Theo Thanh tra Chính phủ,
dựánCôngviênSàiGònSafari
có quy mô lớn, diện tích đất
phải thu hồi rất rộng (456,85
ha), là dự án trong lĩnh vực về
văn hóa, du lịch nhưngUBND
TP.HCMgiai đoạn 2001-2006
chưa thực hiện đúng trình tự
pháp lý theo quy định. UBND
TPgiaochoCông tyThảoCầm
Viên Sài Gòn làm chủ đầu tư
dự án trong khi công ty không
đủ năng lực thực hiện. Đây là
một trong những nguyên nhân
đến nay dự án chưa triển khai
được. Trách nhiệm này thuộc
về Sở KH&ĐT, UBND TP
giai đoạn 2001-2006.
Việc ban hành quyết định
thu hồi và tạm giao đất cho
Công ty Thảo Cầm Viên Sài
Gòn để bồi thường thiệt hại,
giải phóng mặt bằng, chuẩn
bị đầu tư xây dựng Công viên
Thảo Cầm Viên mới là chưa
đầy đủ thủ tục pháp lý theo
quy định. Sau gần 13 năm kể
từ ngày UBNDTPcó văn bản
chấp thuận chủ trương tuyển
chọn đơn vị tư vấn để lập quy
hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000
Công viên Sài Gòn Safari thì
đồ án quy hoạch mới hoàn
thành và được phê duyệt là
thời gian quá dài.
Ngoài nguyên nhân khách
quan do giá thuê chuyên gia
nước ngoài quản lý dự án khá
cao, không phù hợp với các
quy định hiện hành của Nhà
nước hiện nay (do đây là dự
án đặc thù, ở Việt Nam chưa
có tiền lệ nên phải thuê nước
ngoài quản lý dự án thiết kế
quy hoạch chi tiết) thì nguyên
Về việc xây dựng khu tái
định cư, đến nay vẫn chưa
được thực hiện mặc dù đã
có mặt bằng và nguồn kinh
phí để thực hiện. Theo quy
định, việc xây dựng khu tái
định cư phải làm đồng thời
với việc giải phóng mặt
bằng, trường hợp chưa có
khu tái định cư thì phải di
dời người dân đến nơi bố
trí tạm cư hoặc chi tiền tạm
cư. Thế nhưng các cơ quan
có liên quan lại cho phép
người dân tạm cư tại chỗ.
Hậu quả của việc chậm trễ
trong xây dựng khu tái định
cư và việc không bố trí tạm
cư, không chi tiền tạm cư là
những lý do mà người dân
Gần 500 ha đất Công viên Sài Gòn Safari bỏ trống cho dân chăn thả trâu bò. Ảnh: NGUYỄNTÂN
Nhiềusaiphạmtạidự án
Công viên Sài Gòn Safari
Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt vấn đề tại Công viên Sài Gòn
Safari khiến dự án này bị “treo” suốt 14 năm.
nhân chủ quan là do các cơ
quan chức năng của TP chưa
cố gắng tìm giải pháp phù
hợp để báo cáo xin chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ.
“Thiết kế quy hoạch xây
dựng chi tiết (1/2.000, 1/500)
là tài liệu quan trọng để quyết
địnhđầu tưdựánnhưngkhông
được quan tâm phê duyệt kịp
thời” - Thanh tra Chính phủ
nhận định.
Cũng theo Thanh tra Chính
phủ, khi thực hiện việc bồi
thường, hỗ trợ đối với dự án,
địa phương không có phương
án bồi thường theo quy định
(Nghị định 22/1998) làmphát
sinh chi phí bồi thường tăng
hơn 104 tỉ đồng (đã được chi
trả cho 689/705 hộ dân, trong
đó 657/689 hộ đã nhận tiền,
đã bàn giao mặt bằng).
khiếu nại, chưa chịu bàn
giao mặt bằng.
Ngoài ra, do vướng mắc
trong việc thiết kế quy hoạch
chi tiết và năng lực của chủ
đầu tư nên đến nay dự án chưa
được phê duyệt, chưa được
triển khai. Đất thu hồi xong
không được đưa vào sử dụng
cho dự án mà bị bỏ hoang
nhiều năm dẫn đến người dân
bức xúc, khiếu kiện.
Quá trình triển khai thu hồi
đất (xây dựng phương án bồi
thường, hỗ trợ thiệt hại và
tái định cư, việc áp giá chiết
tính...) có nhiều sai sót, làm
thất thoát ngân sách nhà nước
nhưng theo hướng có lợi hơn
cho người bị thu hồi đất…•
Việc chậm xây
khu tái định cư và
không bố trí tạm cư,
chi tiền tạm cư làm
người dân khiếu
nại, chưa chịu bàn
giao mặt bằng.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo chủ
tịch UBND TP.HCM kiểm tra, giải quyết bồi thường, tái định
cư, hoàn thành giải phóngmặt bằng phù hợp với tình hình
thực tế. Việc lựa chọn nhà đầu tư xây dựng dự án Công viên
Sài Gòn Safari phải đấu thầu rộng rãi, minh bạch. Nếu điều
chỉnh quy hoạch dự án so với mục tiêu ban đầu phải tổ chức
đấu giá quyền sử dụng đất, tổ chức đấu thầu...
Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị cần xây dựng ngay
khu tái định cư cho người dân; kiểm điểm các tổ chức, cá
nhân liên quan sai phạm.
Dân tiếp tục tố cáo
“thầy bói”nói cóhũ
vàng chôndưới đất
Ngày 23-6, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đô
Lương (Nghệ An) đang tiếp tục mở rộng điều tra
đối với Nguyễn Thanh Bình (60 tuổi, trú xã Công
Thành, huyện Yên Thành) về hành vi lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
Sau khi báo chí đăng tải thông tin khởi tố vụ án,
khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thanh Bình thì
ngày 20 và 21-6, có thêm hai phụ nữ gửi đơn đến
Công an huyện Đô Lương tiếp tục tố cáo “thầy bói”
Bình lừa tiền.
Trong đó, bà VTT (trú xã Khai Sơn, huyện Đô
Lương) tố cáo Bình đã lừa của gia đình bà số tiền
300 triệu đồng, trong đó Bình mới chỉ trả lại được
170 triệu đồng.
Còn chị NTTh (trú xã Yên Sơn, huyện Đô Lương)
tố cáo: Vào tháng 8-2018, Bình đến làm quen rồi nói
giúp xem bói phần âm, gia sự, đất đai cho gia đình
chị. Bình nói trong vườn nhà chị Th. bị bùa yểm và
bảo chị Th. đào lên. Quá trình đào, chị Th. thấy có
hũ sứ đã cũ đựng “vàng”.
Tuy nhiên,
Bình không cho
chị Th. lấy hũ
vàng lên mà phán
rằng cần vào Tòa
thánh Tây Ninh
làm lễ giải bùa
yểm. Bình đưa ra
giá 105 triệu đồng
đi giải yểm. Gia
đình chị Th. đào
lấy hũ vàng đưa
đi bán thì tá hỏa
khi chủ tiệm vàng
cho biết toàn vàng giả.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã đưa tin, ngày 27-5,
Bình đến nhà ông NTV và chị NTC (cùng trú xóm
10, xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương) giới thiệu là thầy
bói giỏi. Thầy bói Bình nói tiếp: “Dưới nền nhà chị
C. đang có kho báu gồm 21 mâm vàng nhưng đang
bị yểm nên chưa thể khai quật”. Bình yêu cầu chị
C. phải chuẩn bị số tiền 150 triệu đồng để đi làm
lễ giải ở Tòa thánh Tây Ninh. Chị C. chạy đi vay
mượn, xin đưa trước số tiền 23 triệu đồng và ông
V. đưa số tiền là 10 triệu đồng. Nhận được 33 triệu
đồng trên, Bình cầm về tiêu xài. Với chiêu thức
trên, Bình đã lừa của gia đình ông HVC 321 triệu
đồng…
Bình từng bị TAND Tối cao tại Hà Nội xử phạt
năm năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Năm
2012, Bình bị TAND huyện Yên Thành xử mức án
hơn tám năm tù cũng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản.
Đ.LAM
Chủ tịch xã “mất tích” bí ẩn nhờ
người thân nộp đơn từ chức
Cho đến ngày 22-6, cán bộ chính quyền địa
phương và người dân vẫn chưa thể liên lạc với ông
Vương Kim Sự, Chủ tịch UBND xã Đại Thành
(huyện Yên Thành, Nghệ An), người bỗng dưng
“mất tích” bí ẩn bốn ngày qua.
Hiện vợ và con của ông Sự cũng không có mặt tại
địa phương.
Ông Sự cũng đã nhờ người thân đưa đơn xin từ
chức chủ tịch xã lên UBND xã Đại Thành và gửi lên
UBND huyện Yên Thành. Trong đơn, ông Sự trình
bày lý do xin từ chức chủ tịch UBND xã là do hoàn
cảnh gia đình gặp khó khăn và sức khỏe của ông
không thể tiếp tục đảm đương công tác.
Ông Hoàng Danh Truyền, Phó chủ tịch UBND
huyện Yên Thành, cho biết thêm UBND huyện Yên
Thành đã cử cán bộ về xã Đại Thành làm việc và đã
khóa, chốt sổ tài chính của xã.
Mọi công tác giao dịch của dân với UBND xã Đại
Thành vẫn diễn ra bình thường. UBND huyện Yên
Thành đã giao phó chủ tịch UBND xã Đại Thành
tạm thời điều hành mọi công việc ở xã.
Đ.LAM
Gần 200 nam nữ “cắn” ma túy trong quán bar ở Đồng Nai
Rạng sáng 23-6, Đội CSĐT tội phạm về ma túy, Công
an TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã bất ngờ kiểm tra quán bar
ST Club - Làn Sóng Trẻ trên đường Phạm Văn Thuận.
Thời điểm Công an TP Biên Hòa có mặt, trong quán bar
này đang có gần 300 khách, trong đó có nhiều bàn được
trang bị dụng cụ sử dụng ma túy tổng hợp. Phát hiện công an,
nhóm người này đã nhanh chóng tẩu tán số ma túy còn lại.
Tại hiện trường, công an đã thu giữ được hàng chục bộ
dụng cụ sử dụng ma túy, nhiều gói nylon chứa viên và bột
ma túy tổng hợp. Gần 300 khách chơi trong quán bar này đã
được đưa về trụ sở Công an TP Biên Hòa để kiểm tra ma túy.
Kết quả kiểm tra, công an phát hiện gần 200 người
dương tính với chất ma túy. Trong số này chủ yếu là thanh
niên, một số là sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa có việc
làm và một số con nhà có điều kiện.
Hiện Công an TP Biên Hòa tiếp tục sàng lọc nhóm
người dương tính với chất ma túy và hoàn tất hồ sơ để
xử lý.
VŨ HỘI
Công an
phát hiện
nhiều
dụng cụ sử
dụngma
túy trong
quán bar.
Ảnh: CA
Bị canNguyễn Thanh Bình. Ảnh: CA
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook