140-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 24-6-2019
(Tiếp theo trang 1)
Luật và đời
MINHVƯƠNG
T
heo kế hoạch, hôm nay (24-6),
TAND tỉnh Tây Ninh sẽ xử sơ
thẩm lần hai vụ án giết người
đối với 10 bị cáo. Đó là các bị cáo
Trần Thanh Vinh (Vinh “mập”),
Phạm Quang Vinh, Bùi Thành Đạt,
Nguyễn Thanh Tiền, Huỳnh Quốc
Khánh, Phạm Thành Đạt, Nguyễn
Thanh Sang, Trần Quốc Đạt, Bùi
Thành Lộc và Nguyễn Huỳnh Đức.
Ghen tuông, rượt đuổi
nạn nhân
Nạn nhân trong vụ án là anh Vũ
Tấn Khoa (đã chết) và chị Lê Thị
Thúy Quỳnh. Theo hồ sơ, bị cáo
Quang Vinh và chị Quỳnh có mối
quan hệ tình cảm yêu đương. Sau
đó, chị Quỳnh không yêu Vinh nữa
mà có tình cảm với nạn nhân Khoa
khiến Quang Vinh ghen nên muốn
đánh anh Khoa để trả thù.
Tối 4-1-2017, Quang Vinh biết
anh Khoa đang ở cùng chị Quỳnh
và một người bạn tại phòng trọ nên
đã gọi thêm chín người bạn đến tập
trung tại nhà mình, bàn cách đánh
nạn nhân. Tại đây, Vinh “mập” là
người phát động ý kiến đánh anh
Khoa và được cảnhómđồngý.Nhóm
bị cáo đến nhà trọ nơi chị Quỳnh
ở, Vinh “mập” lấy điện thoại gọi
cho chủ nhà trọ nói đuổi anh Khoa
và chị Quỳnh ra. Do khuya, tụ tập
đông người sợ bị công an phạt nên
Vinh “mập” nói cả nhóm sang quán
nước đối diện ngồi chờ.
Khoảng 30 phút sau, khi thấy anh
Khoa chở chị Quỳnh đi ra bằng xe
máy, các bị cáo Quang Vinh, Đức,
Khánh chạy bộ đến để chặn anh
Khoa lại nhưng không kịp. Lúc
này, Quang Vinh hô to “Gí nó!” và
cả nhóm lập tức lấy xe đuổi theo
xe anh Khoa.
Thấy nhiều người đuổi theo, tiếng
pô xe nổ lớn nên anh Khoa tăng tốc
bỏ chạy. Chạy xe được một đoạn thì
bị cáo Đạt đuổi theo kịp và nói: “Ê,
ngừng lại coi mày”. Nghe Đạt kêu
dừng lại, anh Khoa quay đầu nhìn
lại phía sau dẫn đến bị lạc tay lái,
hiến chiếc xe lao lên lề, đâm vào
hai cây sắt dùng để cắm cờ và tử
vong ngay tại chỗ. Chị Quỳnh ngồi
sau xe cũng bị thương tích nặng và
được đưa đi cấp cứu kịp thời nhưng
thương tích lên đến 85%...
Từng bị hủy án
Theo cáo trạng, vì mục đích đánh
anh Khoa để trả thù nên 10 bị cáo
đã thống nhất dùng xe máy đuổi
đánh. Việc này làm anh Khoa hoảng
sợ, chở chị Quỳnh bỏ chạy dẫn đến
lạc tay lái, tông vào các cây cắm cờ
và xảy ra hậu quả. Hành vi của các
Các bị cáo tại phiên tòa trước đó. Ảnh: MV
Vụ án tương tự
Nguyễn Quý Hợi (ngụ huyện Ea H’Leo, Đắk Lắk) không kết hôn nhưng
có con chung với con gái của ông Nguyễn Hồng Thanh, do đó hai người
xảy ra xích mích. Ngày 22-5-2011, ông Thanh đang chạy xe máy trên
đường thì gặp nên đã chửi Hợi. Hợi chạy máy cày đến để ở chỗ vợ đang
bán dưa hấu rồi lấy khúc gỗ, chạy xemáy với vận tốc 80 km/giờ đuổi theo
ông Thanh để đánh. Ông Thanh hoảng sợ và chạy xe với tốc độ nhanh,
vừa chạy vừa hô“cứu, cứu…”. Đến đoạn đường cong, ông Thanh đã đâm
vào xe máy ngược chiều và tử vong.
Ban đầu Hợi bị Công an huyện Ea H’Leo khởi tố về tội gây rối trật tự
công cộng nhưng sau đó cấp tỉnh truy tố tội giết người. Tháng 5-2014,
TAND tỉnh Đắk Lắk xử sơ thẩm, tuyên phạt Hợi 12 năm tù. Tháng 9-2014,
TAND Cấp cao tại Đà Nẵng hủy án, điều tra lại cho rằng Hợi không trực
tiếp gây ra cái chết cho ông Thanh nên phạmmột tội khác. Bản án phúc
thẩm này bị chánh án TAND Tối cao kháng nghị và Hội đồng Thẩm phán
TAND Tối cao xử giám đốc thẩm hủy án, yêu cầu xử phúc thẩm lại...
Trước đó, xử sơ thẩm
lần thứ nhất, TAND
tỉnh Tây Ninh đã tuyên
phạt bị cáo Đạt và Vinh
“mập” “14 năm tù”,
Quang Vinh tám năm
tù…
Chở bạn gái té chết,
10 bị cáo dùng xe máy đuổi theo khiến nạn nhân bị lạc tay lái,
té xe tử vong ngay tại chỗ, người bạn gái bị thương tích 85%.
bị cáo đã cố ý gián tiếp xâm phạm
đến tính mạng, sức khỏe của người
khác. Vì vậy, truy tố các bị cáo tội
giết người theo điểm a, n (giết hai
người trở lên và có tính chất côn
đồ) khoản 1 Điều 123 BLHS 2015
(mức án 12-20 năm, tù chung thân
hoặc tử hình).
Trước đó, xử sơ thẩm lần thứ nhất,
TAND tỉnh Tây Ninh đã tuyên phạt
bị cáo Đạt và Vinh “mập” 14 năm
tù, Quang Vinh tám năm tù; các bị
cáo còn lại 6-7 năm tù. Sau đó, ba
bị cáo kháng cáo yêu cầu xem xét
về tội danh, các bị cáo còn lại xin
giảm nhẹ hình phạt.
Ngày 10-8-2018, TAND Cấp cao
tại TP.HCM xử phúc thẩm. Tại tòa,
đại diện VKS đề nghị không chấp
nhận kháng cáo vì 10 bị cáo đã dùng
xe máy đuổi theo xe nạn nhân. Hành
vi này là rất nguy hiểm và là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến anh Khoa tử
vong. Đối với mức hình phạt bản
án sơ thẩm đã tuyên là phù hợp nên
đề nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Tuy nhiên, HĐXX nhận định quá
trình rượt đuổi nạn nhân, bị cáo
Quang Vinh khai thấy bị cáo Thành
Đạt ép xe của anh Khoa nhưng Đạt
phủ nhận. Đây là chứng cứ rất quan
trọng trong việc xác định ý thức của
bị cáo, xác định nguyên nhân dẫn
đến hậu quả chết người cần phải
làm rõ. Mâu thuẫn này không được
CQĐT cho đối chất làm rõ, dẫn đến
tòa án cấp sơ thẩm xác định bị cáo
Đức phạm tội giết người với vai trò
đồng phạm là chưa đủ cơ sở. Đây
là vụ án phức tạp trong việc đánh
giá và xác định chứng cứ, những
thiếu sót của cấp sơ thẩm không
thể khắc phục được nên phải hủy
toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra,
truy tố, xét xử lại.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin
diễn biến phiên xử.•
Đập cả tòanhà8BLêTrực:
Làmđược không?!
Bảo đảm kỷ cương phép nước, ai cũng biết, chẳng những là
nguyên tắc của nhà nước pháp quyền mà còn là yêu cầu xuyên suốt
của Đảng trong nhiều nghị quyết. Vậy vì sao khi áp dụng vào thực
tiễn, không ít lần, như lần này, trong vụ nhà 8B lê Trực, nguyên tắc
và yêu cầu rất đúng ấy lại trắc trở như “đẩy xe bò lên dốc”?
Không ít lần, ở diễn đàn Quốc hội (QH), nhiều đại biểu (ĐB) đã
chất vấn: “Vì sao có những loại vi phạm xảy ra giữa thanh thiên
bạch nhật, ngay trung tâm thành phố, hoặc diễn ra trên quy mô
rộng lớn, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm hoặc lặp đi lặp lại mà
chính quyền và các cơ quan chức năng không hay biết, không kịp
thời ngăn chặn, hay khi phát hiện thì nể nang, xuê xoa, nhẹ tay
trong xử lý?”. Cử tri cho rằng đã có sự móc ngoặc thông qua đút
lót, hối lộ, ăn chia giữa những cán bộ, công chức thoái hóa, biến
chất với những kẻ vi phạm.
Bởi vì ĐBQH đã trải qua hoặc chứng kiến rất nhiều lần, cũng
chính ở những địa bàn ấy và bởi những cán bộ, công chức ấy,
những sai phạm “chỉ bằng móng tay” vẫn bị phát hiện rất nhanh
và xử lý rất nghiêm. Trong khi đó, có những sai phạm “to như con
voi” thì kết quả đạt được không phải là “bảo đảm kỷ cương phép
nước” mà là “nhắc nhở”, “yêu cầu tự khắc phục” tháng này qua
năm khác. Thậm chí, nếu đương sự “cùn” quá thì “phạt cho tồn
tại” với lý do “tránh lãng phí cho xã hội” hoặc “không an toàn về
kỹ thuật”.
Tại diễn đàn QH, ĐB Dương Trung Quốc đã ba lần yêu cầu sớm
có lộ trình chấm dứt tình trạng “phạt cho tồn tại”. Theo ông Quốc,
cần tháo dỡ những công trình sai phạm, tuy có hy sinh một phần
nào lợi ích xã hội nhưng cuối cùng sẽ đem lại lợi ích lớn hơn, đó là
tránh tình trạng khinh nhờn luật pháp, đến một lúc nào đó không
thể xử lý được.
Nhiều ĐBQH cho rằng “phạt cho tồn tại” giống như một căn
bệnh truyền nhiễm. Nó khuyến khích người vi phạm đối phó bằng
thái độ “cùn” hoặc tiếp tục tái phạm, và nó kích thích người chưa
vi phạm cứ vi phạm đi vì tin rằng, như họ đã trải qua hoặc nhìn
thấy, cùng lắm thì sẽ bị chế tài “phạt cho tồn tại”.
Tình trạng khinh nhờn kỷ cương phép nước là một thánh thức đối
với những nỗ lực cải cách hành chính, kiến tạo hệ sinh thái lành
mạnh và thuận lợi để phát triển kinh tế. Pháp luật bị vi phạm trắng
trợn, công khai và kéo dài; việc xử lý không công bằng và kiên
quyết; nạn tham nhũng bằng cách gây khó khăn, cản trở, trì hoãn
hay bắt chẹt để buộc phải “lót tay”, “mãi lộ”… đang và sẽ tác
động hết sức tiêu cực vào niềm tin của người dân và doanh nghiệp,
nhất là trong điều kiện nước ta đã hội nhập hết sức sâu rộng với
quốc tế. Những nhà đầu tư đến từ những quốc gia có luật pháp
nghiêm minh, ít tham nhũng sẽ rất e ngại môi trường kinh doanh
ở nước ta khi chứng kiến cảnh pháp luật bị “lờn thuốc”, bộ máy
công quyền bất lực trước những vi phạm pháp luật trắng trợn và
kéo dài, thậm chí được phép tồn tại bằng các biện pháp “giơ cao
đánh khẽ”.
Một số vụ việc gần đây cho thấy sự báo động của cử tri và các
ĐBQH là có cơ sở. Sự khinh nhờn pháp luật và thách thức bộ máy
công quyền đã vượt qua những phản ứng phi bạo lực như chây ỳ,
tránh né hay tranh cãi, lăng mạ. Sự thách thức ấy đã chuyển sang
những hành vi manh động có tổ chức, hoặc tấn công trực diện
người thi hành công vụ bằng bạo lực, bằng vũ khí trong những vụ
“lâm tặc”, “sa tặc” hay buôn lậu qua biên giới xảy ra ở nhiều địa
phương.
Để bảo đảm kỷ cương phép nước trong xã hội, giảm thiểu tình
trạng coi thường pháp luật, kinh nghiệm ở nhiều quốc gia là xử
nghiêm, nhanh và triệt để các vi phạm pháp luật. Nếu xây dựng trái
phép, gây ô nhiễm môi trường hay làm hư hại tài sản công thì phải
tự mình dỡ bỏ, khắc phục hay trả lại nguyên trạng, và còn phải bồi
thường cho những người bị thiệt hại. Nếu họ không tự thực hiện thì
Nhà nước sẽ thực hiện và họ phải gánh chịu mọi chi phí, thậm chí
có thể chịu những chế tài nặng hơn, như phạt tù.
Nghĩa là phải xử lý sao cho những kẻ cố tình trục lợi cho mình
bằng cách gây thiệt hại cho xã hội một cách trái pháp luật không
thể hy vọng có được một khoản lợi nào, dù nhỏ nhoi; phải xử sao
để những kẻ vi phạm không có cơ may trốn tránh chế tài của luật
pháp, không có cửa để đút lót nhân viên công lực thoái hóa. Phải
xử sao để cán bộ thoái hóa, dung túng sai phạm không chỉ “mất cả
chì lẫn chài” mà còn bị ngồi tù rục xương...
“Để đảm bảo kỷ cương phép nước thì có đập cả tòa nhà này
cũng phải làm, vì công trình sai từ móng, từ tầng một”. Vâng, nhân
dân không chỉ ở TP Hà Nội mà của cả nước đang trông chờ vào
hành xử nghiêm minh của chủ tịch UBND TP Hà Nội, vì đây đúng
là chuyện phải làm!
Luật sư - ĐBQH
TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA
10
người truy đuổi bị tội
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook