140-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 24-6-2019
Hàng loạt công trình trễ hẹn do
Nhiều dự án giao thông trọng điểm
trải dài ở cả Bắc, Trung, Namtrễ hẹn
phải điều chỉnh tiến độ, làmđội vốn,
gây thiệt hại lớn về kinh tế... nhưng
chưa có ai nhận trách nhiệm.
KIÊNCƯỜNG
C
hủ trì cuộc họp về tình
hình kinh tế-xã hội bốn
tháng đầu năm mới đây,
Chủ tịch UBND TP.HCM
Nguyễn Thành Phong bày
tỏ bức xúc vì hàng loạt dự
án trên địa bàn đang “đắp
chiếu”, trong khi đó các sở,
ngành thì gửi văn bản xong
“bình thản ngồi chờ”. “Nhiều
dự án chựng lại, thậm chí còn
nằm trên giấy. Không biết
các đồng chí thấy sao chứ tôi
thấy xót xa lắm!” - Chủ tịch
UBND TP.HCM nói.
Công trình cấp đặc
biệt ở TP.HCM ỳ ạch
Từ nhiều năm nay, sau khi
cầu Phú Mỹ đi vào hoạt động,
ở TP.HCM chưa có công trình
cầu mang tính biểu tượng mới
nào được khánh thành, chính
vì vậy công trình cầu Thủ
Thiêm 2 (nối quận 1 và quận
2, có tổng vốn đầu tư lên đến
4.260 tỉ đồng) được người
dân TP mong chờ từng ngày.
Thậm chí người dân TP phải
“hy sinh” 258 cây cổ thụ hơn
trăm năm tuổi (bị đốn hạ, di
dời) trênđườngTônĐứcThắng
(quận 1) để phục vụ cầu biểu
tượng này.
CầuThủThiêm2làcôngtrình
cấp đặc biệt của TP.HCM, kiểu
dây văng với trụ tháp chính có
hình dáng con rồng cao 113m,
có kết hợp thiết kế chiếu sáng
mỹ thuật là điểm nhấn kiến
trúc trên sông Sài Gòn. Cầu
cũng mang biểu tượng cổng
chào từ trung tâm TP qua khu
đô thị mới Thủ Thiêm.
Với tầm quan trọng đó,
tháng 2-2015 cầu này được
khởi công, khi đó nhà đầu tư
hứa hẹn sẽ hoàn thành vào
ngày 30-4-2018. Tuy nhiên,
trên thực tế vì nhiều lý do,
phải đến tháng 4-2017 dự án
mới được triển khai thi công
khiến công trình lùi thời hạn
hoàn thành. Đến giữa tháng 2
năm nay, công trình mới đạt
tiến độ khoảng 20% kế hoạch.
Báo cáo mới nhất của Sở
GTVT TP.HCM về dự án cầu
biểu tượng Thủ Thiêm 2 cho
thấy thiếu đất sạch là nguyên
nhân chủ yếu khiến công trình
ỳ ạch. “Một trong những khó
khăn khiến công trình chậm
tiến độ là việc vướngmặt bằng
phía quận 1. Hiện Tổng công
ty Ba Son đã hứa sẽ bàn giao
mặt bằng cho dự án nên có
thể công trình sẽ hoàn thành
vào 30-4-2020” - ông Vũ
Xuân Nguyên, Trưởng Phòng
quản lý xây dựng, Sở GTVT
TP.HCM, cho biết.
Cụ thể, trong diện tích đất
bị ảnh hưởng hơn 13.000 m
2
phía quận 1, hiện vẫn vướng
sáu hộ dân, bốn tổ chức (Công
ty TNHH Tập đoàn Bitexco,
Tổng công ty Ba Son, Công
ty TNHHMTVDịch vụ công
ích quận 1 và Bộ tư lệnh Hải
quân Vùng 2).
Những mặt bằng chưa bàn
giao này lại là nơi thi công hai
nhánh cầu N1, N2 và trụ cầu
S10 để kết nối trụ tháp dây văng
của cầu chính. Vì vướng mặt
bằng, tiến độ thi công tính đến
nay không đảmbảo khối lượng
kế hoạch. Dự kiến công trình
có tổng mức đầu tư 4.260 tỉ
đồng này sẽ hoàn thành trước
30-4-2020, trễ hai năm so với
tiến độ ban đầu.
Metro số 2 trễ sáu năm
Ngoài cầuThủThiêm2, một
công trình trọng điểm khác
ở TP.HCM cũng đang chậm
tiến độ là tuyến metro số 2
Bến Thành - Tham Lương.
Được khởi công năm 2014
và dự kiến hoàn thành sau
đó bốn năm nhưng đến nay
dự án vẫn chưa khởi công.
Nguyên nhân do dự án metro
số 2 BếnThành - ThamLương
đang gặp khó khăn về giải
phóng mặt bằng và nguồn
vốn đầu tư.
“Chúng tôi đang tập trung
công tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng và hoàn thiện
cơ sở pháp lý cho dự án tuyến
metro số 2. Thời gian qua dự
án cũng điều chỉnh tăng mức
đầu tư nên cần tiếp tục tổ chức
thẩm định, phê duyệt” - ông
Bùi Xuân Cường, Trưởng
Ban quản lý đường sắt đô thị
TP.HCM (MAUR), cho biết.
Cụ thể, tuyến metro số 2
với tổng mức đầu tư được phê
duyệt năm 2010 là 26.000 tỉ
đồng. Tuy nhiên, thời điểm
cuối năm 2018, tổng mức đầu
tư điều chỉnh dự kiến tăng đến
gần 48.000 tỉ đồng. Nguyên
nhân bị đội vốn là do trong
quá trình triển khai có điều
chỉnh về thiết kế cơ sở, thời
gian chuẩn bị kéo dài, chậm
trễ trong quá trình triển khai,
tăng khối lượng xây dựng,
trượt giá…
Ngoài ra, dự án metro số 2
bị chậm tiến độ mà nguyên
nhân là do Luật Đầu tư công
bắt buộc đối với dự án có giá trị
trên 10.000 tỉ đồng phải được
Quốc hội thông qua. Như vậy,
nếu mọi thủ tục thuận lợi, sớm
nhất đến năm2024 tuyếnmetro
này mới được hoàn thành, trễ
tiến độ ít nhất sáu năm.
Tuyến metro số 2 đi qua địa
bàn sáu quận: 1, 3, 10, Tân
Bình, Tân Phú, 12. Số lượng
đoàn tàu ban đầu dự kiến là 10
đoàn (tàu ba toa), sau đó tăng
lên 17 đoàn tàu với công suất
tối đa 40.000 khách/giờ/hướng.
Đường sắt Cát Linh -
Hà Đông tám lần hứa
Không riêng TP.HCM, một
trong những công trình quan
trọng ở Hà Nội nổi tiếng về
“hứa hoàn thành” là đường
sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Công trình này kéo dài gần 11
năm và đã có tám lần lỡ hẹn,
lùi tiến độ.
Dự án được khởi công ngày
10-10-2011, dự kiến đến tháng
6-2014 sẽ hoàn thành, từ tháng
10-2014 đến tháng 6-2015 sẽ
tổ chức chạy thử và chính thức
khai thác từ ngày 30-6-2015.
Nhưng đến tháng 7-2015, tổng
thầu EPC (Trung Quốc) lần
đầu xin lùi tiến độ, Bộ GTVT
yêu cầu tổng thầu phải quyết
liệt đưa dự án vào vận hành
vào 30-6-2016.
Lần thứ hai, đầu năm 2016,
Bộ GTVT tiếp tục thúc tiến độ
chạy thử tàu từ tháng 9-2016
và khai thác toàn tuyến từ
31-12-2016. Lần thứ ba, đến
tháng 6-2016, do dự án tiếp
tục chậm trễ, Bộ GTVT đưa
ra mục tiêu cuối cùng đến 31-
12-2016 hoàn thành xây lắp
dự án. Thêm lần thứ tư, Bộ
gia hạn đến cuối quý II-2017
sẽ vận hành chính thức.
Lần thứ năm, tới tháng 12-
2016, Bộ GTVT trình và Thủ
tướng đã phê duyệt điều chỉnh
tiến độ do chờ xác định lại tổng
mức đầu tư nên lùi thời điểm
Bộ GTVT lý giải do
đây là các dự án lớn
và công nghệ phức
tạp, lần đầu tiên
được xây dựng tại
Việt Nam nên chưa
có kinh nghiệm quản
lý, thực hiện.
Trong báo cáo gửi Quốc hội trước phiên
chất vấn ngày 5-6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GTVT
Nguyễn Văn Thể cho biết những dự án chậm
tiến độ, tăng mức đầu tư khác như cao tốc
TrungLương -MỹThuận, cao tốc BếnLức - Long
Thành. Ngoài ra còn có năm dự án đường sắt
đô thị cũng tăng mức đầu tư, chậm tiến độ. Ở
TP.HCM là tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối
Tiên (tổng mức đầu tư 47.325 tỉ đồng, tăng
29.937 tỉ đồng so với tổng mức đầu tư được
phê duyệt ban đầu), tuyến metro số 2 Bến
Thành - Tham Lương (tổngmức đầu tư 47.891
tỉ đồng, tăng 21.775 tỉ đồng).
ỞHà Nội có tuyếnmetro số 1YênViên - Ngọc
Hồi(dựánđiềuchỉnhtổngmứcđầutưlênkhoảng
30.427 tỉ đồng, tăng 5.602 tỉ đồng), tuyếnmetro
số3Nhổn-GaHàNội(tổngmứcđầutưlên32.910
tỉ đồng, tăng 14.502 tỉ đồng), tuyến metro Cát
Linh - Hà Đông (dự án điều chỉnh tổngmức đầu
tư lên 18.001 tỉ đồng, tăng 9.232 tỉ đồng).
Hàng loạt dự án chậm tiến độ, tăng vốn
Phối cảnh tuyếnmetro số 2, dự kiến
vẫn án binh bất động. (Ảnh cắt từ cli
Cầu Thủ Thiêm2 đến naymới xây dựng đạt khoảng 20%kế hoạch. (Ảnh cắt từ clip củaDC Film)
Đường sắt Cát Linh - HàĐông sau t
vẫn chưa hoàn thành. Ảnh: VIẾT LO
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật vừa ký công văn
gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc thống nhất chủ
trương dừng hoạt động bến phà Vàm Cống (thuộc hai
tỉnh Đồng Tháp và An Giang) theo đề xuất của Tổng cục
Đường bộ.
Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ căn cứ
vào quy định hiện hành để xem xét, quyết định thời điểm
cụ thể dừng hoạt động bến phà Vàm Cống. Đồng thời thông
báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và bến phà
Vàm Cống về thời gian dừng hoạt động để người tham gia
giao thông biết, thực hiện. Bên cạnh đó, Bộ GTVT yêu cầu
Tổng cục Đường bộ có trách nhiệm xây dựng phương án xử
lý các vấn đề nhân sự, tổ chức bộ máy, tài sản của bến phà
Vàm Cống theo quy định của pháp luật.
Trước thời điểm thông xe cầu Vàm Cống (ngày 19-5),
phà Vàm Cống có tám chiếc phà 200 tấn, hai chiếc phà
100 tấn, trên 120 cán bộ, nhân viên phục vụ tại bến và
trên phà. Phà hoạt động 24/24 giờ, trung bình mỗi ngày
có 12.000 lượt xe máy, 7.000 lượt ô tô các loại qua phà
với khoảng 800 chuyến phà. Riêng những dịp cao điểm
như lễ, Tết, mùa vía Bà thì tăng khoảng 20%. Tuy nhiên,
sau khi cầu Vàm Cống chính thức thông xe, lượng xe
cộ và hành khách qua phà Vàm Cống đã không còn bao
nhiêu.
CẨM GIANG
Tiếp viên đình công, 15 chuyến bay từ Tân S
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết theo thông
báo của hãng hàng không Eva Air, từ ngày 20 đến 28-6, các
chuyến bay của hãng từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
(TP.HCM) đến sân bay quốc tế Đào Viên, Đài Bắc và ngược
lại (tổng cộng 15 chuyến) sẽ bị hủy do tiếp viên đình công.
Lãnh đạo hãng hàng không Eva Air đang đàm phán với liên
đoàn tiếp viên để sớm đạt được kết quả thỏa thuận, đưa hoạt
động khai thác các chuyến bay Eva Air trở lại bình thường.
Theo đó, để chủ động sắp xếp kế hoạch trong việc đi lại
của mình, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đề nghị
hành khách chú ý theo dõi thông tin về sự kiện này. Đồng thời
liên hệ với hãng hàng không để được tư vấn và sắp xếp các
Bộ GTVT đồng ý dừng hoạt động bến phà Vàm Cống
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook