152-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 8-7-2019
Công viên 23-9 sẽ được
chỉnh trang vào đầu
năm 2020
THUTRINH-PHANCƯỜNG
C
hủ tịch UBND TP.HCM
Nguyễn Thành Phong vừa
yêu cầu Sở QH-KT khẩn
trương hoàn chỉnh phương án
chỉnh trang và hoàn tất các thủ
tục pháp lý có liên quan để khởi
công cải tạo Công viên 23-9
(quận1) vàođầunămtới (2020).
Ngoài yêu cầu hoàn chỉnh
phương án chỉnh trang, ông
Phong còn đề nghị Sở QH-KT
bổ sung phần phân tích phương
án tài chính, quy chế khai thác,
vận hành và hiệu quả của công
trình khi khởi công cải tạo.
Bên cạnhđó, chủ tịchTPcũng
đề nghị các sở, ban ngành khẩn
trương đẩy nhanh tiến độ di dời
các công trình hạ tầng kỹ thuật
tại công viên này. Theo đó, Sở
VH-TT bàn giao mặt bằng khu
vực sân khấu Sen Hồng (chấp
thuận chủ trương di dời về rạp
Công Nhân trên đường Trần
Hưng Đạo, quận 1) cho Sở
Xây dựng tiếp nhận, quản lý.
Trong khi đó, rạp Công Nhân
cũng sẽ xây dựng phương án
sửa chữa, chỉnh trang, để đảm
bảo đáp ứng nhu cầu khai thác.
Còn bãi xe buýt tại công
viên, Sở GTVT phối hợp với
Sở TN&MT, Sở QH-KT xây
dựng phương án di dời, đảmbảo
thuận tiện và phù hợp với tiến
độ thi công,
chỉnh trang
công viên.
Ngoài ra,
Công an TP
được yêu cầu
phối hợp với
UBNDquận1,
SởXây dựng,
CôngtyTNHH
MTV Công
viên cây xanh
tăng cường
công tác đảm bảo an ninh trật
tự tại khu vực công viên.
Theo ghi nhận thực tế của
PV
Pháp Luật TP.HCM
vào
chiều 7-7, tại khu B sân khấu
Sen Hồng có khoảng năm công
nhân đang thi
công, giải phóng
mặt bằng. Trong
đó,haicôngnhân
sửdụngmáyđào
để đào đất, hai
công nhân sử
dụng máy cắt
xi măng, những
người còn lại thu
gom sắt, thép…
Một bảovệ lâu
năm tại khu vực
công viên cho hay ngày 26-7
tới sẽ bàn giao lại mặt bằng trả
cho Nhà nước. Khi bắt đầu giải
tỏa mặt bằng thì có đông công
nhân cùng tham gia làm việc,
giờ chỉ san sửa mặt bằng nên
chỉ còn vài người. Còn phần
sân khấu Sen Hồng đã được
tháo dỡ các phần kính và các
hạngmục cơ bản của công trình
cũng đang dần bàn giao.
Riêng đối với các hoạt động
tại khuchợngầm(SenseMarket)
vẫn đang tiếp tục duy trì hoạt
động. Các tiểu thương tại chợ
ngầmcho biết chợ ngầmsẽ hoạt
động bình thường cho đến khi
TP chọn được phương án thiết
kế mới chính thức bàn giaomặt
bằng thi công.
Theo quan sát của PV, bãi
giữ xe hai bánh nằm ở khu
B, tiếp giáp đường Lê Lai
chiếm một phần diện tích
nhỏ tại công viên luôn trong
tình trạng chật cứng. Nhân
viên kiểm soát vé cho biết
lượng khách vãng lai đến
du ngoạn tại công viên ngày
càng đông, bãi giữ xe nhỏ,
không đáp ứng đủ nhu cầu
của khách.
Còn bến xe buýt với diện
tích hơn 18.000 m
2
tại khu C
hiện tại vẫn hoạt động bình
thường để phục vụ nhu cầu đi
lại của người dân cho đến khi
có phương án di dời.•
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong yêu cầu Sở TN&MT
chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất chấm dứt hợp đồng cho
thuê và yêu cầu Công ty TNHH Đầu tư thương mại Cửu Long
tháo dỡ, hoàn trảmặt bằng, bàn giao ngaymặt bằng đang khai
thác phía trên công viên cho Sở Xây dựng tiếp nhận, quản lý
trước ngày 20-7 (trừ phần mái che lên xuống tầng hầm không
tháo dỡ). Riêng khu vực tầng hầm do Công ty TNHH Đầu tư
thương mại Cửu Long đang khai thác được duy trì cho đến khi
dự án khởi công vào năm sau.
Đối với bãi xe do Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP
quản lý, cho phép hoạt động đến khi kết thúc hợp đồng đã
ký kết (đến ngày 5-12-2019). Tòa nhà của Trung tâm Phát triển
quỹ đất hiện nay UBND TP đã có chủ trương di dời về số 8 Bis
đường Phạm Ngọc Thạch, quận 3.
Chủ tịch TP.HCM
yêu cầu Sở QH-KT
bổ sung phân tích
phương án tài chính,
quy chế khai thác,
vận hành và hiệu
quả của công trình
khi khởi công cải tạo
công viên.
LothiếunhiênliệuCNG
cho xe buýt
Công ty CP Kinh doanh Khi miên Nam đã phát đi
thông báo từ nay đến cuối năm 2019, đơn vị dư kiên
sẽ giam 20%-30% nhiên liệu, lương khi nén thiên
nhiên (CNG) cho xe buyt. Kế hoạch này do Bộ Công
Thương yêu cầu để ưu tiên câp khi cho điên.
Trước thông tin trên, nhiều doanh nghiệp (DN) vận
tải xe buýt tỏ ra hoang mang. Các DN cho rằng sẽ
không đủ nhiên liệu CNG cho đơn vị của mình hoạt
động và giá nhiên liệu sẽ tăng lên.
“Việc điều chỉnh giá nhiên liệu như vậy sẽ khiến
nhiều DN lo lắng bởi đầu tư xe dầu hiệu quả kinh tế
vẫn cao hơn xe buýt CNG mặc dù xe buýt này được
hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất vay của TP” - đại
diện Công ty Xe khách Sài Gòn cho biết.
Tương tự, ông Lâm Văn Phấn, chủ nhiệm HTX Vận
tải liên tỉnh và Du lịch Việt Thắng, cho biết dù TP
có hỗ trợ lãi suất nhưng DN vẫn phải trả giá lãi suất
cao. “Chúng tôi kiến nghị đơn vị cung cấp nhiên liệu
không điều chỉnh công thức tính CNG. Đồng thời,
đầu tư thêm các trạm nạp hoặc tăng công suất các
trạm hiện hữu để tạo điều kiện thuận lợi cho DN hoạt
động” - ông Phấn cho biết.
Trao đổi với PV, ông Trần Chí Trung, Giám đốc
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM, cho
biết trước thông báo của Công ty CP Kinh doanh khi
miên Nam về dư kiên giam 20%-30% lương khi CNG
cho xe buýt trong năm nay, đơn vị đã kiến nghị Sở
GTVT báo cáo UBND TP về tình hình khó khăn trên.
Đây là đề án phát triển xe buýt của TP nhằm giảm
thiểu tác động ô nhiễm môi trường, hướng đến xe
buýt sử dụng nhiên liệu sạch CNG. Hiện có khoảng
400 xe buýt sử dụng khí CNG trên tổng số hơn 2.000
xe buýt, đạt được 50% kế hoạch.
Theo ông Trung, mục tiêu đến năm 2020 phải đạt
được 800 xe buýt chạy bằng khí CNG. Trước thông
tin trên, Sở GTVT đã kiến nghị UBND TP.HCM làm
việc với Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam để đảm bảo đủ nhiên liệu, phát triển ổn định, lâu
dài cho xe buýt công cộng.
Đồng thời, ông Trung cho biết UBND TP đã đề
nghị đơn vị cung cấp nhiên liệu vẫn giữ nguyên giá cũ
để tạo điều kiện cho các DN chạy khí CNG hoạt động.
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM đã
làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và trước mắt
vẫn cung cấp đủ nguồn nhiên liệu, đảm bảo không ảnh
hưởng đến hoạt động của xe buýt. Song về lâu dài,
trung tâm phải xây dựng lại kế hoạch đảm bảo nguồn
cung cấp nhiên liệu khí CNG, giá cả ổn định.
Cũng theo ông Trung, trong bộ định mức kinh tế kỹ
thuật năm 2012 chưa có nhóm xe CNG, nay trong bộ
định mức mới sẽ bổ sung giá mới và định mức cho
nhóm xe CNG, như vậy sẽ phù hợp với nhu cầu thực
tế hiện nay.
ĐÀO TRANG
Choáng với số lượng xe đi qua
hầm sông Sài Gòn
Ông Đoàn Văn Tấn, Giám đốc Trung tâm Quản
lý đường hầm sông Sài Gòn, cho biết lưu lượng xe lưu
thông qua đường hầm sông Sài Gòn từ năm 2012 đến
2019 tăng chóng mặt, thậm chí tăng gấp đôi, khiến
tình hình lưu thông qua hầm nhiều khi bị quá tải và
trung tâm đã đưa ra nhiều hướng để phân luồng giao
thông cho đảm bảo.
Cụ thể, riêng xe hai bánh lưu thông qua hầm từ
năm 2012 là 120.000 xe/ngày; năm 2016 là 220.000
xe/ngày; năm 2018 là 300.000 xe/ngày; năm 2019 là
320.000 xe/ngày, gấp gần ba lần so với năm 2012.
Đối với xe ô tô lưu thông trong một ngày, năm 2012
là 14.551 xe/ngày; năm 2015 là hơn 26.000 xe/ngày;
năm 2018 là gần 50.000 xe/ngày; năm 2019 là hơn
51.000 xe/ngày, gấp gần bốn lần so với năm 2012.
Lượng xe ô tô lưu thông qua hầm sông Sài Gòn
năm 2012 là 5.311.151 xe/năm thì đến năm 2019 là
9.200.734 xe/năm.
Theo ông Tấn, đại lộ Đông Tây là tuyến đường then
chốt nối vào trung tâm TP.HCM nhanh nhất ở khu vực
phía đông TP.HCM như quận 2, quận Thủ Đức, quận
9, Đồng Nai, Vũng Tàu... Chính vì thế, lưu lượng xe
di chuyển qua các năm đều tăng và sẽ tiếp tục tăng
vào các năm tới.
ĐÀO TRANG
Hiện các công trình ở Công viên 23-9 đang được di dời, chuẩn bị hoàn trả
mặt bằng để Nhà nước tiến hành chỉnh trang công viên vào đầu năm sau.
Ảnh 1:
Hiện trường giải phóng
mặt bằng tại Công viên 23-9.
Ảnh: T.TRINH
Ảnh 2:
Công nhân khoan cắt xi
măng để giải phóngmặt bằng.
Ảnh: T.TRINH
Ảnh 3:
Khu chợ ngầmvẫn được
duy trì hoạt động đến khi khởi
công chỉnh trang công viên.
Ảnh: T.TRINH
1
2
3
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook