152-2019 - page 9

9
Sẽ cắt bớt quyền của thanh tra
giao thông
THÁI NGUYÊN- TUYẾNPHAN
B
ộ trưởng Bộ GTVT
Nguyễn Văn Thể vừa
yêu cầu các đơn vị trực
thuộc trong quá trình sửa
Luật Giao thông đường bộ
(GTĐB) phải nghiên cứu kỹ
thẩm quyền xử phạt của lực
lượng thanh tra giao thông
(TTGT) theo hướng TTGT
chỉ xử phạt những hành vi
vi phạm kết cấu hạ tầng giao
thông. Còn hành vi liên quan
đến hoạt động vận tải nên giao
cho CSGT xử phạt, đồng thời
bổ sung một số hành vi để mở
rộng tối đa quyền xử phạt của
CSGT. Việc phân định này
nhằm tránh sự chồng chéo
của hai lực lượng trên trong
xử phạt về giao thông.
Phát biểu của Bộ trưởngThể
không chỉ khiến giới doanh
nghiệp vận tải và tài xế quan
tâmmà ngay cả những cán bộ
thực thi nhiệm vụ trong ngành
GTVT cũng băn khoăn.
Không thấy chồng chéo
Nói về vấn đề này, ông
Trần Quốc Khánh, Chánh
TTGT Sở GTVT TP.HCM,
cho rằng bất kỳ sở, ngành nào
cũng đều có lực lượng thanh
tra để kiểm soát, kiểm tra và
xử lý đối với ngành đó. “Vì
vậy, là lực lượng TTGT của
Sở GTVTmà bỏ đi hoạt động
xử phạt trên đường thì không
còn mang danh TTGT. Nghĩa
là TTGT phải thanh tra, xử
lý các vấn đề mà Sở GTVT
quản lý, không thể giao trách
nhiệmnày chomột ngành khác
quản lý được” - ông Khánh
nhấn mạnh.
Theo ông Khánh, Điều 86
Luật GTĐB có quy định quyền
và trách nhiệm của TTGT và
không có sự chồng chéo nào
ở đây. Cụ thể, thanh tra đường
bộ thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành về giao thông
đường bộ. Trong đó, điểm a
Điều 86 có quy định thanh
tra phát hiện, ngăn chặn và
xử phạt vi phạm hành chính
trong việc chấp hành các quy
định của pháp luật về bảo vệ
kết cấu hạ tầng GTĐB, bảo
đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của
công trình đường bộ.
Đồng thời, điểm b Điều 86
của Luật GTĐB có quy định
thanh tra, phát hiện, ngăn chặn
và xử phạt vi phạmhành chính
trong việc chấp hành các quy
định về hoạt động vận tải và
dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các
điểmdừng xe, đỗ xe trên đường
bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạmdừng
nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng
xe, trạm thu phí và tại cơ sở
kinh doanh vận tải đường bộ.
Nói về việc chồng chéo
trong xử lý vi phạm vận tải,
ông Khánh cho biết hoạt động
xử lý vi phạm này không có
sự chồng chéo mà các đơn
vị luôn có sự phối hợp nhịp
nhàng với nhau, bổ sung cho
nhau. “Ví dụ, để xử lý việc
dừng đỗ không đúng nơi quy
định thì TTGT, CSGT, trật tự
đô thị đều có thể xử lý được.
Rõ ràng các lực lượng này bổ
sung cho nhau vì không phải
lúc nào các lực lượng này cũng
cómặt” - ôngKhánh giải thích.
Tương tự, về xử phạt xe
chở quá tải, đây là hành vi
liên quan đến kết cấu hạ tầng
giao thông và tác động trực
tiếp đến lĩnh vực ngành đang
quản lý nên thẩmquyền xửphạt
thuộc TTGT. Ngoài nhắc nhở
lần một, xử phạt thì TTGT sẽ
báo cáo về Sở GTVT để quản
lý và sẽ thu hồi phù hiệu nếu
phương tiện, doanh nghiệp đó
tiếp tục vi phạm. Tuy nhiên,
TTGTkhông được quyền dừng
các phương tiện chạy quá tải
mà thường kết hợp với CSGT
trong các chuyên đề về chở
quá tải trọng do TTGT chủ trì.
Một đơn vị khó xử lý
hết được
PV
Pháp Luật TP.HCM
đã
đặt vấn đề về sự chồng chéo
của hai lực lượng TTGT và
CSGTvới anhNôngVănĐức,
một tài xế lái xe lâu năm chạy
tuyến TP.HCM - Phan Thiết.
Anh Đức cho biết không thấy
có sự chồng chéo về xử lý vi
phạm giữa TTGT và CSGT.
“Thông thườngTTGT sẽ kiểm
tra ở những bến cố định, kiểm
tra phù hiệu, lộ trình, cònCSGT
chỉ kiểm tra về tốc độ, chở
quá tải. Khi cần thiết thì hai
đơn vị này phối hợp để kiểm
tra như hiện nay là hoàn toàn
hợp lý” - anh Đức nhận xét.
Ông Quách Hôn, Giám đốc
Công ty TNHH MTV Vận
tải Tuyết Hon (Kiên Giang),
chia sẻ việc chuyển giao thẩm
quyền xử phạt liên quan đến
vận tải cho CSGT và bổ sung
một số hành vi để mở rộng tối
đa quyền xử phạt của CSGT là
không hợp lý. “Bởi mỗi đơn
vị có quyền và trách nhiệm
khác nhau đã được quy định
cụ thể. Chẳng hạn, TTGTđược
quyền kiểm tra xe chạy hợp
đồng không được đón khách
dọc đường. Trường hợp giao
trách nhiệm xử lý các vấn đề
liên quan đến vận tải về một
đơn vị thì khó có thể kiểm tra
và xử lý hết được” - ông Hôn
khẳng định.
Ngành công an dè dặt
Trong khi đó, người phát
ngôn của Cục CSGT (BộCông
an) tỏ ra dè dặt khi bàn đến
vấn đề này. Vị cán bộ này chỉ
nói hiện chưa nhận được văn
bản hay đề nghị chính thức
nào của Bộ GTVT về vấn đề
này. “Khi có văn bản, đơn vị
sẽ có ý kiến chính thức. Trước
đây, cựu bộ trưởng Đinh La
Thăng cũng từng đề cập tới vấn
đề tăng thẩm quyền xử phạt
cho lực lượng CSGT nhưng
sau đó cũng chưa thực hiện
được” - vị này nói.
Đại tá Nguyễn Thanh Bình,
Cục phó Cục CSGT, cũng nói
khi nào có văn bản chính thức
của Bộ GTVT sẽ trả lời.
Tại TP.HCM, Trung tá
NguyễnVăn Bình, Đội trưởng
Đội Tham mưu Phòng CSGT
(PC08, Công an TP.HCM),
cũng chỉ nói hiện PhòngCSGT
chưa nhận được văn bản của
Bộ GTVT hướng dẫn chi tiết
về việc chuyển giao quyền
và trách nhiệm xử phạt các
hành vi liên quan đến vận tải.
“Tuy nhiên, nếu được bàn giao
nhiệm vụ thì không có việc
gì là không làm được” - ông
Bình nói.•
Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết việc giảmquyền của thanh tra giao thông là nhằm tránh sự chồng chéo
của lực lượng này với cảnh sát giao thông…
Doanh nghiệp vận
tải, tài xế và cả cán
bộ TTGT đều cho
rằng nhiệm vụ của
hai lực lượng TTGT
và CSGT hiện nay là
rạch ròi, tách bạch.
Người của Bộ GTVT nói gì?
Theo Điều 86 của Luật GTĐB, TTGT chỉ được xử phạt các
hành vi tĩnh tại. Cụ thể, TTGT xử phạt vi phạm hành chính
trong việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và
dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng, đỗ xe trên đường
bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạmdừngnghỉ, trạmkiểmtra tải trọng
xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ…
Đối với lực lượng CSGT, Điều 87 Luật GTĐB quy định lực
lượng này được xử phạt các vi phạm của phương tiện lưu
thông trên đường. Cụ thể, CSGT thực hiện việc tuần tra để
kiểmsoát người và phương tiện thamgia giao thôngđường
bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối
với người và phương tiện tham gia giao thông…Như vậy,
theo quy định hiện hành, chức năng và nhiệm vụ của hai
lực lượng này được tách bạch.
Tuy nhiên, vừa qua bộ trưởng có đề nghị tới đây sửa Luật
GTĐB cần nghiên cứu mở rộng phạm vi xử phạt của CSGT.
Với cơ quan thammưu, chúng tôi sẽ nghiên cứu những chỉ
đạo của Bộ trưởng.
Ông
NGUYỄNVĂN THẠCH
,
Vụ trưởng
Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT)
Về việc giao CSGT xử phạt những sai phạm của các đơn
vị kinh doanh vận tải, cá nhân tôi nhận định CSGT không
bao giờ nhận việc này vì không đủ lực lượng…Nên tôi nghĩ
quy định hiện hành là phù hợp. Vấn đề ở đây, theo tôi, khi
phát hiện xe vi phạm thì lực lượng chức năng cần phải xử lý
minhbạch, rõ ràng, đúngngười đúng lỗi để rănđe, giáodục.
Ông
BÙI DANH THÁI
,
Đội trưởng Đội Thanh tra
- an toàn (Cục Quản lý đường bộ I, Tổng cục Đường bộ)
VIẾT LONG
ghi
BộGTVT đang xemxét giảmbớt quyền của lực lượng thanh tra giao thông. Ảnh: HTD
Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam
(VEC) vừa yêu cầu liên danh nhà thầu A4 của dự án đường
cao tốc Bến Lức - Long Thành tiếp tục hoàn thành công
việc dang dở trước ngày 10-7, nếu không VEC sẽ áp dụng
các biện pháp mạnh.
Cụ thể, trong cuộc họp cuối tuần nhằm đẩy nhanh tiến
độ dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, VEC cho biết tiến
độ thực hiện gói thầu A4 hiện tại bị đình trệ rất nghiêm
trọng. Công trường gói thầu A4 gần như dừng hoạt động từ
ngày 10-2 và nhà thầu cũng không thực hiện các yêu cầu
của tư vấn giám sát cũng như chủ đầu tư dự án. Trong khi
thời gian còn lại để thực hiện gói thầu chỉ còn hơn 20 ngày
(30-7 hết hạn) nên nhà thầu không có khả năng hoàn thành
gói thầu này đúng hạn dù chủ đầu tư đã đáp ứng đầy đủ
các điều kiện hợp đồng. Việc chậm trễ này làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tiến độ chung hoàn thành và đưa dự án
vào khai thác theo chỉ đạo của Bộ GTVT và yêu cầu của
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Tổng giám đốc VEC Trần Văn Tám khẳng định theo điều
kiện hợp đồng, VEC có đủ cơ sở để chỉ định thầu phụ tiếp
tục thi công những hạng mục còn lại; đồng thời đưa ra thời
hạn cuối là ngày 10-7 liên danh nhà thầu A4 phải trình các
giải pháp thực hiện tiếp theo của gói thầu. Sau ngày 10-7,
nếu nhà thầu chưa trình các giải pháp thực hiện tiếp gói
thầu thì VEC sẽ áp dụng các biện pháp mạnh: Thay giám
đốc điều hành gói thầu A4; thực hiện chỉ định thầu phụ sau
khi báo cáo Bộ GTVT, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại
doanh nghiệp và nhà tài trợ ADB. Được biết gói thầu A4
của dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành do liên
danh Kukdong - Đông Mê Kông thực hiện.
P.CƯỜNG
“Tối hậu thư” chonhà thầu chây ỳ cao tốcBếnLức - LongThành
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook