164-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 22-7-2019
Chương trình ngầm hóa lưới điện kết hợp ngầm hóa dây
thông tin giai đoạn 2016-2020 là một chương trình quan
trọng của EVNHCMC cũng như của TP.HCM, góp phần đảm
bảo mỹ quan và an toàn cho người dân. Khối lượng thực
hiện ngầm hóa theo chỉ tiêu là rất lớn, đòi hỏi tổng công ty
và các đơn vị phải nỗ lực cao. Cụ thể, ngầm hóa lưới điện giai
đoạn 2016-2020 bao gồm: 650 km lưới điện trung thế, 1.150
km lưới điện hạ thế, 11 km lưới điện 110 kV. Khối lượng thực
hiện ngầm hóa lưới điện bình quân hằng năm là 150 km lưới
điện trung thế, 250 km lưới điện hạ thế trong giai đoạn năm
2016-2018 và 100 km lưới điện trung thế, 200 km lưới điện
hạ thế trong giai đoạn 2019-2020.
Đến năm2020, tỉ lệ ngầmhóa lưới điện trung thế theo khối
lượng quản lý:ToànTP đạt tỉ lệ trên 35%, khu vực các quận nội
thành đạt trên 50%, riêng khu vực quận 1 và quận 3 đạt 100%.
Lợi ích của việc
ngầm hóa lưới điện
Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đã tổ chức thamvấn
cộng đồng để giải thích về lợi ích của công trình ngầmhóa lưới điện.
ĐÀOTRANG
C
hỉnh trang, phát triểnđô thị
là một trong bảy chương
trình đột phá đề ra tại
Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần
thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020.
Trong đó, công tác ngầm hóa
lưới điện kết hợp dây thông
tin do EVNHCMC và các đơn
vị viễn thông, truyền hình số
thực hiện nhằm xây dựng nếp
sống văn minh, tạo bộ mặt mỹ
quan mới cho đô thị.
Cần có sự đồng thuận
của dân
Ông Bành Đức Hoài, Phó
Tổng giám đốc EVNHCMC,
cho biết: “Khó khăn lớn nhất
trong công tác ngầm hóa lưới
điện là tạo sự đồng thuận của
người dân. Trong thời gian đầu
triển khai, các công trình ngầm
hóa lưới điện vấp phải nhiều
phản ảnh của người dân về vị trí
lắp đặt tủ RMU, trạm biến thế,
tủ điện… Mặc dù ngành điện
đã thiết kế vị trí lắp đặt ở các
nơi ít ảnh hưởng nhất như tại
các trụ điện lưới nổi hiện hữu,
trạm điện hiện hữu...”.
Trước tình hình đó, bên cạnh
việc thỏa thuận với chính quyền
địaphương,EVNHCMCđãyêu
cầu ban quản lý (BQL) dự án
và các công ty điện lực phải tổ
chức tham vấn cộng đồng, gặp
gỡ trực tiếp các hộ dân bị ảnh
hưởngđể giải thích, thuyết phục
về lợi ích của công trình, góp
phần tạo mỹ quan TP, chỉnh
trang đô thị.
Theo đó, các vị trí lắp đặt tủ
điện phải được ưu tiên ở nơi
có trụ điện, trạm điện lưới nổi
trước đó, không để phát sinh
diện tích, đặt giữa hai nhà để
giảm thiểu tối đa ảnh hưởng.
Với cải tiến trên thì các công
trình ngầm hóa lưới điện ngày
càng tạođược sựđồng thuậncủa
người dân, quá trình triển khai
thực hiện được thuận lợi hơn.
Đồng thời, để bảo đảm tiến
độ, tháo gỡ khó
khăn phát sinh,
chất lượng các
công trình trong
thời gian triển
khai, Ban chỉ
đạongầmhóaTP
cũng thực hiện
nghiêm chế độ
giao ban hằng tháng, hằng quý.
Ngầm hóa lưới điện và dây
thông tin là chủ trương lớn của
TP.Đây lànhiệmvụnặngnềkhi
các đơn vị phải tổ chức thiết kế,
thi công công trình ngầm dưới
lòng đất và thi công vào ban
đêm.Vượt qua những khó khăn
đó, EVNHCMC cùng các đơn
vị liên quan đã và đang mang
lại cho hàng trăm tuyến đường
củaTPtrởnênkhang trang, sạch
đẹp, góp phần vào sự thành
công trong nỗ lực chỉnh trang,
tạo mỹ quan đô thị.
Ông Bành Đức Hoài nhấn
mạnh: Trong năm 2019,
EVNHCMCđang phối hợp với
các đơn vị quản lý hệ thống dây
thông tin trên địa bànTP.HCM
thực hiện các dự án ngầm hóa.
Dựkiến trongnăm2019sẽhoàn
tất 20 dự án ngầmhóa lưới điện
kết hợp ngầm
hóahệthốngdây
thông tin. Song
song đó, ngành
điệnTPcũng sẽ
phốihợphạngầm
lưới điện đồng
bộvới các dựán
giao thông đang
triển khai trên địa bànTP, phấn
đấu đến đầu năm2020 hoàn tất
100%khối lượng ngầmhóa đã
đề ra tronggiai đoạn2016-2020.
Nỗ lực vìmục tiêuchung
Hiện nay, EVNHCMC giao
BQLdự án lưới điện phân phối
TP.HCMquản lý thực hiện các
công trình ngầmhóa. Quá trình
triển khai một công trình ngầm
hóa lưới điện bao gồmcác bước
như lập và phê duyệt báo cáo
nghiên cứu khả thi đầu tư xây
dựng, lựa chọn các nhà thầu thi
công, nhà thầu cung cấp vật tư
thiết bị, tư vấn giám sát… đến
giai đoạn thi công công trình,
nghiệm thu đóng điện và bàn
giao công trình cho các công
ty điện lực quản lý theo địa bàn.
TheoEVNHCMC, trong quá
trình lập dự án, các vị trí lắp
đặt thiết bị điện như tủ RMU,
tủ điện phân phối hạ thế, trạm
biến thế đều được lấy ý kiến
thỏa thuận với chính quyền địa
phươngđến cấpphường/xã, đặc
biệt là tham vấn cộng đồng tại
tất cả vị trí lắp đặt. Trong quá
trình tham vấn, BQL dự án sẽ
giải thích cụ thể về lợi ích của
công trình, tạo mỹ quan đô thị
đểcáchộdânbị ảnhhưởngđồng
thuận và tạo điều kiện thi công
công trình.
Đồng thời, BQL dự án lưới
điện phân phối sẽ phối hợp với
các nhà mạng viễn thông như
Viettel, SCTV, FPT, VNPT để
tổ chức đấu thầu chung gói
thầu thi công đào đường, tái
lập mặt đường và kéo ống để
xin phép xây dựng. Việc này
nhằm thi công đồng thời, tránh
việc đào đường nhiều lần ảnh
hưởng đến giao thông và đi lại
của người dân.
Nhằm hoàn thành đúng kế
hoạch, chương trình ngầm hóa
luôn được nỗ lực triển khai.
Cụ thể, từ năm 2016 đến nay,
EVNHCMC đã ngầm hóa 538
kmlưới trung thếvà917kmlưới
hạ thế, đạt 80,8% khối lượng
ngầm hóa so với chỉ tiêu giai
đoạn 2016-2020. Khối lượng
cáp ngầm110 kVthực hiện đầu
tư là 34,5 km, vượt so với chỉ
tiêu đề ra là 11 kmcho giai đoạn
2016-2020. Tỉ lệ ngầmhóa lưới
điện trung thế toàn TP đạt hơn
40%. Khu vực nội thành đạt tỉ
lệ khoảng 53%, riêng khu vực
quận 1 và quận 3 đạt hơn 93%.•
Thi công
ngầmhóa
lưới điện
trên đường
Nguyễn Thới
Trung, quận
5, TP.HCM.
Ảnh:
Đ.TRANG
Đây là nhiệm vụ
nặng nề khi các đơn
vị phải tổ chức thiết
kế, thi công công
trình ngầm dưới
lòng đất và thi công
vào ban đêm.
Sắp xử lý rác bằng công nghệ đốt
phát điện
UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi các sở/
ngành, quận/huyện và đơn vị liên quan về thực
hiện chỉ tiêu đến cuối năm 2020, 50% khối lượng
rác thải sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ đốt
phát điện.
Theo đó, UBND TP giao giám đốc Sở TN&MT
xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch xử lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn TP đến năm 2025. Trong đó,
vận dụng Nghị định số 32/2019 quy định về giao
nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản
phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ
nguồn kinh phí chi thường xuyên.
Đồng thời, UBND TP giao giám đốc Sở KH&ĐT
trực tiếp chỉ đạo việc thẩm định hồ sơ xin chủ
trương điều chỉnh đầu tư của các dự án chuyển
đổi công nghệ do chủ đầu tư trình. Khẩn trương
trình UBND TP trong tháng 8-2019. Bên cạnh đó,
UBND TP giao giám đốc các sở Xây dựng, QH-KT,
TN&MT, KH&CN, Công Thương và sở, ngành liên
quan trực tiếp chỉ đạo đẩy nhanh giải quyết các thủ
tục thuộc đơn vị mình đối với các dự án chuyển đổi
công nghệ. Đảm bảo thời gian giải quyết hoàn thành
thủ tục trước quý III-2019.
Bên cạnh đó, UBND TP đề nghị Công ty TNHH
Xử lý chất thải Việt Nam, Công ty cổ phần Đầu tư
phát triển Tâm Sinh Nghĩa, Công ty cổ phần Vietstar
nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ xin chủ trương điều
chỉnh đầu tư và các thủ tục liên quan khác theo quy
định để trình các sở, ngành giải quyết. Đồng thời
chuẩn bị sẵn sàng các yêu cầu vật chất kỹ thuật cần
thiết để tổ chức khởi công xây dựng, lắp đặt thiết bị
trong quý IV-2019.
NGUYỄN CHÂU
Nhiều doanh nghiệp bất động sản
nợ tiền thuế “khủng”
Tại hội nghị sơ kết sáu tháng đầu năm 2019, Cục
Thuế TP.HCM cho biết nợ thuế tăng cao đang nằm
ở khu vực xây dựng và bất động sản, chiếm hơn một
nửa số nợ thuế với tổng nợ là 4.640 tỉ đồng.
Điển hình, Công ty Xây dựng và kinh doanh nhà
Phú Nhuận nợ hơn 1.000 tỉ đồng tiền sử dụng đất,
Công ty Đầu tư và phát triển Sài Gòn nợ hơn 440 tỉ
đồng tiền thuê đất, Công ty Đầu tư và Công nghiệp
Tân Tạo nợ hơn 130 tỉ đồng...
Dù nhiều doanh nghiệp (DN) nợ thuế nhưng sáu
tháng đầu năm 2019, Cục Thuế TP.HCM cũng đã
thu được cho ngân sách 133.774 tỉ đồng, tăng 2,22%
so với cùng kỳ. Trong đó, thu từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh chiếm phần lớn với hơn 77.000 tỉ đồng.
Cục Thuế TP cũng cho biết các DN nhà nước
chỉ đóng góp vào ngân sách nhà nước qua thuế gần
12.000 tỉ đồng, còn khối DN nước ngoài là trên
30.000 tỉ đồng.
QUANG HUY
Cảnh cáo ba nhà thầu thi công
cao tốc Bến Lức - Long Thành
Đại diện chủ đầu tư dự án đường cao tốc Bến Lức
- Long Thành (Ban quản lý dự án các đường cao tốc
phía Nam) vừa có thư nghiêm khắc cảnh cáo các nhà
thầu A5, A6 và A7.
Lý do ba nhà thầu bị cảnh cáo là bởi từ tháng 3
đến nay, các nhà thầu này chưa đệ trình báo cáo
quản lý đất phèn hằng tháng. Ngoài ra, các nhà thầu
A5 và A7 cũng chậm trễ đệ trình kế hoạch quản lý
đất phèn (bản chỉnh sửa) cho tư vấn giám sát và Ban
quản lý dự án các đường cao tốc phía Nam xem xét,
cũng như đệ trình chủ đầu tư dự án và nhà tài trợ
ADB theo quy định.
Ngày mai, 23-7, là hạn cuối các nhà thầu phải đệ
trình những tài liệu trên. “Các nhà thầu phải chịu
hoàn toàn trách nhiệm cho mọi sự chậm trễ do các
nhà thầu gây ra ảnh hưởng tới tiến độ dự án đường
cao tốc Bến Lức - Long Thành” - cảnh báo từ chủ
đầu tư.
Trước đó, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường
cao tốc Việt Nam (VEC), chủ đầu tư dự án này, cũng
nhắc nhở Tổng Công ty Xây dựng công trình giao
thông 6 (Cienco 6) về việc chậm trễ thực hiện công
tác trồng rừng thay thế của gói thầu A7 dự án đường
cao tốc Bến Lức - Long Thành.
PHAN CƯỜNG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook