165-2019 - page 13

13
“Không yên lòng khi
nhiều người có công
chưa được công nhận”
T.NHIÊN
S
áng 22-7, tại tỉnh Vĩnh
Long, nhân kỷ niệm
72 năm ngày Thương
binh - liệt sĩ (27-7-1947 _
27-7-2019), Bộ LĐ-TB&XH
phối hợp UBND tỉnh Vĩnh
Long đã tổ chức lễ trao bằng
Tổ quốc ghi công cho các gia
đình liệt sĩ.
Ba năm xem xét 6.000
hồ sơ tồn đọng
Tại buổi lễ, người đứng đầu
ngành LĐ-TB&XH bày tỏ
nỗi day dứt khi một bộ phận
gia đình người có công còn
gặp khó khăn dù chiến tranh
đã lùi xa.
“Nhiều thương binh hằng
ngày vẫn phải đối diện với
những cơn đau mỗi khi trái
gió trở trời. Nhiều gia đình
liệt sĩ còn đau đáu vì chưa
tìm được hài cốt của con em
mình đã hy sinh. Nhiều liệt
sĩ còn chưa xác định được
danh tính và chưa được quy
tập về yên nghỉ với đồng đội,
với quê hương đất mẹ. Chúng
ta chưa thể yên lòng khi một
bộ phận người có công chưa
được công nhận, chưa được
hưởng chính sách ưu đãi
của Nhà nước” - Bộ trưởng
Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc
Dung trăn trở.
Xuất phát từ tình cảm, trách
nhiệm lòng biết ơn và với
phương châm “không để bất
cứ người có công nào không
được hưởng chính sách của
Đảng, Nhà nước, sự chăm
sóc của nhân dân”, qua ba
năm triển khai, cả nước đã rà
soát, xem xét thêm 6.000 hồ
sơ tồn đọng, qua đó đã xác
nhận hơn 2.000 liệt sĩ, trên
2.600 thương binh - những
hồsơkhôngđủ
điều kiện cũng
đã kết luận và
giải thích thấu
lý đạt tình cho
đối tượng.
“Kếtquảhôm
nay là hành
độngthiếtthực,
bày tỏ tấmlòng
thànhkính,một
nén tâmnhang
của thế hệ đi
sau, của chúng tôi - những
người thực hiện công tác
thương binh, liệt sĩ đối với
những anh hùng liệt sĩ đã ngã
xuống vì độc lập tự do của Tổ
quốc” - Bộ trưởng Đào Ngọc
Dung bày tỏ.
Nỗ lực bền bỉ với công
tac người có công
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ
tịchQuốc hộiNguyễnThịKim
Ngân nhấn mạnh trong thời
gian qua, Đảng, Nhà nước và
nhân dân thường xuyên chăm
lo đến công tác thương binh,
liệtsĩ,ngườicó
công và thân
nhânngười có
côngvớinước:
Hệthốngchính
sách về người
có công được
ban hành, sửa
đổi, bổ sung
thường xuyên
cho phù hợp
với điều kiện
kinh tế-xã hội
của đất nước và được đảm
bảo thực hiện đồng bộ; các
hoạt động đền ơn đáp nghĩa
được triển khai sâu rộng trong
cả nước.
Qua đó phần nào đã xoa
dịu những nỗi đau, mất mát
của những người ở lại, thể
hiện được trách nhiệm, tinh
thần “hiếu nghĩa, bác ái” của
toàn dân tộc ta đối với những
người đã hy sinh xương máu
cho sự nghiệp đấu tranh bảo
vệ và xây dựng Tổ quốc.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị
Bộ LĐ-TB&XH cần tiếp tục
phát huy các kết quả đã đạt
được trong việc xác nhận
hồ sơ tồn đọng trong ba
năm qua; tiếp tục làm công
tác này trong thời gian sắp
tới bằng cách xác nhận đến
đâu công bố cho thân nhân
gia đình biết đến đó, không
để sự chờ đợi của gia đình
kéo dài thêm. Việc công bố
chung sẽ được tổ chức lễ
long trọng trong các ngày
lễ lớn của dân tộc.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề
nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ
LĐ-TB&XH tập trung nghiên
cứu sửa đổi, bổ sung Pháp
lệnhƯu đãi người có công với
cách mạng và hệ thống chính
sách đối với người có công
để góp phần thực hiện ngày
càng tốt hơn các chính sách
ưu đãi của Đảng, Nhà nước
nhằm bù đắp được phần nào
những đau thương, mất mát
của người có công và thân
nhân người có công; “phấn
đấu đến năm 2020, 100%
gia đình người có công với
cách mạng có mức sống bằng
hoặc cao hơn mức sống trung
bình của cộng đồng dân cư
nơi cư trú”.
Năm 2019, Bộ LĐ-TB&XH đã trình Thủ tướng Chính phủ
cấp bằng Tổ quốc ghi công cho 468 liệt sĩ trong dịp 27-7.
Trong số 468 liệt sĩ được công nhận trong dịp 27-7, có 144
liệt sĩ hy sinh từ những thập niên 40, 50 của thế kỷ trước.
Người hy sinh cách đây lâu nhất là cụ Nguyễn Văn Trượng
hy sinh năm 1940 trong hoàn cảnh bị địch bắt và tra tấn
đến chết trong tù.
Dịp này, Chủ tịchQuốc hội NguyễnThị KimNgân và đoàn
cũng đã tới thăm và tặng quà gia đình mẹ Việt Nam anh
hùng Nguyễn Thị Diệu, sinh năm 1932; gia đình bà Huỳnh
Thị Hạnh, thương binh 1/4; bà Võ Ngọc Thoại, sinh năm
1950, thương binh.
“Chúng ta cũng
chưa thể yên lòng
khi nhiều người
có công chưa được
công nhận, chưa
được hưởng chính
sách ưu đãi của
Nhà nước.”
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH
Đào Ngọc Dung
Đời sống xã hội -
ThứBa23-7-2019
Phấn đấu đến năm2020, 100%gia đình người có công cómức sống bằng
hoặc cao hơnmức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
Thí sinh 63 tuổi đi làm hồ sơ
xét tuyển đại học
Chiều 22-7, tại Trường ĐH Văn Hiến, TP.HCM,
một thí sinh khá đặc biệt đã đến làm hồ sơ xét tuyển
học bạ vào ĐH tại trường khi đã ở tuổi 63.
Đó là cô Đào Thị Thư, sinh năm 1956 tại
TP.HCM. Cô Thư đăng ký vào ngành piano Khoa
nghệ thuật trường này.
Ông Huỳnh Hoàng Cư, Trưởng Khoa nghệ
thuật Trường ĐH Văn Hiến, cho biết cô Thư xét tuyển
ĐH như các thí sinh bình thường khác nhưng thiếu
điểm học kỳ 2 môn văn trong học bạ do khác biệt về
đào tạo thời kỳ trước năm 1975. Trường hợp đặc biệt
của cô sẽ được trình lên ban lãnh đạo để xét đặc cách.
Ngày 31-7, cô Thư sẽ đến trường thi môn năng
khiếu theo quy định. Nếu trúng tuyển sẽ được miễn
100% học phí suốt khóa học vì chính sách của
trường muốn khuyến khích tinh thần học tập suốt
đời của mọi người.
Cô Thư
cho hay
trước năm
1975 cô
chọn học
sinh hóa
của ĐH
Khoa học
để thi vào
ĐHY. Tuy
nhiên, khi
học được
một năm thì do hoàn cảnh nhà nghèo, đông con, lại là
chị cả nên cô đành gác việc học, rồi lấy chồng sinh con.
Đến khi 51 tuổi, con cái trưởng thành, cô quyết
định thực hiện tiếp giấc mơ còn dang dở. Cô đăng
ký học chương trình ĐH Sư phạm TP.HCM và tiếp
tục thi vào ĐH Hà Nội, chương trình đào tạo từ xa
ngành ngôn ngữ Anh, chuyên ngành biên phiên dịch.
“Mục đích học ngành này là vì ngày xưa tôi thích
học tiếng Anh, giờ học để thỏa đam mê chứ không
nghĩ học để đi dạy. Sau này có duyên nên tôi đi dạy
tiếng Anh tại Trường Tiểu học Minh Đạo và Tiểu
học Chính Nghĩa, quận 5” - cô tâm sự.
Ngoài ra, trong quá trình dạy, cô thấy mình có
năng khiếu về đàn organ nên có nhận dạy thêm
tại một số trường mầm non. Để nâng cao trình độ
và muốn biết thêm về piano, cô đăng ký xét tuyển
vào Trường ĐH Văn Hiến để được đào tạo bài bản,
chuyên môn hơn.
PHẠMANH
Trường Công an đ u tiên công bố
điểm sàn xét tuyển
Ngày 22-7, Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy công
bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào hệ chính quy
trong ngành công an là 17,75 điểm. Trong đó mỗi môn
thuộc tổ hợp xét tuyển phải đạt từ 5 điểm trở lên.
Theo đó, điểm xét tuyển là tổng điểm của ba môn
thuộc tổ hợp xét tuyển vào Trường Công an nhân
dân và điểm trung bình cộng kết quả học tập ba năm
THPT lớp 10, 11, 12 được quy về thang điểm 30 (làm
tròn đến hai chữ số thập phân) cộng với điểm ưu tiên
khu vực, đối tượng theo quy chế của Bộ GD&ĐT,
điểm thưởng theo quy định của Bộ Công an.
Trường hợp số lượng thí sinh cùng mức điểm xét
tuyển mà nếu lấy hết sẽ vượt chỉ tiêu phân bổ thì xét
trúng tuyển theo thứ tự như sau:
Thứ nhất, xét thí sinh có tổng điểm ba môn thuộc
tổ hợp xét tuyển vào Trường Công an nhân dân và
điểm trung bình cộng kết quả học tập ba năm THPT
lớp 10, 11, 12 được quy về thang điểm 30, lấy từ cao
xuống thấp cho đủ chỉ tiêu.
Thứ hai, nếu vẫn vượt chỉ tiêu thì xét thí sinh có
điểm môn toán học cao hơn đối với thí sinh dự tuyển
tổ hợp toán học, vật lý, hóa học.
Thứ ba, nếu vẫn vượt chỉ tiêu thì xét thí sinh có
điểm trung bình cộng kết quả học tập ba năm THPT
lớp 10, 11, 12 cao hơn.
Trường hợp xét đến hết tiêu chí hai, tiêu chí ba
vẫn vượt chỉ tiêu, khi thẩm định phương án điểm,
Cục Đào tạo sẽ báo cáo lãnh đạo bộ quyết định.
Đối với hệ chính quy dân sự, thực hiện xét tuyển
trong cả nước với tổ hợp toán, vật lý, hóa học. Điểm
sàn với hệ chính quy dân sự là 14 điểm.
PHẠMANH
Chủ tịchQuốc hội Nguyễn Thị KimNgân thăm, tặng quàmẹ Việt Namanh hùngNguyễn Thị Diệu ở thành phố Vĩnh Long. Ảnh: TTXVN
Cô Thư đang làmthủ tục xét tuyển học bạ
tại trường. Ảnh: AN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook