165-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa23-7-2019
thì áp dụng Nghị định 157/2013
của Chính phủ (về xử phạt hành
chính trong quản lý rừng, phát
triển rừng, bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản) để xử lý.
Ông Tùng nhấn mạnh: Đối với
hành vi vào rừng đặc dụng cưa gỗ
trắc đã chết khô (thuộc nhóm IIA)
với khối lượng 0,123 m
3
(tức dưới
5 m
3
) thì ngành kiểm lâm sẽ căn cứ
vào Điều 12 Nghị định 157 nói trên
để xử phạt hành chính. Bởi Nghị định
157 quy định hành vi khai thác trái
phép là người có hành vi lấy lâm
sản trong rừng không được phép của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc được phép nhưng đã thực hiện
không đúng quy định.
PV hỏi: TAND Tối cao từng có
công văn hướng dẫn UBND tỉnh
Kon Tum về hành vi chặt trộm gỗ
trắc tại rừng đặc dụng Đăk Uy có
giá trị 50-100 triệu đồng thì người vi
phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo Điều 189 BLHS 1999
(tội hủy hoại rừng), Cục Kiểm lâm
đánh giá sao quan điểm này.
Ông Đỗ Quang Tùng cho rằng
đây là văn bản của TAND Tối cao
trao đổi với UBND tỉnh Kon Tum
để tham khảo trong quá trình áp
dụng pháp luật nên Cục Kiểm lâm
không có ý kiến. Nhưng ông Tùng
cho rằng theo Điều 189 thì đó là
hành vi đốt rừng, phá rừng trái pháp
luật hoặc hành vi khác hủy hoại
rừng gây thiệt hại lâm sản. Trong
trường hợp không tính được về diện
tích đốt rừng hoặc phá rừng hoặc
hành vi khác hủy hoại rừng có trị
giá từ trên 50 triệu đồng trở lên thì
người vi phạm có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự.
Cơ quan kiểm lâm chỉ khởi tố vụ
án hình sự theo thẩm quyền theo
quy định của pháp luật hình sự.
Riêng đối với vi phạm về rừng mà
cho rằng đó là tội trộm cắp tài sản
thì lực lượng kiểm lâm không có
thẩm quyền khởi tố.
“Không thuyết phục được
chúng tôi!”
Một lãnh đạo TAND tỉnh Gia Lai
(nơi từng xét xử nhiều vụ án liên
quan đến xâm hại rừng) khẳng định
tòa tỉnh này chưa xử lý bị cáo nào
có hành vi vào rừng tự nhiên chặt
cây về tội trộm cắp tài sản. “Quan
điểm của Trung tướng Trần Văn Độ
(nguyên Phó Chánh án TAND Tối
cao) qua bài phân tích trên báo
Pháp
Luật TP.HCM
vào ngày 5-10-2017
là rất sắc sảo và đúng bản chất của
tội danh liên quan đến lâm luật” - vị
này dẫn chứng.
Theo đó, đối tượng của các tội
xâm phạm sở hữu (bao gồm tội
trộm cắp) phải là tài sản thỏa mãn
các điều kiện: Có giá trị, giá trị tài
sản đó phải do đầu tư sức lao động
của con người tạo ra, tài sản đó
đang thuộc sở hữu của người khác.
Trong khi đó rừng đặc dụng là rừng
tự nhiên, không phải là rừng trồng,
rừng khoanh nuôi tái sinh. Năm
công dân vào đây để cưa cây gỗ,
đây là tài sản tồn tại dưới dạng tài
nguyên, không phải do con người
bỏ sức lao động tạo ra thì phải áp
dụng các điều luật tương ứng trong
BLHS liên quan tới rừng.
Cụ thể, theo hướng dẫn tại Mục
IV.1.1.2.b Thông tư liên tịch số
19/2007 (giữa các cơ quan trung
ương) thì chỉ có thể xử người vi
phạm tại chương XIV các tội xâm
phạm sở hữu (trong đó có tội trộm
cắp tài sản) khi cây gỗ trắc mà các
bị cáo cưa thuộc rừng trồng hoặc
rừng khoanh nuôi tái sinh. Từ đó vị
này chốt: “TANDTối cao ban hành
kháng nghị và TAND Cấp cao tại
Đà Nẵng xử giám đốc thẩm theo
NGÂNNGA-MINHTÂM
S
ố trước
Pháp Luật TP.HCM
có bài
“Báo động xét xử bất
nhất hành vi cưa cây rừng”
phản ánh cùng hành vi cưa cây
trong rừng đặc dụng nhưng chỉ vụ
năm công dân ở Kon Tum là bị xét
xử về tội trộm cắp tài sản. Điều
đáng nói là họ từng được TAND
tỉnh Kon Tum tuyên không phạm
tội nhưng TAND Cấp cao tại Đà
Nẵng đã xử giám đốc thẩm hủy
án, yêu cầu tòa tỉnh xử lại theo
hướng có tội. Các cán bộ tố tụng
và lãnh đạo Cục Kiểm lâm (Bộ
NN&PTNT) không đồng tình về
quan điểm xử lý này.
Kiểm lâm: Chỉ xử phạt
hành chính
Kiểm lâm là cơ quan chuyên môn
về bảo vệ rừng, theo quy định lực
lượng này có cả chức năng xử phạt
hành chính và có thẩm quyền khởi
tố vụ án liên quan đến các hành vi
xâm hại rừng.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
Quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm
(Bộ NN&PTNT) Đỗ Quang Tùng
cho biết khi xem xét, xử lý đối với
hành vi xâm hại rừng thì trước
hết phải xác định đó là loại rừng
trồng hay rừng tự nhiên. Từ đó
căn cứ tính chất, mức độ, hậu quả
của hành vi sẽ áp dụng các chế tài
tương ứng. Nếu hành vi vi phạm
ở thời điểm trước ngày 10-6-2019
Kiểm lâmPhanTiếnDũng (một trongnămbị cáo) chỉmột câygỗ trắc chết khô trong rừngđặcdụngĐăkUy. Ảnh:MINHTÂM
Người trong
cuộc nói về
vụ cưagỗ khô
bị tội trộmcắp
Các thẩmphán, kiểm sát viên tại địa
phương có rừng cho rằng họ không phục
nếu quy kết năm công dân về tội trộm cắp
tài sản.
hướng xử tội trộm cắp không thuyết
phục được chúng tôi”.
Viện trưởng VKSND của một
huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk thông
tin từ trước tới nay ở địa phương
chưa truy tố trường hợp nào xâm
hại về rừng đặc dụng về tội trộm
cắp. Khách thể bị xâm phạm là sự
quản lý của Nhà nước về rừng nên
chúng tôi xác định rằng đây là lâm
sản khai thác không được phép của
cơ quan nhà nước. Nếu rừng trồng
mà khai thác khi không được sự
đồng ý của chủ sở hữu lâm sản thì
mới xử tội trộm cắp.
Rừng đặc dụng là cây gỗ tự nhiên,
không được bất cứ cơ quan có thẩm
quyền nào cho phép khai thác, tận
thu, không được giao cho cơ quan,
tổ chức nào được sử dụng định đoạt.
Tức là ban quản lý rừng đặc dụng
không phải chủ sở hữu rừng mà chỉ
được giao nhiệm vụ quản lý, bảo
vệ, phát triển rừng theo quy định
của pháp luật”. Không có việc họ
được giao quyền sở hữu nên không
thể xử lý người xâm phạm rừng về
hành vi trộm cắp tài sản.•
Đối với hành vi vào
rừng đặc dụng cưa gỗ
trắc đã chết khô với
khối lượng 0,123 m
3
thì
ngành kiểm lâm chỉ xử
phạt hành chính.
Họ đã nói
Nhiều vụ vi phạm tương tự xảy ra tại rừng đặc dụng Đăk Uy (nơi năm công
dân cưa gỗ khô) chỉ bị xử phạt hành chính. Cụ thể, năm 2014 xảy ra 48 vụ (có
37 vụ khai thác trái phép tổng số 9,924 m
3
gỗ trắc) thì cả 48 vụ đều xử lý hành
chính. Đầu tháng 7-2017, xảy ra vụ cưa cây gỗ trắc sống trị giá hơn 20,1 triệu
đồng nhưng cũng xử phạt hành chính.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần vào cuộc
Tôi theo dõi thông tin vụ án cưa gỗ trắc chết khô bị xử tội trộm cắp khá kỹ
và cho rằng hành vi tương tự nhau thì không thể mỗi tòa xử một tội. TAND
Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm theo quan điểm trái ngược những bản
án trước đó đã có hiệu lực pháp luật. Tôi nghĩ Ủy ban Thường vụ Quốc hội
cần vào cuộc, giải thích pháp luật để các tòa có sự áp dụng cho thống nhất.
Chánh án tòa một quận tại TAND TP.HCM
Không thể xử tội trộm cắp
Tôi từng xét xử bị cáo vào rừng cưa cây (tương tự vụ cưa gỗ khô) trong rừng
đặc dụngVườn quốc gia ChưMon Ray (KonTum) thấy rằng không thể xử hành
vi này về tội trộm cắp tài sản được. Lý do, căn cứ vào khách thể xâm phạm thì
rừng này là rừng đặc dụng không cho phép khai thácmà lại vào khai thác. Chỉ
có thể xử tội trộm cắp khi đó là rừng sản xuất thuộc một chủ thể nhất định
có thể là cá nhân, tổ chức mà họ đã đầu tư để trồng rừng.
Một thẩm phán thuộc TAND tỉnh Kon Tum
Hoãn xử phúc thẩm lần thứ ba
Sáng 22-7, TAND tỉnh Kon Tum đã đưa vụ án cưa
gỗ khô ra xét xử phúc thẩm lần thứ ba theo dự kiến.
Nhưng trong phần thủ tục phiên tòa, một luật sư
bảo vệ cho các bị cáo có đơn xin hoãn và người làm
chứng vắng mặt. Sau khi hội ý, HĐXX quyết định
hoãn phiên tòa và sẽ mở lại vào ngày 9-8, vì các bị
cáo kêu oan nên cần thiết phải có mặt luật sư bảo
vệ. Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử, HĐXX gồm:
Phó chánh án TAND tỉnh làm chủ tọa, hai thẩm phán
khác là chánh tòa hình sự và chánh tòa dân sự. Phiên
xử có sáu thẩm phán dự khuyết, trong đó có cả phó
chánh án, chánh án TAND tỉnh, chánh tòa hành chính
và phó chánh tòa dân sự.
Nhưđã nhiều lầnphản ánh, kiểm lâmPhanTiếnDũng
để cho anh LêQuốc Khánh, NguyễnNgọc Bình, Nguyễn
Văn Thụ và Nguyễn Văn Bảy vào rừng đặc dụng Đăk
Uy cưa 0,123 m
3
cây gỗ trắc đã chết khô (trị giá hơn 19
triệu đồng). Đây là hành vi sai trái nhưng theo Thông
tư liên tịch số 19/2007 nói trên thì chưa tới mức bị xử
lý hình sự mà chỉ có thể xử phạt hành chính theo Nghị
định 157/2013.
TAND Tối cao hướng dẫn
không xử lý tội trộm cắp
Tháng 10-2011, TAND Tối cao từng có công văn gửi
UBND tỉnh Kon Tum trao đổi việc áp dụng pháp luật
khi xử lý các vụ chặt gỗ trắc tại rừng đặc dụng Đăk Uy.
Trong công văn này, TAND Tối cao nêu rõ nếu giá trị
thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm bị chặt phá từ trên
50 đến100 triệu đồng đối với nhóm IIA (gỗ trắc là nhóm
IIA) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d
khoản 2 Điều 189 BLHS (tội hủy hoại rừng). Đối chiếu
với hướng dẫn này thì hành vi của năm công dân nói
trên chưa đủ định lượng để khởi tố tội hủy hoại rừng.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook