165-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa23-7-2019
Kiến nghị bố trí bán theo giờ
Phía UBND phường 3, quận Gò Vấp cho biết phường đã tổ chức ra quân
kiểm tra, xử lý các hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, tịch thu
nhiều tang vật vi phạm tại Công viên Gia Định. Đồng thời, phường thường
xuyên phối hợp tổ chức tuần tra, kiểm tra và duy trì chốt chặn hằng ngày.
Tuy nhiên, trong các đợt kiểm tra, chốt chặn thì tình trạng mua bán, lấn
chiếmcógiảmnhưng khi các lực lượngđi khỏi thì xảy ra tình trạng tái chiếm.
UBND phường 3 cũng cho hay phường sẽ kiến nghị các cấp nên xem xét
bố trí khu vựcmua bán nước giải khát, thức ăn nhanh trong công viên theo
giờ nhất định. Việc bố trí này vừa phục vụ cho người dân khi vào công viên,
vừa giải quyết được tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, quản
lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì thực tế khu vực công viên không có căn
tin để phục vụ các nhu cầu của người dân như nước giải khát, đồ ăn vặt,...
trong khi nhu cầu thực tế của người dân thì rất lớn.
nhỏ khác cũng trở thành nơi kinh
doanh của người bán hàng rong. Điển
hình tại công viên ngã baAn Phú có
nhiều xe đẩy bán các mặt hàng khác
nhau, bàn ghế được rải dọc hết tuyến
vỉa hè này. Việc buôn bán hầu như
diễn ra cố định mỗi buổi tối.
Tại công viên đường Phạm Huy
Thông (phường 7, quận Gò Vấp)
hiện đang chỉnh sửa, nâng cấp hai
tuyến đường nội bộ, song công viên
đang bị nhiều hàng rong chiếm dụng
để buôn bán, sau khi bán hết hàng,
chủ hàng rong thường vứt rác thải
bừa bãi mà không dọn dẹp.
Thiếu lực lượng chức năng?
Đại diện Ban quản lý công viên
tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và
phố đi bộ Nguyễn Huệ (gọi tắt là ban
quản lý) cho biết tình trạng buôn bán
hàng rong đã xảy ra từ khi công viên
mới đi vào hoạt động. Tuy nhiên,
hiện lực lượng bảo vệ chỉ đẩy đuổi
các hộ bán hàng rong chứ không có
lực lượng chức năng xử lý.
“Bên cạnh đó, ban quản lý có 18
nhân viên bảo vệ, dù buổi tối phân
công 12 bảo vệ nhưng chỉ làm nhiệm
vụ đảm bảo an ninh trật tự cũng đã
không xuể. Để giải quyết tình trạng
bán hàng rong thì cần sự phối hợp
giữa lực lượng của ban quản lý và
chính quyền địa phương” - đại diện
ban quản lý cho hay.
Phía Công viênAn Phú, ôngHoàng
Lê Phương, Chủ tịch UBND phường
An Phú, cho biết khu đất công viên
này là do Công ty TNHH Xây dựng
và Kinh doanh nhà Điền Phúc đề nghị
trồng cỏ, tạo mảng xanh phía trước
dự án khu nhà ở cao tầng. Khu đất
này nằm trong phạm vi quy hoạch
nút giao An Phú, chưa được đầu tư
xây dựng.
THUTRINH-ĐÀOTRANG
C
ông viên là nơi vui chơi, tập
thể dục của người dân, tuy
nhiên hiện nay hàng loạt công
viên lớn, nhỏ như công viên tượng
đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phố
đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), Gia
Định (quận Gò Vấp, Phú Nhuận),
Lê Thị Riêng (quận 10), ngã ba An
Phú (quận 2), PhạmHuy Thông (Gò
Vấp)… đều bị “xẻ thịt” nhằm mục
đích kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ.
Bát nháo xe hàng rong
Theo ghi nhận của PV, công viên
tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và
phố đi bộ Nguyễn Huệ luôn trong
tình trạng buôn bán hàng rong nhộn
nhịp. Đồ ăn nhanh, đồ nướng, chiên
xào, nước uống… được phục vụ tận
tình trải dài khắp phố đi bộ. Thậm chí
người bán hàng còn bố trí sẵn ghế để
khách có thể ngồi lại ăn uống. Bên
cạnh đó, không ít người dân trang bị
sẵn thảm để ngồi tại đường ăn uống,
nghỉ ngơi. Sau mỗi “bữa tiệc” là rác
ngập tràn phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Tương tự, Công viênGiaĐịnh cũng
trở thành nơi kinh doanh của quán cà
phê, rạp xiếc nằm chắn một góc công
viên tại vòng xoay Nguyễn Thái Sơn
(quậnGòVấp). Phía đườngĐặngVăn
Sâm, Hoàng Minh Giám có rất nhiều
xe bán hàng lưu động với đủ loại đồ
ăn, thức uống, ngang nhiên đậu dưới
lòng đường, cản trở giao thông.
Chị Trần Thị Linh (Gò Vấp) cho
biết hoạt động buôn bán tại Công
viên Gia Định diễn ra tấp nập từ
sau 17 giờ. “Hàng ăn đậu dưới lòng
đường để buôn bán gây ùn tắc giao
thông, xả rác tại chỗ mất vệ sinh.
Khi lực lượng chức năng xuất hiện,
người bán hàng chạy dạt sang phía
đường đối diện, rồi sau đó lại đâu
vào đấy” - chị Linh bức xúc nói.
Bên cạnh các công viên lớn bị cửa
hàng bủa vây thì hàng loạt công viên
Tình trạngbuônbánhàng rongởcôngviênngãbaAnPhú (quận2). Ảnh: THUTRINH
Lấn chiếm lề đường ở Công viênGiaĐịnh để buôn bán. Ảnh: THUTRINH
Xả rác sau khi buôn bán hàng rong ở Công viên PhạmHuy Thông. Ảnh: THUTRINH
Hàng rong bao vây nhiều
công viên ở TP.HCM
Nhiều công viên trên địa bàn TP.HCMbị những người buôn bán hàng rong xâm chiếm, gây ảnh hưởng đến
môi trường công cộng vàmỹ quan đô thị.
Ông Phương cho biết thêm đa số
người bán hàng rong là dân nhập cư,
buôn bán vì cuộc sống mưu sinh.
Phía UBND phường cũng đã tích
cực ra quân và tuyên truyền ý thức
cho người dân. Tuy nhiên, chưa thể
giải quyết triệt để vì tang vật thu
được không giá trị nhiều nên họ bỏ
không đóng phạt. Trong quá trình
xử lý, phường còn gặp khó khăn khi
nhân lực có hạn.
Phía Công viên PhạmHuy Thông,
ông Trần Hữu Cảnh, Phó Chủ tịch
UBND phường 7, quận Gò Vấp,
cho hay phường sẽ ra quân đồng
loạt giữa ba phường là 6, 7, 17 để
giải quyết triệt để các trường hợp
chiếm dụng công viên làm nơi kinh
doanh, buôn bán, trả lại mặt bằng
công viên cho người dân vui chơi,
giải trí. Song song đó, phường sẽ
tiến hành tổng dọn vệ sinh rác thải
tại công viên.
Ông Cảnh cho biết thêm: “Trong
quá trình xử lý, phường còn gặp một
số khó khăn như người bán hàng rong
là dân tạm trú, khi tịch thu tang vật
và phạt hành chính thì họ chấp hành
nhưng khi không có lực lượng chức
năng thì vẫn bát nháo như thường.
Cạnh đó, công viên cũng chưa có đơn
vị chủ quản nên cần sự phối hợp từ
nhiều phường tại quận Gò Vấp”.•
Không ít người dân
trang bị sẵn thảm để
ngồi tại đường ăn uống,
nghỉ ngơi. Sau mỗi “bữa
tiệc” là rác ngập tràn
phố đi bộ Nguyễn Huệ.
HoREA: Nhiều dự án bất động sản
chưa đúng thủ tục hành chính
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản
gửi Thủ tướng và các bộ, ngành liên quan đề nghị giải quyết
ách tắc về chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt quy
hoạch chi tiết và lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở thương
mại có quỹ đất bao gồm đất ở, đất nông nghiệp, đất chuyên
dùng, xen cài đất do Nhà nước quản lý.
Theo HoREA, trong ba năm gần đây, TP.HCM đã “Quyết
định chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư,
chấp thuận đầu tư” khoảng 130 dự án có quỹ đất hỗn hợp
nhưng đang “bị” coi là vẫn chưa đảm bảo đúng các thủ tục
hành chính.
Bên cạnh đó còn có nhiều dự án khác cũng đã có “quyết
định chủ trương đầu tư” của TP nhưng “nhà đầu tư” vẫn
không được nộp hồ sơ đề xuất quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500,
nên không thể hoàn thành thủ tục công nhận chủ đầu tư dự
án để thực hiện các thủ tục hành chính tiếp theo. Nguyên
nhân do hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thiếu thống nhất
và công tác thực thi pháp luật còn hạn chế.
Vì vậy, HoREA kiến nghị Chính phủ, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội xem xét, giải quyết khắc phục sự chồng chéo,
thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ của các khái niệm pháp
luật; các quy phạm pháp luật; các quy trình, thủ tục hành
chính đã được quy định trong một số văn bản quy phạm
pháp luật để đảm bảo tính hệ thống, sự liên thông và giải
quyết ách tắc của thị trường bất động sản hiện nay.
QUANG HUY
Nhiều khu nghỉ dưỡng lớn ở Đà Nẵng
bị đề nghị xử lý
Ngày 22-7, ông Lưu Xuân Hùng, Đội trưởng Đội Kiểm
tra quy tắc đô thị quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng), đã có
báo cáo gửi cơ quan chức năng về các hạng mục xây dựng
trong phạm vi quy hoạch khu vực bãi cát công cộng đoạn từ
bãi tắm Sao Biển đến khu du lịch Thành Đô.
Điển hình là dự án khu nghỉ dưỡng Fullman Danang
Beach đã xây dựng các hạng mục công trình không có trong
giấy phép xây dựng và nằm ngoài ranh giới đất được giao.
Dự án bị buộc phải tháo dỡ nhà chứa thiết bị cứu hộ, trụ tre
mái lá, chòi trò chơi,…
Dự án Quần thể đô thị du lịch Ariyana do Công ty cổ phần
Khách sạn và Du lịch Thiên Thai làm chủ đầu tư đã vi phạm
xây dựng tám trụ gỗ, mái lợp tranh không bao che,…Và
nhiều dự án khác đã vi phạm về xây dựng tại khu vực này.
Theo ông Lưu Xuân Hùng, đối với các dự án vi
phạm, Đội Kiểm tra đang xin ý kiến các cơ quan chuyên
môn hướng xử lý.
Trước đó ông Thái Ngọc Trung, Phó Giám đốc phụ trách
Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, đã có văn bản gửi quận Ngũ
Hành Sơn tiến hành kiểm tra, xử lý các vi phạm trên. 
“Theo quy định, trong phạm vi khu vực quy hoạch
vệt 50 m bãi cát công cộng tuyệt đối không được phép
xây dựng, lắp đặt các hạng mục công trình xây dựng. Về
nguyên tắc xử lý chung buộc tháo dỡ tất cả hạng mục
công trình xây dựng lắp đặt trong phạm vi khu vực nêu
trên” - ông Trung cho biết.
LÊ PHI
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook