165-2019 - page 9

9
Dự án cầu đường sắt
Bình Lợi tiếp tục trễ hẹn
Dự án cầu đường sắt Bình Lợi (TP.HCM) không thể hoàn thiện vào cuối
tháng 7-2019 do còn vướngmặt bằng phía quậnThủĐức.
THÁI NGUYÊN
Ô
ngHoàngTuấnKhoát,Phó
Giámđốc Ban quản lý dự
án (QLDA) 7, chủ đầu
tư (CĐT) dự án cầu đường sắt
Bình Lợi, cho biết hiện nay
dự án đã đạt khối lượng gần
90%, các hạng mục cơ bản đã
xong, chỉ còn lắp đặt thanh ray
đường sắt, tà vẹt cầu. Trước
đó, dự án dự kiến sẽ thông cầu
vào ngày 30-7, tuy nhiên hiện
nay dự án gần như nằm im do
vướng mặt bằng.
Theo ông Khoát, đơn vị chỉ
còn đợi nhận mặt bằng để thi
công hoàn tất công trình. Về
phía quận Bình Thạnh, khâu
giải phóng mặt bằng (GPMB)
đã hoàn tất nhưng phía quận
Thủ Đức, khâu GPMB vẫn còn
gặp khó khăn do một hộ dân
chưa giao đất.
Về phía người dân chịu ảnh
hưởng mặt bằng, ông Phạm
Bá Quyên, phường Hiệp Bình
Chánh, quậnThủĐức, cho hay:
Từ khi ông nhận được thông
báo thu hồi đất để thực hiện
công trình xây dựng đường sắt
trên cao đến nay đã ba nămmà
vẫn chưa nhận được đơn giá,
phương án bồi thường GPMB.
“Trong khi đó, công trình
đã hoàn thiện được 90%, song
phương án bồi thường vẫn nằm
im trên giấy, trường hợp công
trình hoàn thiện thì chúng tôi
phải tìm ai để đòi bồi thường?
Chính vì thế, khi nào thực hiện
xong công tác GPMB thì chúng
tôi sẽ đồng ý cho CĐT thi
công” - ông Quyên nói.
Theo ông Quyên, ông đã yêu
cầu UBND quận Thủ Đức làm
rõ các vấn đề như dự án xây
dựng đường sắt trên cao là một
hạng mục trong dự án cải tạo,
nâng cấp luồng sông Sài Gòn,
UBND quận xác định rõ thời
gian chi trả tiền bồi thường
mặt bằng.
Trước nội dung trên, đại
diện Ban bồi thường GPMB
quận Thủ Đức cho biết diện
tích 19,6 m
2
(hộ ông Quyên)
dự kiến thu hồi theo Thông
báo 108/TB-UBND ngày
23-11-2017 của UBND quận
Thủ Đức, là phần đất được
thu hồi để thực hiện công
trình xây dựng đường sắt
trên cao. Đây là hạng mục
trong dự án cải tạo, nâng cấp
luồng sông Sài Gòn (đoạn từ
cầu đường sắt Bình Lợi đến
cảng Bến Súc).
“Do quy trình thực hiện công
tác thẩm định giá để phục vụ
cho bồi thường, hỗ trợ trong
các dự án phức tạp, phải kéo
dài nên việc chi trả bồi thường,
hỗ trợ đối với khu đất 16 m
2
dự kiến thu hồi theo thông báo
trên chưa thực hiện được” - đại
diện này cho hay.
Vị đại diện thông tin thêm
hiện Ban bồi thường GPMB
sẽ thammưu UBND quận ban
hành văn bản thông báo cho
ông Phạm Bá Quyên về nội
dung cam kết thời gian thực
hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ
đối với phần thu hồi đất của
ông Quyên trong thời gian 60
ngày (kể từ khi UBND quận
ký văn bản cam kết).
Theo đó, ông Quyên cho
biết: Sau khi ông nhận được
văn bản cam kết của UBND
quận Thủ Đức, ông sẽ cùng
Ban bồi thường GPMB, CĐT
dự án, đơn vị thi công trao đổi
để thống nhất việc tiếp tục cho
mượn mặt bằng để đơn vị thi
công triển khai công trình.•
ÔngHoàng VănQuyên đang chỉ về khu đất 16m
2
chưa được thông báo về phương án bồi thường giải phóngmặt bằng. Ảnh: T.NGUYÊN
Ông Hoàng Tuấn Khoát thông tin: Ban QLDA 7 đã làm văn
bản trình UBND quận Thủ Đức, UBND TP về dự án. Trong đó,
ban có đề cập đến dầm thép số 1 phạm vi gói thầu số 4 (phía
quận Thủ Đức) thuộc dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài
Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi đến cảng Bến Súc, hợp
đồng BOT, chưa thi công được do một hộ dân (hộ ông Quyên)
không đồng ý. Trong khi đó, Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA 7 phải
hoàn thành trong tháng 7-2019. Chính vì vậy, để hoàn thành
dự án đúng tiến độ, BanQLDA 7 kiến nghị UBNDquậnThủ Đức
chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành sớmcó biện pháp để nhà thầu
triển khai thi công hoàn thành nhiệm vụ được giao.
“Công trình đã
hoàn thiện 90%,
song phương án bồi
thường vẫn nằm im
trên giấy, trường
hợp công trình hoàn
thiện thì chúng tôi
phải tìm ai để đòi
bồi thường?” - ông
Quyên nói.
Khẩn trương điều chỉnh mức
phí BOT qua Bình Phước
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi UBND
tỉnh Bình Phước truyền đạt ý kiến của Phó Thủ
tướng Trịnh Đình Dũng về hiện trạng các trạm thu
phí BOT trên địa bàn tỉnh này.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh
Bình Phước khẩn trương rà soát việc thực hiện
điều chỉnh mức phí sử dụng đường bộ theo chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản số
3291/2019 và số 4139/2018, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ.
Liên quan đến vấn đề trên, theo báo cáo của
Sở GTVT tỉnh Bình Phước, hiện tỉnh này có năm
dự án BOT, trong đó có bốn dự án đầu tư, nâng
cấp, mở rộng trên các tuyến đường hiện hữu do
địa phương quản lý và một dự án BOT quốc lộ 14
(đoạn qua cầu 38 đến TP Đồng Xoài) do Bộ GTVT
quản lý. Tổng cộng có bảy trạm thu phí của năm
dự án này. Số trạm sẽ tăng lên chín khi dự án BOT
tuyến Đồng Phú - Bình Dương hoàn thành, đưa vào
sử dụng năm 2020.
Tại buổi đối thoại với lãnh đạo UBND tỉnh Bình
Phước, các công ty BOT trên địa bàn tỉnh với hiệp
hội vận tải tỉnh, hiệp hội doanh nghiệp (DN) nhỏ
và vừa ở tỉnh mong muốn tỉnh này xem xét bỏ bớt
các trạm thu phí đặt không phù hợp để giảm chi phí
cho DN khi đầu tư vào tỉnh.
Sau đó, nhiều DN cũng như người dân và các
tài xế cũng bức xúc kêu cứu vì tình trạng các trạm
thu phí BOT đặt ra quá dày trên địa bàn tỉnh Bình
Phước, trung bình cứ trên 20 km lại xuất hiện trạm
thu phí.
Theo đại diện các DN và người dân địa phương,
việc có quá nhiều trạm thu phí không chỉ đặt lên
gánh nặng chi phí của DN mà còn ảnh hưởng rất lớn
tới sự đi lại của người dân.
Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản
truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND tỉnh Bình
Phước báo cáo về vấn đề trạm thu phí dày đặc trên
địa bàn tỉnh này.
VIẾT LONG
Một công ty xin lỗi dân sau sự cố
vỡ túi lọc bụi gây ô nhiễm
Ngày 22-7, ông Lê Minh Lộc, Phó Chủ tịch
UBND xã Giao Long, huyện Châu Thành, Bến Tre,
cho biết sau sự cố vỡ túi lọc bụi phải tạm ngưng
hoạt động lò hơi, hiện lò hơi của Công ty CP Dịch
vụ năng lượng Thành Công (gọi tắt là Công ty
Thành Công - Khu công nghiệp Giao Long, xã Giao
Long) đã vận hành ổn định trở lại.
“UBND xã Giao Long đã thông báo với người dân
trên địa bàn xã yêu cầu các hộ bị thiệt hại về hoa
màu do ô nhiễm gây ra đến liên hệ với UBND xã
báo để xã kiến nghị Công ty Thành Công giải quyết”
- ông Lộc cho biết.
Trước đó, vào ngày 11-7, bụi than mù mịt được
xác định phát ra từ lò hơi của Công ty Thành Công
tại khu vực Nhà máy giấy Giao Long bay qua khu
vực xã Giao Long làm ảnh hưởng đến đời sống,
sinh hoạt của hàng chục hộ dân ở ấp Long Hòa, xã
Giao Long.
Ngay khi nhận được tin phản ánh của người dân,
Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh phối hợp
với Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi
trường công an tỉnh, Phòng TN&MT huyện Châu
Thành, UBND xã Giao Long đã đến hiện trường
tiến hành làm việc với phía Công ty Thành Công
để tìm hiểu nguyên nhân, đồng thời yêu cầu công
ty này ngưng hoạt động lò hơi 20 tấn/giờ để ngắt
nguồn ô nhiễm.
Đoàn kiểm tra cũng đã cùng với đại diện phía
công ty đi khảo sát thực tế tại ấp Long Hòa. Tại nhà
của người dân, đoàn kiểm tra nhận thấy bụi tro trấu
bám trên lá cây, mái nhà và các mương nước.
Ngay trong ngày xảy ra sự cố, Công ty Thành
Công đã huy động nhân lực quét dọn nhà cửa, sân
vườn, đường lộ và các khu vực bị bụi tro than bám.
Đại diện phía công ty cũng đã xin lỗi từng hộ dân bị
ảnh hưởng.
ĐÔNG HÀ
Dựáncầuđường sắt BìnhLợi đãhoàn thànhgần90%. Ảnh: T.NGUYÊN
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook