187-2019 - page 12

12
HỒNGMINH
N
hững ngày rằmvừa qua,
bà Nguyễn Thị Thanh
(quê xã Phượng Dực,
huyện Phú Xuyên, Hà Nội)
đặt gánh tò he ở một góc sân
chùa Giác Lâm (quận Tân
Bình, TP.HCM). Nhiều em
bé theo cha mẹ đã dừng lại
say sưa ngắm cách người phụ
nữ này tạo ra những con tò
he. Một em bé nói: “Bà nặn
cho con một chú siêu nhân
đi!”. Trên bàn tò he đã có vài
mẫu siêu nhân nhưng cậu bé
không chịu, vì “siêu nhân của
cháu phải mặc áo xanh cơ”.
Mẹ của cậu bé đưa cho bà
xem ảnh “siêu nhân áo xanh”
lưu trong điện thoại. Bàn tay
khéo léo của bà ngắt lấymiếng
bột, xoa xoa vo vo tạo hình,
chỉ trong vài ba phút bà đã
nặn xong siêu nhân cho cậu
bé. Cậu bé phấn khích đến
mức cứ đứng ngắm, không
chịu rời đi.
Phục hồi đồ chơi
truyền thống ở phố
Không có yêu cầu nào từ
bọn trẻ hay của phụ huynh có
thể làm khó được bà Thanh.
Chỉ cần cho xemmẫu, chỉ vài
phút sau bà đã nặn được một
con tò he giống cùng khuôn
đổ ra. Người nghệ sĩ đường
phố ấy có dáng vẻ của một
phụ nữ quê chất phác, lam
lũ nhưng gương mặt thì luôn
lấp lánh niềm vui. Bà Thanh
chia sẻ: “Hôm nay tôi làm
luôn tay, vui lắm. Tôi chỉ lấy
đâu nhé”. Màu thực phẩm
không có nhiều màu bắt mắt
mà giá thành lại cao nên bà
phải chọn phẩm màu công
nghiệp. Bà nói: “Ngày xưa
bọn trẻ chơi xong sẽ ăn được
luôn. Nhưng bây giờ không
được thế, ngay cả có màu
thực phẩm thì ngoài đường
sá thế này cũng không đảm
bảo vệ sinh”.
Bà Thanh không giấu nghề,
ai muốn học bà chỉ ngay
nhưng có lẽ rồi chẳng ai đủ
kiên nhẫn học cái nghề phơi
mình ra nắng gió mà chẳng
biết tương lai thế nào. Nhưng
năm anh em nhà bà Thanh
vẫn cứ bám trụ với nghề,
mang tò he từ quê nhà Phú
Xuyên phiêu bạt khắp nơi.
Riêng bà đã ổn định cuộc
sống, có nhà cửa ở quận
Tân Phú. Bà nói: “Giờ cũng
sống được, cũng đủ gạo ăn
đấy. Ngày rằm đông người
cũng kiếm được bốn, năm
trăm ngàn đồng. Khi nào vào
được lễ hội thì khá hơn tí.
Ngày bình thường thì cũng
hai, ba trăm ngàn”. Và bây
giờ con gái bà cũng yêu nghề
mà học nặn tò he.
Bà Thanh xem những nụ
cười là những đồng lời. Có
cô bé muốn bà nặn cho một
nhân vật em thích nhưng lại
không có mẫu, thế là cô bé
và phụ huynh phải ra sức
“làm văn tả người” để bà
nặn cho giống. Khi cầm tò
he trên tay, cô bé cười khúc
khích mãi, bà nói rằng cũng
vui đến mấy ngày. Mất công
thế nhưng bà cũng chỉ lấy
10.000 đồng, con tò he nào
khó nặn nhất giá mắc nhất
là 20.000 đồng.
Chúc cô bé sẽ giữ được
những kỷ niệm đẹp của tuổi
thơ, để khi gặp lại một gánh
tò he nào đó trên phố, cô sẽ
lại khúc khích cười.
Nghề tò he thường gắn
liền với những nghệ nhân nói
giọng xứBắc. Mang tòheđi tha
phương, bàThanhmongmuốn
người phương Nam sẽ biết và
yêu hơn nghệ thuật nặn tò he.
Tiêu điểm
Bà Thanh với gánh tò he giữa phốmà cả bà lẫn bọn trẻ đều chưa bao giờ nguôi niềmsaymê.
Ảnh: HỒNGMINH
10.000 đồng/con tò he thôi,
cháu nào thích mà không có
tiền mua tôi tặng cho ngay.
Bây giờ người ta lại thích
đồ chơi truyền thống, thật
không gì vui bằng”.
Bà Thanh cùng chồng vào
TP.HCM đã 17 năm. Cả hai
vợ chồng bà đều mang theo
nghề tò he truyền thống của
gia đình vào Nam lập nghiệp.
Bà đến các công viên, cổng
trường học, các khu vui chơi
ngồi nặn tò he. Nhưng cũng
có những tháng ngày mà
gánh tò he của bà gần như vô
hình giữa tấp nập thị thành,
khi mà đồ chơi Trung Quốc
giá rẻ tràn ngập khắp nơi.
Bà Thanh kể: “Có lúc kiếm
được ít quá, không đủ gạo
Bà Thanh không
giấu nghề, ai muốn
học bà chỉ ngay
nhưng có lẽ rồi
chẳng ai đủ kiên
nhẫn học cái nghề
phơi mình ra nắng
gió mà chẳng biết
tương lai thế nào.
ăn, tôi bỏ nghề đi làm việc
khác. Nhưng lúc nào cũng
bị buồn tay buồn chân, đêm
không ngủ được, tay không
có gì mà cứ vê vê như đang
nặn bột. Tôi lại phải quay
lại với gánh tò he. Cha tôi
ngày xưa cũng có bỏ nghề
được đâu”.
Tiền lãi là những
nụ cười trẻ thơ
Nguyên liệu để nặn tò he
không có sẵn trên thị trường.
Bà tự đi mua gạo nếp về rang,
xay thành bột, rồi lại nhào bột,
trộn phẩm màu vào. Nhiều
em bé thấy mùi nếp thơm
định ăn như kẹo, bà phải căn
dặn phụ huynh: “Đây là màu
công nghiệp, không ăn được
Đời sống xã hội -
ThứBảy17-8-2019
Bà Thanh 17 năm nặn tò he
điêu luyện
Áp lực áo
cơmkhiến
người nghệ
sĩ tò he có lúc
phải bỏ nghề
nhưng niềm
yêumến của
con trẻ dành
cho những
đồ chơi
truyền thống
đã khiến
tò he được
hồi sinh.
“Trí tuệ nhân tạo không còn là câu
chuyện khoa học nữa mà thành câu
chuyện về kinh tế, xã hội để Việt
Nam phát triển” - Phó Thủ tướng Vũ
Đức Đam nói tại Ngày hội Trí tuệ
nhân tạo Việt Nam 2019 (AI4VN)
diễn ra ngày 16-8.
Phó Thủ tướng cũng cho biết đã
lắng nghe những lời khuyến nghị và
bài học mà các chuyên gia đã đóng
góp để phát triển trí tuệ nhân tạo ở
tất cả lĩnh vực. Đồng thời, Phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam cũng bày tỏ sự
lạc quan bởi công nghệ đã phát triển
vượt bậc, thế giới thay đổi, minh bạch
hơn, kết nối hơn và nguồn lực dữ liệu
lớn sẽ thúc đẩy AI phát triển “để phục
vụ con người, chứ không phải thay
thế hay cai trị con người”.
“Việt Nam không có sự lựa chọn
nào khác là phải phát triển nhanh hơn
để vượt lên. CNTT, khoa học, AI là
công cụ mang lại thời cơ lớn nhưng
nếu không tận dụng, nó có thể qua đi”
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Trong khuôn khổ của Ngày hội Trí
tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN), tám
đại diện đến từ các cộng đồng, câu
lạc bộ đã thống nhất và chính thức ra
mắt Liên hiệp Các cộng đồng AI ở
Việt Nam.
Liên hiệp Các cộng đồng AI ở Việt
Nam được thành lập với mục tiêu đẩy
mạnh hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo Việt
Nam. Liên hiệp Các cộng đồng AI ở
Việt Nam được hoạt động dựa trên
cơ chế nền là một thỏa thuận liên kết
giữa các cộng đồng đào tạo, nghiên
cứu, phát triển ứng dụng trí tuệ nhân
tạo tại Việt Nam và với mong muốn
tụ hội kết nối định hướng và chia sẻ
về đào tạo nghiên cứu phát triển trí
tuệ nhân tạo mang lại lợi ích chính
đáng giữa các thành viên.
Nói về sự xuất hiện của liên hiệp,
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho
rằng đây là tiền đề tốt cho một chặng
đường dài phía trước: “Việc ra mắt
liên hiệp rất quan trọng trong việc
tạo ra sự kết nối giữa các nhà chuyên
môn, các nhà quản lý và thị trường.
Chúng ta có trách nhiệm cùng nhau
xây dựng nền tảng dữ liệu mở để chia
sẻ với mọi người”.
Phó Thủ tướng cho rằng các nhà
chuyên môn nói nhiều về AI nhưng
suy cho cùng, công nghệ và AI là để
giải các bài toán cụ thể, giải quyết các
vấn đề đời sống hằng ngày. Đó là đưa
công nghệ để phát triển một xã hội an
toàn, văn minh; đưa AI vào các dự án
xây dựng thành phố thông minh, giao
thông thông minh, giáo dục hay kiểm
soát an ninh, bảo mật thông tin. “Hãy
bắt đầu từ những thứ đơn giản và giải
quyết nó một cách hiệu quả nhất” -
Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng
bày tỏ mong cộng đồng AI, CNTT
cùng nhau chung tay làm những việc
thật thiết thực để “Việt Nam, bằng
CNTT, AI có thêm công cụ để bước
nhanh hơn, cố gắng bước bằng các
quốc gia, thu hẹp khoảng cách với các
quốc gia đi trước”.
VIẾT THỊNH
Điều tra vụ bé trai bốn tuổi chết tại
bệnh viện sau tiêm
Tối 16-8, Đại tá Nguyễn Văn Bôn, Trưởng Công
an TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, cho biết cơ quan
điều tra vừa khám nghiệm pháp y, niêm phong và
lấy các mẫu liên quan đến vụ việc bé trai chết tại
BV đa khoa Thiện Hạnh để giám định, điều tra
làm rõ nguyên nhân. Ông Nay Phi La, lãnh đạo Sở
Y tế tỉnh Đắk Lắk, cũng cho biết đơn vị đã nắm
thông tin vụ việc bé trai bốn tuổi tử vong tại BV
Thiện Hạnh và đã yêu cầu phía bệnh viện này báo
cáo sự việc.
Nạn nhân là bé NGH (bốn tuổi, trú huyện
M’Đrắk, Đắk Lắk). Người nhà bé trai cho hay
sáng cùng ngày, gia đình thấy cháu có triệu chứng
sốt nên đã đưa vào bệnh viện. Tại đây, bác sĩ tiến
hành đo huyết áp. Sau đó, cháu H. được bác sĩ cho
truyền một bình dịch. Đến khoảng 10 giờ cùng
ngày, cháu H. được bác sĩ đến thăm khám. Một
lúc sau, bác sĩ này tiêm một mũi thuốc (chưa xác
định chủng loại) cho cháu H.
Tuy nhiên, một lát sau thì cháu H. có biểu hiện
tím tái và co giật. Ngay sau đó bác sĩ đưa cháu H.
vào phòng cấp cứu. Ít phút sau thì người nhà nhận
được thông báo cháu H. đã tử vong. Vụ việc đang
được công an tiếp tục điều tra làm rõ.
H.TRƯỜNG
Phó thủ tướng: Trí tuệ nhân tạo cầnđược ứngdụng
thôngminh
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook