187-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy17-8-2019
đáng giữa các đối tượng người dân
- nhà đầu tư - Nhà nước.
Mặt khác, theo kinh nghiệm quốc
tế, rất ít quốc gia triển khai loại
hợp đồng BT. Đặc biệt, không có
quốc gia nào thanh toán dự án BT
hoàn toàn bằng quỹ đất hoặc tài
sản công. Với một số nước như
Philippines có thực hiện dự án BT
thì dùng phương pháp thanh toán
dần bằng tiền. Hầu hết các quốc
gia đều có hình thức khai thác
nguồn lực đất đai để phát triển
cơ sở hạ tầng. Từ đó Bộ KH&ĐT
kiến nghị đưa vào luật ba phương
án đối với việc đầu tư theo hình
thức hợp đồng BT.
Phương án 1 là dừng triển khai
đầu tư theo hình thức hợp đồng
BT. Đây cũng là kiến nghị của
Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và
Công nghệ. Phương án 2, đề nghị
hoàn thiện cơ chế ngang giá với
hai lựa chọn. Hoặc là nhà đầu tư
ứng tiền giải phóng mặt bằng,
sau đó mặt bằng được đấu giá và
thanh toán trực tiếp cho nhà đầu
tư, phần còn lại nộp ngân sách nhà
nước; hoặc thực hiện kết hợp đồng
thời đấu giá đất và đấu thầu công
CHÂNLUẬN-VIẾT LONG
B
ộ KH&ĐT vừa hoàn thiện
dự thảo Luật PPP (đối tác
công-tư) và đưa ra lấy ý
kiến các thành viên Chính phủ.
Đáng chú ý trong dự thảo lần này
là quy định áp dụng dự án đầu tư
xây dựng công trình theo hình
thức hợp đồng xây dựng-chuyển
giao (dự án BT), loại hình đang
vấp phải nhiều ý kiến trái chiều
trong suốt thời gian qua.
Không nước nào áp dụng
Theo Bộ KH&ĐT, từ năm 1997
đến nay, quy định pháp lý đối với
loại hợp đồng BT đã có bốn lần thay
đổi lớn về hình thức thanh toán. Đó
là thanh toán bằng tiền, quỹ đất, tài
sản công và quyền kinh doanh khai
thác công trình. Theo cơ chế hiện
hành, nguồn lực công đối ứng được
xác định ngang giá với giá trị công
trình BT.
Tuy vậy, bộ này nhận định một
số vi phạm trong đầu tư BT giai
đoạn trước năm 2015 khiến tổng
mức đầu tư công trình BT quá
cao. “Việc áp dụng chỉ định thầu
tràn lan cho thấy còn tình trạng
xin-cho trong triển khai BT. Bên
cạnh đó, việc xác định giá trị quỹ
đất đối ứng để thanh toán dự án
BT không theo cơ chế cạnh tranh
của thị trường” - tờ trình của Bộ
KH&ĐT nêu bất cập. Đồng thời
bộ này cho rằng việc tái phân phối
giá trị địa tô tăng lên còn chưa thỏa
Cống kiểmsoát triều PhúĐịnh thuộc dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng của TP.HCMđược thực hiện theo hình thức BT.
Ảnh: KIÊNCƯỜNG
Tiếp tục thực hiện các dự án BT
Sau nhiều cuộc họp, cuối cùng nghị định về thanh toán các dự án BT cũng được ban hành.
trình BT. Nhà đầu tư chào đồng
thời giá trị quỹ đất thanh toán và
giá trị công trình BT. Giá trị quỹ
đất được xác định trong hợp đồng
và không phải xác định lại tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất... Phương
án 3 là sửa đổi toàn diện phương
thức đầu tư BT, từ việc lập, quản
lý quy hoạch, đầu tư, phát triển đô
thị và nhà ở đến việc sửa đổi các
luật liên quan.
Tiếp tục thực hiện
Mặc dù vậy, trong báo cáo thẩm
tra dự thảo luật, Văn phòng Chính
phủ cho biết qua lấy ý kiến có 17/18
thành viên Chính phủ đồng ý cho
phép tiếp tục thực hiện hình thức đầu
tư theo hợp đồng BT. Tuy nhiên, cơ
quan soạn thảo phải hoàn thiện các
chính sách thực hiện đấu thầu lựa
chọn nhà đầu tư dự án BT kết hợp
hai tiêu chí: Dự án, hiệu quả dự án
BT và giá trị quỹ đất, tài sản công
thanh toán cho nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, thực hiện đấu thầu
lựa chọn nhà đầu tư dự án BT, nhà
đầu tư ứng trước tiền giải phóng
mặt bằng; sau khi thu hồi đất và
giải phóng mặt bằng sẽ thực hiện
đấu giá khu đất để thanh toán dự
án BT.
“Văn phòng Chính phủ đề nghị
Chính phủ xem xét, thống nhất
với phương án theo đa số ý kiến
thành viên cho phép tiếp tục thực
hiện hình thức đầu tư theo hợp
đồng BT. Tuy nhiên, đề nghị Bộ
KH&ĐT rà soát kỹ quy định của
các luật Đất đai, Đấu thầu, Quản
lý, sử dụng tài sản công... để kiến
nghị sửa đổi, bổ sung quy định
liên quan, bảo đảm áp dụng triệt
để hình thức đấu thầu lựa chọn
nhà đầu tư, đồng thời có quy định
giao Chính phủ quy định chi tiết
việc triển khai thực hiện để bảo
đảm tính khả thi...” - Văn phòng
Chính phủ ý kiến.•
PhúQuốc ngập làdo biếnđổi khí hậu lạ thường
Theo kinh nghiệm quốc
tế, không có quốc gia nào
thanh toán dự án BT
hoàn toàn bằng quỹ đất
hoặc tài sản công.
Sáng 16-8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang tổ
chức họp báo thông tin về nguyên nhân ngập ở huyện
Phú Quốc vừa qua. Nói về nguyên nhân tổ chức họp
báo, ông Phạm Công Khâm, Trưởng ban Tuyên giáo
Tỉnh ủy Kiên Giang, cho hay vừa qua theo thống kê đã
có hơn 200 tin, bài đăng tải thông tin về ngập ở Phú
Quốc. Trong đó, khoảng 75% các tin, bài chỉ nói về
tình hình rồi để đó, mặc cho người đọc bình luận. “Có
những bình luận bêu riếu hết sức tai hại, phủ nhận toàn
bộ quá trình xây dựng và phát triển của Phú Quốc trước
đây” - ông Khâm nói.
Theo ông Mai Văn Huỳnh, Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ
tịch UBND huyện Phú Quốc, trong đợt ngập vừa qua có
thông tin cho rằng cả hòn đảo chìm trong biển nước là
chưa chính xác. “Trận ngập này chỉ ngập cục bộ ở một số
khu vực như thị trấn Dương Đông, Bến Tràm, Cây Thông
Trong, đường dọc Bãi Trường. Hình ảnh nước ngập từ
nhiều góc độ gây nên sự hoang mang cho người dân và du
khách. Có một số nhận định chủ quan còn gây thiệt hại cho
các nhà đầu tư” - ông Huỳnh nói.
Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc khẳng định: Muốn
đánh giá về nguyên nhân của vụ ngập nước cần tìm hiểu
kỹ về địa hình nơi đây. Cụ thể, Phú Quốc có 65% là núi
và rừng, còn lại là đồng bằng. Phú Quốc không phải ốc
đảo nên mưa xuống là trôi đi hết. Trận ngập này do biến
đổi khí hậu lạ thường, mưa lớn kéo dài trong vòng một
tuần. Hiện tượng gió mùa tây nam ập đến cùng thời điểm,
triều cường lên cao. Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc
cũng thừa nhận việc quản lý đô thị, quản lý xây dựng của
ngành chức năng thời gian qua chưa triệt để nên để xảy ra
việc xây dựng không phép, lấn suối, nâng nền, làm cản trở
dòng chảy một số nơi. Bên cạnh đó, hệ thống cống thoát
nước được xây dựng từ năm 2003, đến nay không đáp ứng
được sự phát triển của dân cư.
 “Trước mắt, kiến nghị tỉnh khảo sát lại toàn bộ các công
trình để có phương án đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống
thoát nước trên đảo. Nghiên cứu nâng cấp hệ thống thoát
nước nội ô thị trấn Dương Đông và các khu vực bị ngập cục
bộ để phù hợp với tốc độ phát triển hiện nay. Sớm triển khai
đầu tư hồ điều tiết nước cho khu vực thị trấn Dương Đông”
- chủ tịch UBND huyện Phú Quốc đề xuất..
CHÂU ANH
Ngày 15-8, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định 69/2019 quy định
việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự
án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển
giao (dự án BT).
Theo đó, tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện BT ngoài
quỹ đất, kết cấu hạ tầng, các loại tài sản công khác thì trụ sở làm việc của
các cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng được dùng để thanh toán cho nhà đầu tư
thực hiện dự án BT.
Trước khi dùng trụ sở làm việc để thanh toán dự án BT phải xác định giá trị
quyền sử dụng đất và giá trị của tài sản trên đất tại thời điểm UBND cấp tỉnh
ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất và không thực hiện miễn, giảm
tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi xác định giá trị trụ sở làmviệc thanh toán…
Nghị định 69/2019 cũng quy định khá chi tiết về trình tự, thủ tục sử dụng
trụ sở làm việc để thanh toán dự án BT. Mấu chốt nằmở chỗ phải có“văn bản
chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ”.
Với các trụ sở làm việc thuộc trung ương quản lý thì cơ quan trung ương
phải lập hồ sơ trình bộ, cơ quan trung ương xem xét. Sau đó, cơ quan này gửi
văn bản sang Bộ Tài chính xin ý kiến và gửi UBND cấp tỉnh nơi có trụ sở làm
việc để có ý kiến về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng. Sau khi có
ý kiến tổng hợp của Bộ Tài chính, UBND cấp tỉnh thì bộ, cơ quan trung ương
mới tổng hợp, báo cáo Thủ tướng xem xét, chấp thuận dùng trụ sở làm việc
để thanh toán dự án BT.
Trụ sở làmviệc thuộc địa phương quản lý cũng phải có văn bản chấp thuận
của Thủ tướng mới được dùng để thanh toán các dự án BT. Tuy vậy, sau khi
có văn bản chấp thuận của Thủ tướng, các cơ quan liên quan phải đấu thầu,
ký hợp đồng BT và các nội dung khác về đầu tư, xây dựng…, đồng thời thực
hiện nhiều thủ tục khác như nghị định đã nêu.
Sau khi thanh toán thì các bên ký kết hợp đồng BT sẽ ký biên bản xác
nhận hoàn thành việc thanh toán để thanh lý hợp đồng BT theo quy định
của pháp luật.
Sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư BT
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook