187-2019 - page 13

13
PHẠMANH
Đ
ến thời điểm này, hầu
hết các trường đại học
(ĐH) đã hoàn tất công
tác tuyển sinh để chuẩn bị
cho năm học mới. Tuy nhiên,
sau đợt 1, nhiều ngành học ở
một số trường ĐH vẫn chưa
tuyển đủ, thậm chí thiếu
hàng ngàn chỉ tiêu xét tuyển
theo phương thức xét điểm
kết quả thi THPT quốc gia.
Đáng nói, có những ngành
tỉ lệ thí sinh trúng tuyển xác
nhận nhập học chỉ đạt 50%.
Thiếu hàng ngàn
chỉ tiêu
Kết thúc đợt 1, Trường ĐH
Tài nguyên và Môi trường
TP.HCM là một trong ít
trường tại TP.HCM có số
lượng tuyển được rất thấp,
chỉ đạt hơn 50%. Trường
buộc phải tuyển sinh đợt 2
theo kết quả thi THPT quốc
gia với chỉ tiêu bổ sung lên
đến gần 800 thí sinh cho 13
ngành học, tức gần một nửa
trên tổng chỉ tiêu tuyển sinh
của trường.
Trong đó, ngành tuyển
nhiều nhất là công nghệ kỹ
thuật và môi trường với 180
chỉ tiêu, kế đến là kỹ thuật tài
nguyên nước với 90 chỉ tiêu,
ngành địa chất học và kinh tế
tài nguyên thiên nhiên mỗi
ngành 80 chỉ tiêu.
Theo nhà trường, điểmnhận
hồ sơ xét tuyển bổ sung là 14.
Trường hợp các thí sinh có
điểm xét tuyển bằng nhau thì
thí sinh có điểm toán lớn hơn
sẽ được ưu tiên.
Riêng ở phía Bắc, Trường
ĐH Lâm nghiệp gần như là
trường có chỉ tiêu tuyển sinh
bổ sung lớn nhất với 1.000 chỉ
tiêu cho 29/32 ngành học tại
Hà Nội lẫn phân hiệu tại tỉnh
Đồng Nai.
Tương tự, TrườngĐHThủy
lợi cũng xét tuyển bổ sung 290
chỉ tiêu đối với các ngành đào
tạo tại cơ sở Hà Nội. Điểm
xét tuyển từ 14 điểm cho 13
ngành học. Trong đó, chỉ tiêu
bổ sungmỗi ngành trung bình
20-30 thí sinh.
Trường ĐH Quốc tế (ĐH
Quốc gia TP.HCM) cũng vừa
thông báo sẽ xét tuyển bổ sung
125 chỉ tiêu cho tám ngành
học theo điểm thi THPT quốc
gia. Trong đó, sáu ngành do
trường cấp bằng sẽ nhận hồ
sơ từ 18 điểm trở lên gồm kế
toán, công nghệ sinh học, kỹ
thuật không gian, kỹ thuật
môi trường, kỹ thuật xây
dựng, toán ứng dụng. Riêng
hai ngành liên kết với các
trường ĐH nước ngoài (quản
trị kinh doanh, kỹ thuật điện
tử viễn thông) sẽ nhận hồ sơ
từ 16 điểm trở lên.
Nhiều ngành mòn
mỏi tìm thí sinh
Kết thúc đợt 1, số thí sinh
xác nhận nhập học Trường
ĐH Công nghiệp thực phẩm
TP.HCMđạt hơn 83%chỉ tiêu,
tức 2.945/3.500 thí sinh. Số
lượng nhập học đạt hơn 72%.
Trong đó, các ngành như công
nghệ thực phẩm, quản trị kinh
doanh, quản trị du lịch và lữ
hành đạt gần 90% chỉ tiêu.
Thí sinh làmthủ tục nhập học tại TrườngĐHCông nghiệp thực phẩmTP.HCM. Ảnh: PA
Các trường quân đội thiếu 230 chỉ tiêu
hệ cao đẳng
Theo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, một số
trường quân đội năm nay nhận xét tuyển bổ sung theo kết
quả thi THPT quốc gia. Trong đó, hệ ĐH sẽ tuyển bổ sung
25 chỉ tiêu cho hai đơn vị: Học viện Phòng không Không
quân: 20 chỉ tiêu; Trường Sĩ quan Phòng hóa: năm chỉ tiêu.
Mức điểm nhận hồ sơ từ 15 trở lên, với khu vực 3, không
có điểm liệt.
Ở trình độ cao đẳng, ban tuyển bổ sung 230 chỉ tiêu cho
hai đơn vị. Trong đó, Trường Sĩ quan Lục quân 1 tuyển 199
chỉ tiêu, Trường Sĩ quan Lục quân 2 tuyển 31 chỉ tiêu.
Ban tuyển sinh chỉ tuyển những thí sinh đã nộp hồ sơ
tuyển, đủ điều kiện sơ tuyển vào các trường ĐH quân đội
năm 2019; đủ điều kiện sức khỏe ngành chỉ huy thammưu
phòng không - không quân và tác chiến điện tử của Học
viện Phòng không - Không quân, Trường Sĩ quan Phòng
hóa. Thời gian nhận hồ sơ đến hết ngày 19-8.
Nhu cầu việc làm với
những ngành nghề
liên quan đến đi biển
trong nước và cả đi
nước ngoài rất lớn
nhưng không tuyển
sinh được.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt
“Lời Bác dặn trước lúc đi xa”
Thông tin từ Bộ VH-TT&DL cho biết chương
trình nghệ thuật đặc biệt “Lời Bác dặn trước lúc đi
xa” dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 25-8 tại Nhà hát lớn
Hà Nội. Đây là chương trình do Bộ VH-TT&DL tổ
chức nhân 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Quang
Vinh, Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
(Bộ VH-TT&DL), đảm nhận vai trò tổng đạo diễn
chương trình.
Chương trình nghệ thuật “Lời Bác dặn trước lúc
đi xa” gồm ba phần. Phần đầu tiên mang tên “Người
đi tìm hình của nước”; phần 2 là “Trở về”; phần 3 là
“Người là niềm tin tất thắng”.
“Lời Bác dặn trước lúc đi xa” quy tụ những giọng
ca hàng đầu của dòng nhạc trữ tình, thể hiện những
ca khúc đi cùng năm tháng, hứa hẹn sẽ tạo nên một
không gian âm nhạc sâu lắng, ngọt ngào và cảm xúc.
Đây là món quà mà các nghệ sĩ tri ân Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
Ca khúc chủ đề của chương trình
Lời Bác dặn
trước lúc đi xa
là một sáng tác rất nổi tiếng của cố
nhạc sĩ Trần Hoàn (1928-2003). Ông viết ca khúc
này vào năm 1989 dựa trên câu chuyện do ông Vũ
Kỳ, thư ký riêng của Bác Hồ, kể lại những giây phút
cuối đời của Người với những tình tiết xúc động,
nghẹn ngào.
TN
Cử nhân Anh văn 63 tuổi đậu đại học
chính quy ngành piano
Theo thông tin từ Trường Đại học (ĐH) Văn Hiến
(TP.HCM), thí sinh Đào Thị Thư đăng ký xét tuyển
học bạ vào ngành piano của trường này. Ngoài kết
quả học bạ, thí sinh phải dự thi năng khiếu gồm môn
cơ sở và môn chuyên ngành. Bà Thư đạt 5 điểm môn
cơ sở kỹ thuật xướng âm và 7 điểm môn chuyên
ngành piano. Với kết quả này, bà Thư trúng tuyển
vào ngành piano của trường.
Đây là thí sinh đặc biệt mà
Pháp Luật TP.HCM
từng đưa tin.
Trước khi đậu ĐH ngành piano, bà Thư là giáo
viên thỉnh giảng môn âm nhạc (organ) và tiếng Anh
tại một số trường mầm non và tiểu học tại TP.HCM.
Bà Thư tốt nghiệp ĐH ngành ngôn ngữ Anh (hệ từ
xa) của Trường ĐH Hà Nội năm 2016 sau năm năm
theo học. Tuy là giáo viên dạy organ ở hai trường
mầm non nhưng với piano, bà thú nhận là chưa biết
nhiều. Bà mua sách về tự học, đánh được nhiều bài
nhưng kỹ thuật còn rất yếu. “Tuổi cũng đã lớn nên
việc học piano có lẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Tôi
thích piano nên đi học cái chính là để thỏa đam mê
của mình mà trước đây chưa có điều kiện thực hiện.
Hơn nữa, tôi muốn học thêm piano để có thêm kiến
thức, dạy các bé tốt hơn” - bà Thư nói.
Bà Thư cho hay trước năm 1975, bà chọn học sinh
hóa của ĐH Khoa học để lấy chứng chỉ dự bị ĐH thi
vào ĐH Y. Tuy nhiên, khi học được một năm thì do
hoàn cảnh nhà nghèo, đông con, lại là chị cả nên bà
đành gác việc học rồi lấy chồng, sinh con.
Đến khi 51 tuổi, con cái trưởng thành, bà quyết
định thực hiện tiếp giấc mơ còn dang dở. Bà đăng
ký học chương trình ĐH Sư phạm TP.HCM và tiếp
tục thi vào ĐH Hà Nội, chương trình đào tạo từ xa
ngành ngôn ngữ Anh, chuyên ngành biên phiên dịch.
“Mục đích học ngành này là vì ngày xưa tôi thích
học tiếng Anh, giờ học để thỏa đam mê chứ không
nghĩ học để đi dạy. Sau này có duyên nên tôi đi dạy
tiếng Anh tại Trường Tiểu học Minh Đạo và Tiểu
học Chính Nghĩa, quận 5” - bà tâm sự.
HÀ AN
BàĐào Thị Thư đang thi phần thi năng khiếu. Ảnh: VH
Đời sống xã hội -
ThứBảy17-8-2019
Nhiều trường đại học
ngóng sinh viên
Nhiều ngành học xét tuyển bổ sung gần như bằng chỉ tiêu cần tuyển
ban đầu vì không tuyển được hoặc thí sinh không đến nhập học.
Ngược lại, các ngành công
nghệ chế biến thủy sản, khoa
học thủy sản, công nghệ vật
liệu, công nghệ kỹ thuật môi
trường có số lượng nhập học
thấp, chỉ đạt gần 30%chỉ tiêu.
ThS PhạmThái Sơn, Giám
đốc Trung tâm tuyển sinh và
truyền thông của trường, cho
hay các ngành có số nhập
học thấp hầu như hằng năm
đều có số lượng đăng ký ít,
ở các trường nói chung nên
điểm chuẩn thấp. Đã vậy, ở
các ngành đó chỉ có khoảng
50% thí sinh trúng tuyển
nhập học. “Do đó, tuy không
kỳ vọng nhiều nhưng trường
vẫn quyết định tuyển bổ sung
400 chỉ tiêu cho 20 ngành học
còn thiếu trên. Điểm nhận hồ
sơ sẽ từ 15 đến 18 điểm, tùy
ngành” - ThS Sơn nói.
PGS-TSĐồngVănHướng,
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH
Giao thông vận tải TP.HCM,
cũng cho rằng trường chưa có
kế hoạch tuyển sinh bổ sung.
Hiện một số ngành liên quan
đến đường biển của trường
đạt chỉ tiêu rất thấp, như các
chuyên ngành điều khiển tàu
biển, kinh tế vận tải biển…
“Nhu cầu việc làm với
những ngành nghề liên quan
đến đi biển trong nước và cả
đi nước ngoài rất lớn. Dù thu
nhập rất cao nhưng tâm lý phụ
huynh, thí sinh ngày càng e dè
vì cực, làm xa… nên những
năm gần đây trường rất khó
tuyển sinh. Mỗi năm trường
đã giảm chỉ tiêu xuống khá
nhiều, mỗi ngành cũng chỉ
còn vài chục em nhưng vẫn
không tuyển được” - PGS-TS
Hướng chia sẻ.•
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook