187-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy17-8-2019
tranh phòng, chống các tội phạm
trong lĩnh vực bảo hiểm. Tuy nhiên,
các điều luật vẫn còn có nhiều quy
định chung chung và có cách hiểu
khác nhau, cần có hướng dẫn để bảo
đảm áp dụng thống nhất pháp luật.
Phó Tổng giám đốc BHXH Việt
Nam Đào Việt Ánh cho hay hiện
nay đối tượng tham gia BHXH là
14,8 triệu người (trên 30% lực lượng
lao động); bảo hiểm thất nghiệp là
12,7 triệu người (hơn 26% lực lượng
lao động); BHYT là trên 84,7 triệu
người (gần 90% dân số tham gia
BHYT). Cơ quan bảo hiểmmỗi năm
giải quyết chi trả cho trên 10 triệu
lượt người hưởng các loại chế độ
BHXH và trên 170 triệu lượt người
hưởng chế độ BHYT.
“Trong quá trình thực hiện chính
sách, chúng tôi thấy có một số nội
dung nổi cộm, đặc biệt là về tình
trạng trốn đóng BHXH, bảo hiểm
thất nghiệp, BHYT cho người lao
động. Đồng thời, việc trục lợi các
quỹ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp,
BHYTvẫndiễn raởnhiềuđịaphương
và xu hướng ngày càng phức tạp
hơn. BHXH Việt Nam đã chuyển
nhiều hồ sơ vụ việc liên quan đến
việc trốn đóng BHXH đến cơ quan
chức năng để xử lý hình sự” - ông
Ánh thông tin.
Cũng theo ông Ánh, tình hình
nợ đọng vẫn ở mức cao, diễn biến
phức tạp. Đến cuối tháng 7-2019, số
nợ đọng BHXH, BHYT, bảo hiểm
thất nghiệp là trên 6.000 tỉ đồng. Số
đơn vị vi phạm, nợ đọng khoảng
trên 55.000 đơn vị, đối tượng tác
động liên quan đến hàng trăm ngàn
người lao động. Vì vậy, việc Hội
đồngThẩmphánTANDTối cao ban
hành nghị quyết là hết sức cần thiết.
“Đây là tội danh mới, lần đầu tiên
luật quy định, cần phải có áp dụng
thống nhất. Đặc biệt, nó giúp tháo gỡ
được những vướng mắc trong công
tác triển khai thực hiện BHXH thời
gian qua” - ông Ánh nói.
Vi phạm thời gian nào sẽ
bị truy tố?
Theo hướng dẫn vừa được ban
hành, trong các vụ án hình sự mà
các bị can, bị cáo bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về ba tội danh nêu
trên, cơ quan BHXH sẽ tham gia tố
tụng với tư cách là bị hại.
Khi phát hiện hành vi có dấu
hiệu tội phạm, cơ quan BHXH gửi
văn bản kiến nghị khởi tố kèm theo
chứng cứ, tài liệu có liên quan để
xem xét, khởi tố. Đối với tổ chức
công đoàn, tổ chức đại diện cho
người lao động và cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác phát hiện hành vi có
dấu hiệu tội phạm thì thông báo
ngay đến cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng.
Đáng chú ý, nghị quyết dành một
điều (Điều 5) quy định về nguyên tắc
xử lý các hành vi vi phạm. Theo đó,
đối với hành vi trốn đóng BHXH,
BHYT, bảo hiểm thất nghiệp thực
hiện trước 0 giờ ngày 1-1-2018 thì
không xử lý hình sự theo Điều 216
BLHSmà tùy từng trường hợp xử lý.
Nếu chưa xử phạt vi phạm hành
chính và chưa hết thời hiệu xử phạt
thì cơ quan có thẩm quyền xem xét,
xử phạt hành chính. Trường hợp đã
xử phạt vi phạm hành chính mà cá
nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình
trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu
ĐỨCMINH
S
áng 16-8, TAND Tối cao tổ
chức công bố nghị quyết của
Hội đồng Thẩm phán hướng
dẫn áp dụng ba điều của BLHS
2015 quy định về các tội gian lận
bảo hiểm và trốn đóng bảo hiểm.
Lý giải về lý do cần ban hành nghị
quyết, Phó Chánh án TAND Tối
cao Nguyễn Trí Tuệ cho hay BLHS
2015 đã bổ sung ba tội danh: tội
gian lận bảo hiểm xã hội (BHXH),
bảo hiểm thất nghiệp (Điều 214);
tội gian lận bảo hiểm y tế (BHYT)
(Điều 215); tội trốn đóng BHXH,
BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho
người lao động (Điều 216).
Nợ đọng bảo hiểm
6.000 tỉ đồng
Theo ông Tuệ, việc bổ sung này
đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc xử
lý trách nhiệm hình sự các hành vi
vi phạm, phần nào đáp ứng được
yêu cầu thực tiễn và công tác đấu
Chuyển công
an gần 100
vụ gian lận
bảo hiểm
BLHS2015bổsungba tội liênquanđếngian
lậnbảohiểmnhưngcònchungchungnên
TANDTối caophải cóhướngdẫncụthể.
thi hành được xác định tại khoản 2
Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành
chính. Nếu gây thiệt hại cho người
lao động, cơ quan BHXH hoặc tổ
chức, cá nhân khác thì người bị
thiệt hại có thể khởi kiện yêu cầu
bồi thường ngoài hợp đồng đối với
người vi phạm theo luật dân sự.
Nghị quyết nêu rõ: “Không coi
việc đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi trốn đóng BHXH,
BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho
người lao động trước 0 giờ ngày
1-1-2018 là căn cứ để truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định
tại Điều 216 BLHS”.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các
vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ
Lợi cho rằng thực tế nhiều trường
hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể,
chủ doanh nghiệp bỏ trốn, nợ đọng
BHXH dẫn đến người lao động
chưa được xử lý các chính sách về
BHXH, BHYT. Ông đề nghị các cơ
quan liên quan nắm chắc tình hình
“để tránh lợi dụng việc chúng ta
không hồi tố vấn đề này”.
“Rất nhiều ý kiến nói rằng phải
hồi tố nhưng qua xem xét, nếu
chúng ta làm quá mức như vậy sẽ
gây khó khăn, áp lực cho các doanh
nghiệp” - ông Lợi nói và đề nghị
BHXHViệt Nam giúp cơ quan quản
lý “chốt” ngay số liệu về việc này.•
Đã chuyển cơ quan điều tra hơn 100 vụ
Khi được hỏi tòa án đã thụ lý giải quyết bao nhiêu vụ việc liên quan đến
tội gian lận và trốn đóng bảo hiểm, Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn
Trí Tuệ cho biết ông chưa nắm được số liệu tổng hợp. Tuy nhiên, theo
thông tin từ cơ quan bảo hiểm thì họ đã chuyển cho cơ quan điều tra
gần 100 vụ việc liên quan đến việc chiếm dụng bảo hiểm.
Đến cuối tháng 7-2019,
số nợ đọng BHXH,
BHYT, bảo hiểm thất
nghiệp là trên 6.000 tỉ
đồng, số đơn vị vi phạm,
nợ đọng khoảng trên
55.000 đơn vị.
Ngày 16-8, sau gần ba tháng hoãn xử, TAND tỉnh Bắc
Giang mở lại phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Vi Văn Phượng
(51 tuổi, trú huyện Lục Nam) về tội giết người. Nạn nhân
là bà Nguyễn Thị Vui, mẹ ruột bị cáo. Đây cũng là vụ án
còn rất nhiều uẩn khúc khi bị cáo liên tục kêu oan, tố bị
điều tra viên ép cung.
Theo nội dung cáo buộc, Phượng vay bà Vui 1,5 chỉ
vàng. Nhiều lần bị bà Vui đòi vàng, Phượng nảy sinh
ý định giết mẹ. Trưa 5-10-2012, Phượng đi làm công
cho người quen về, thấy mẹ đang ngủ liền dùng dao
sát hại.
Dù liên tục kêu oan nhưng tháng 4 và tháng 8-2013,
Phượng lần lượt bị TAND tỉnh Bắc Giang và TAND Tối
cao tại Hà Nội tuyên án tử hình. Tháng 11-2016, Hội đồng
Thẩm phán TAND Tối cao họp phiên giám đốc thẩm, hủy
toàn bộ hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra, xét
xử lại.
Tại tòa, Phượng tiếp tục kêu oan. Bị cáo này cũng
lặp lại lời khai bị điều tra viên bức cung giống như
phiên tòa cách đây gần ba tháng. Khi đại diện VKS
hỏi có căn cứ nào chứng minh bị bức cung hay
không, Phượng nói không. “Bị cáo nhận tội vì sợ” -
Phượng nói.
Đáng chú ý, tham gia bào chữa cho bị cáo, các luật sư
(LS) đặt rất nhiều câu hỏi đối với ông Lăng Văn Mạnh,
nhân chứng trong vụ án, cũng là người có lời khai thay
đổi theo hướng bất lợi cho bị cáo.
Theo cáo trạng, ông Mạnh là
người cùng Phượng đi làm công
sáng hôm xảy ra án mạng. Hôm
đó Phượng mặc hai áo, áo sơmi
xanh bên ngoài và áo phông trắng
bên trong. Về tới nhà, Phượng cởi
áo xanh vứt ở hiên nhà rồi ra tay
sát hại mẹ mình. Gây án xong,
Phượng cởi áo trắng vắt lên thang
gỗ, mặc lại áo xanh.
LS cho rằng ban đầu ông Mạnh
khai Phượng chỉ mặc áo xanh
nhưng sau này lại nói mặc hai áo
như trong cáo trạng. Theo LS, việc chứng minh ngày
5-10-2012 Phượng mặc một hay hai áo là rất quan
trọng. Bởi theo đúng lời khai ban đầu của ông Mạnh
(và cả bị cáo - PV), thời điểm xảy ra vụ án Phượng chỉ
mặc áo xanh. Như vậy, chiếc áo màu trắng dính máu
nạn nhân là của hung thủ để lại chứ không phải của
Phượng, bị cáo hoàn toàn vô tội.
Các LS cũng nêu lại các luận cứ
trong phiên tòa cách đây ba tháng để
chứng minh thân chủ của mình ngoại
phạm. Tuy nhiên, đại diện VKS vẫn
giữ nguyên quan điểm có đủ cơ sở
buộc tội, đề nghị HĐXX tuyên bị cáo
tử hình.
Sau khi hội ý, HĐXX cho biết sẽ
nghị án kéo dài và tuyên án vào
sáng 19-8.
TUYẾN PHAN
Bíẩnchiếcáotrắngdínhmáutrongnghiángiếtmẹruột
Bị cáo Vi Văn Phượng tại tòa.
Ảnh: TP
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook