187-2019 - page 9

9
Tranh luận công nghệ
cải tạo rạch Xuyên Tâm
Công ty xử lý nước sông Tô Lịch cho rằng việc Sở TN&MT TP.HCM
đánh giá, phủ nhận công nghệ của đơn vị họ là chưa khách quan.
NGUYỄNCHÂU- TRỌNGPHÚ
C
ông ty cổ phần Cải thiện
môi trườngViệt Nhật JVS
(viết tắt là JVS), đơn vị
đang triển khai xử lý thí điểm
ô nhiễm sông Tô Lịch bằng
công nghệ của Nhật Bản, vừa
có ý kiến về văn bản báo cáo
của Sở TN&MT TP.HCM với
UBND TP.HCM, trong đó có
nội dung phủ nhận công nghệ
xử lý nước của JVS.
“Nhận xét chưa
khách quan”
Đó là ý kiến của ông Nguyễn
Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT
Công ty JVS, khi trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
ngày 16-8.
Ông Tuấn Anh cho hay phía
đơn vị không chủ động giới
thiệu công nghệ để xử lý ô
nhiễm nước một số kênh rạch
ở TP.HCM. “Hồ sơ giới thiệu
công nghệ này là do một cán
bộ của TP.HCM đề nghị nên
đơn vị chúng tôi mới gửi” - ông
Tuấn Anh nói. Ông cho rằng
Sở TN&MT TP.HCM có văn
bản phủ nhận công nghệ xử lý
nước ô nhiễm của Nhật Bảnmà
JVS đang triển khai là không
hợp lý, thiếu khách quan.
Chiều cùng ngày, phía JVS
thông tin thêm: Các chuyên gia
tại Tổ chức Xúc tiến thương
mại - môi trường Nhật Bản
cũng cho rằng phía SởTN&MT
TP.HCM đã có báo cáo chưa
chính xác về công nghệ xử lý
nước Nano-Bioreactor. Trong
đó tập trung vào các vấn đề
chính như khả năng cung cấp
ôxy; khả năng phân hủy bùn và
các chất ô nhiễm trong nước…
VềphíaSởTN&MTTP.HCM,
bà Nguyễn Thị ThanhMỹ, Phó
Giám đốc sở này, cho biết hiện
Công ty JVS mới chỉ gửi hồ sơ
giới thiệu công nghệ để xử lý
nước của các kênh Nhiêu Lộc
- Thị Nghè, 19/5, rạch Xuyên
Tâm. Trên thực tế, phía Sở
TN&MT cũng chưa gặp công
ty này. “Việc có đánh giá trên
là dựa vào hồ sơ do UBND
TP.HCM chuyển để chúng tôi
có nghiên cứu và tìmhiểu thêm.
Sau đó, chúng tôi đã phối hợp
với các sở, ngành và có ý kiến
ban đầu để tham mưu ủy ban
về ý kiến đề xuất của Công ty
JVS” - bà Mỹ thông tin.
Trướcđó,ngày9-8,SởTN&MT
TP.HCMđã có văn bản báo cáo
UBNDTP.HCM về đề xuất xử
lý nước kênh Nhiêu Lộc - Thị
Nghè, rạchXuyênTâmvà kênh
19/5 của phía Công ty JVS.
Theo đó, Sở TN&MT đưa ra
hàng loạt nhận định về công
nghệ Nhật Bản mà JVS giới
thiệu. Như không thể có khả
năng cung cấp ôxy “vô tận”
vì thiết bị hoạt động (máy tạo
khí) cần cung cấp điện năng
để hoạt động; khó hiệu quả xử
lý ô nhiễm nước kênh rạch vì
đây là dòng nước luân chuyển
và có khả năng tái ô nhiễm sau
khu vực đặt thiết bị là rất cao.
SởTN&MTTP.HCMcũngcho
rằng việc đề xuất thay thế các
trạm xử lý nước thải bằng thiết
bị Nano-Bioreactor là chưa có
cơ sở, vì ngay các nước tiên tiến
(kể cả Nhật) vẫn đang sử dụng
các trạmxử lý nước thải…Theo
đó, SởTN&MTđề nghị UBND
TP.HCM chờ kết quả xử lý thí
điểm ô nhiễm sông Tô Lịch tại
HàNội, từ đó có số liệu đánh giá
khách quan hơn về công nghệ
xử lý nước ô nhiễm của JVS.
Phải có kế hoạch,
lộ trình thực hiện
Về việc gửi hồ sơ giới thiệu
để xử lý nước các kênh Nhiêu
Lộc - Thị Nghè, rạch Xuyên
Tâm và kênh 19/5 ở TP.HCM
của Công ty JVS, GS-TSKH
Lê Huy Bá, khoa Môi trường
và Biến đổi khí hậu, ĐH Công
nghiệp thực phẩm TP.HCM,
nhận định: “Theo tôi, nên chờ
kết quả thử nghiệm với các số
liệu cụ thể, tiếp cận các số liệu
quan trắc để có thể đánh giá
một cách khách quan. Xem ưu
và khuyết điểm của việc xử lý
nước ở sông Tô Lịch”.
Ông Bá cho rằng cần xem
xét thêm việc lựa chọn công
nghệ xử lý nước có phù hợp
với điều kiện kinh tế hay phù
hợp với địa lý, thổ nhưỡng và
môi trường ở TP.HCM không.
Ví dụ ở Hà Nội không có hiện
tượng đất lún như ở TP.HCM.
Bên cạnh đó, sông Tô Lịch tốc
độ chảy của nguồn nước rất
chậm, còn ở Nhiêu Lộc - Thị
Nghè hoặc rạch Xuyên Tâm
khả năng chảy vẫn có và chảy
hai chiều…Nền đất khác nhau,
địa môi trường khác nhau, vấn
đề ở đây là áp dụng công nghệ
như thế nào để phù hợp.
Theo ông Bá, TP nên có xử
lý cục bộ từng khu vực một,
sau đó mới đưa về xử lý tập
trung, khi đạt được mức độ
cho phép, mức độ nước thải
loại B trở lên mới được thải ra
kênh, ở cuối kênh cũng phải có
kiểm tra nước thải loại A mới
được xả thải ra sông Sài Gòn.
TP nên có hợp đồng quản lý,
xử lý nước thải cho từng hệ
thống kênh, đồng thời TP nên
tính toán thêm mức chi phí để
bỏ ra xử lý nước thải.
Đồng quan điểm, PGS-TS
NguyễnHồngQuân (PhóGiám
đốcphụ tráchTrung tâmQuản lý
nước và Biến đổi khí hậu, Viện
Môi trường và Tài nguyên, ĐH
Quốc gia TP.HCM) cho rằng:
Việc cải thiện nguồn nước kênh
Nhiêu Lộc - Thị Nghè, rạch
XuyênTâmvà kênh 19/5 là cần
thiết và nên thực hiện ngay. Tuy
nhiên, nếu chúng ta xử lý nước
thải ở những con kênh này thì
chỉ giải quyết ở phần ngọn, còn
phần gốc là nên kiểmsoát, xử lý
môi trường từ ban đầu. TP nên
kiểm soát, quản lý nguồn thải
từ ban đầu, từ người dân, doanh
nghiệp…, vấn đề liên quan về
quan trắc, giám sát… Chính
vì thế, TP nên có kế hoạch, lộ
trình thực hiện rõ ràng.•
Xuyên Tâm
làmột trong
những con rạch
ô nhiễmnhất
ở TP.HCMhiện
nay. Ảnh: HL
Tắm nước sông Tô Lịch
Liên quan đến kết quả xử lý nước sông Tô Lịch, ông Nguyễn
Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT JVS, cho hay dự kiến hômnay (17-8),
các chuyên gia tại Tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường
Nhật Bản sẽ công bố. Kết quả này sẽ trải qua sự kiểm nghiệm,
thống nhất của nhiều cơ quan khác nhau. Trước đó, vào ngày
8-8, chuyên gia của Nhật Bản trình diễn tắm, ngụp lặn tại bể
chứa nước sông Tô Lịch sau khi xử lý thí điểm để chứng minh
hiệu quả làm sạch ô nhiễm của công nghệ Nano-Bioreactor.
“Nền đất khác nhau,
địa môi trường khác
nhau, vấn đề ở đây
là áp dụng công
nghệ như thế nào để
phù hợp.”
GS-TSKH
Lê Huy Bá
Xiný kiếnThủ tướng
về cao tốcLaSơn -
TúyLoan
Sáng 16-8, đoàn công tác Bộ GTVT do Thứ
trưởng Lê Đình Thọ dẫn đầu có buổi làm việc với
UBND TP Đà Nẵng về tiến độ dự án cao tốc La Sơn
- Túy Loan. Trong đó, đoạn tuyến Hòa Liên - Túy
Loan dài khoảng 11,5 km đang không thể triển khai
vì vướng giải phóng mặt bằng (GPMB).
Theo ông Nguyễn Vũ Quý, Phó Giám đốc Ban
quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, hiện còn 258 hồ
sơ đất rừng, đất nông nghiệp trên ba xã của huyện
Hòa Vang cần phải được bàn giao mặt bằng trước
ngày 30-9. Riêng với đất ở của người dân, Ban quản
lý dự án đường Hồ Chí Minh đề nghị Đà Nẵng sớm
bàn giao mặt bằng cuối năm 2019.
Hội đồng GPMB dự án La Sơn - Túy Loan cho hay
trước đây Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch dự án này và
quy hoạch đường gom, hội đồng GPMB đã công bố cả
hai quy hoạch cho người dân. Nên đã có những thửa
đất dính vào cả hai dự án hoặc chỉ dính đường chính
nhưng người dân đều có nguyện vọng di dời hẳn.
Đại diện Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho rằng
bài toán lớn nhất hiện nay là nguồn vốn. Để giải tỏa
cả hai đường gom cần 400 tỉ đồng, trong khi Ban
quản lý dự án đường Hồ Chí Minh chỉ đáp ứng được
180 tỉ đồng.
Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà
Nẵng, thống nhất việc giải tỏa hẳn đối với những hộ
có thửa đất ở và đất nông nghiệp ở tuyến chính và
một phần tuyến đường gom. Riêng những hộ có đất
nằm hoàn toàn ở tuyến đường gom thì giữ nguyên
và quản lý theo quy hoạch. “Để tiết kiệm thời gian,
công bố quy hoạch, tiến hành ráp giá, vận động nhân
dân, bố trí tái định cư” - ông Thơ nói.
Cho rằng đoạn tuyến Hòa Liên - Túy Loan như
một cổ chai trong tổng thể dự án cao tốc liền mạch,
Thứ trưởng Lê Đình Thọ đề nghị cuối tuần tới hội
đồng GPMB phải cho ra số vốn cần thiết và Ban
quản lý dự án đường Hồ Chí Minh phải báo cáo
ngay phương án giải quyết.
Ông Thọ cho hay dự án được thực hiện bằng vốn
vay nên việc kéo dài tiến độ gây áp lực rất lớn lên
trả lãi vay. Cứ mỗi sáu tháng, dự án phải trả 33 triệu
USD tiền lãi, hiện đã trả lãi đến lần thứ tư với tổng
tiền phải trả là 132 triệu USD.
Cũng theo ông Thọ, La Sơn - Túy Loan được quy
hoạch là đường cao tốc (giai đoạn 1 gồm hai làn xe)
nên trước sau gì cũng phải đầu tư đúng quy mô cao
tốc (bốn làn xe). Những vướng mắc hiện nay nếu
cần thiết sẽ xin Thủ tướng cho ý kiến về việc GPMB
trước và khi nào đủ vốn thì làm đường.
TẤN VIỆT
Xử lý vi phạm trật tự xây dựng
tại KCN Phong Phú
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan vừa
có ý kiến chỉ đạo về xử lý vi phạm trật tự xây dựng
tại Khu công nghiệp (KCN) Phong Phú.
Theo đó, Phó Chủ tịch TP giao chánh Thanh tra Sở
Xây dựng thành lập tổ công tác khẩn trương tiến hành
kiểm tra hiện trạng trật tự xây dựng tại KCN Phong
Phú. Các trường hợp vi phạm đã có quyết định xử
phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì giao
UBND huyện Bình Chánh khẩn trương tổ chức thực
hiện cưỡng chế theo đề xuất của Sở Xây dựng.
Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP
chuyển giao hồ sơ các trường hợp còn lại (đã lập
biên bản vi phạm hành chính) cho Thanh tra Sở Xây
dựng để xem xét, ban hành quyết định xử phạt hoặc
trình UBND TP để làm cơ sở cho UBND huyện
Bình Chánh tổ chức thực hiện cưỡng chế dứt điểm.
Huyện Bình Chánh lập rào chắn các tuyến đường
dẫn vào KCN Phong Phú, lập chốt bảo vệ, các biển
báo nhắc nhở, cảnh báo và thường xuyên giám sát,
kiểm tra, tuyệt đối không để các công trình vi phạm
tiếp tục thi công hoặc phát sinh thêm các công trình
xây dựng không phép. Đối với các hộ dân xung quanh
cần phải tuyên truyền, vận động để tránh trường hợp
người dân lấn chiếm, sử dụng.
P.CƯỜNG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook