193-2019 - page 12

12
VIẾT THỊNH
S
ự kiện bộ trưởng Bộ
VH-TT&DL tặng bằng
khen cho tập thể và 13
cá nhân trong đoàn làm phim
Về nhà đi con
gây xôn xao dư
luận những ngày qua. Nhiều ý
kiến phản ứng với việc khen
tặng này, cho rằng chưa thỏa
đáng, thiếu căn cứ...
Có vẻ cảm tính
Việc khen tặng này được
dư luận cho là rất bất ngờ
bởi việc một bộ phim vừa
trình chiếu xong chưa được
mấy ngày đã được Bộ VH-
TT&DL trao tặng. Trong
khi với trường hợp khen
thưởng đột xuất thì phải
có những thành tích đột
xuất, bất thường được ghi
nhận. Chẳng hạn việc đoạt
giải thưởng tại các cuộc thi
Olympic của học sinh hay
thành tích vang dội của đội
tuyển bóng đá Việt Nam
trong thời gian qua trên đấu
trường quốc tế hay những
hành động dũng cảm trong
cuộc sống.
Chị Vũ Thúy, một fan của
phimViệt, bày tỏ: “
Về nhà đi
con
là một bộ phim hot, có
giá trị nhất định trong việc
đề cao giá trị gia đình. Tuy
nhiên, nếu nói về tác động
tích cực sau bộ phim thì tôi
nhớ trước đây có bộ phim
Dấu chân du mục
nói về
cuộc sống người chăn cừu
ở Ninh Thuận. Phim phát
xong, du lịch Ninh Thuận
phát triển rất mạnh. Qua việc
tiết thi hành một số điều của
Luật Thi đua khen thưởng.
“Nghị định 91 có nội dung
người khen được quyền khen
đột xuất, bộ trưởng có quyền
khen đột xuất trong lĩnh vực
của mình, chúng tôi khen là
khen trong lĩnh vực gia đình
mà hiện nay Bộ VH-TT&DL
đang quản lý nhà nước về lĩnh
vực trên, chúng tôi khen dưới
góc độ đó và cũng là một sự
động viên để người ta làm
tốt” - ông Cẩn nói.
Nói về sự quan tâm của dư
luận, ông Cẩn cho rằng dư
luận băn khoăn hơi nhiều,
bên cạnh đó việc khen thưởng
này theo ông Cẩn thì không
có gì là bất ngờ.
Trước đó, tại lễ trao bằng
khen, ông Phùng Huy Cẩn
cho rằng: Bộ phim đã phản
ánh chủ đề rất nóng trong xã
hội, đó là vấn đề gia đình, vấn
đề đạo đức xã hội. Sự xuống
cấp của đạo đức xã hội suy
cho cùng là do chúng ta chưa
thực sự quan tâm tới gia đình.
Bộ phim đã giải quyết những
vấn đề xã hội, tất nhiên không
phải giải quyết hết.
Căn cứ vào đó Bộ quyết
định khen thưởng đoàn làm
phim. Đoàn làm phim được
dư luận xã hội đồng tình,
cũng góp thêm tiếng nói với
Bộ để góp phần chấn hưng
nền văn hóa, đặc biệt nhắc
nhở mọi người quan tâm hơn
nữa tới gia đình.•
Nội dung tư tưởng
“vô cùng tốt”
Thành công của bộ phim là
sựđónggóp xuất sắc của tất cả
thành phần đoàn làmphim. Ở
đó, ngoài giá trị về nghệ thuật,
bộ phim có nội dung tư tưởng
vô cùng tốt. Đó là khi xây dựng
giá trị đạo đức xã hội thì phải
xây dựng từ nền tảng gia đình,
trong từng gia đình.
Ông
NGUYỄN NGỌC THIỆN,
Bộ trưởng Bộ
VH-TT&DL
Họ đã nói
Đoàn làmphim
Về nhà đi con
tại buổi khen thưởngmới đây. Ảnh: PV
trao bằng khen này, tôi nghĩ
Bộ có phần cảm tính và vội
vàng...”.
Nhiều ý kiến cũng băn
khoăn dựa vào tiêu chí nào
để Bộ khen tặng, trong khi
trước giờ có không ít bộ phim
mang lại giá trị nào đó trong
cuộc sống nhưng nào được
khen ngợi, biểu dương từ cơ
quan quản lý nhà nước. Việc
Bộ khen thưởng như thế có
quá cảm tính?
Bạn đọc Nguyễn Trường
Anh cho rằng: Việc khen
thưởng hay cổ vũ luôn được
khuyến khích. Tuy nhiên cần
phải có sự công bằng giữa
các phim với nhau. “Nếu Bộ
khen dựa trên những gì tôi
được nghe mà coi đó là thước
đo thì tôi nghĩ nhiều bộ phim
khác cũng không thua kém
Về nhà đi con.
Vậy nên tôi
nghĩ khen là phải xứng đáng.
Đoàn làm phim bất
ngờ, xúc động vì
thành quả của đoàn
sau gần một năm
đã được khán giả
đón nhận, được Bộ
VH-TT&DL đánh
giá cao.
Không khen bằng cảm xúc cá
nhân hay cảm xúc của một
bộ phận công chúng” - anh
Trường Anh bày tỏ.
Khen để động viên
“người ta làm tốt”
Mang những băn khoăn,
thắc mắc này, ngày 23-8,
PV
Pháp Luật TP.HCM
trao
đổi với ông Phùng Huy Cẩn,
Vụ trưởng Vụ Thi đua khen
thưởng. Ông Phùng Huy Cẩn
cho hay việc khen thưởng của
Bộ căn cứ vào Nghị định 91
của Chính phủ quy định chi
Đời sống xã hội -
ThứBảy24-8-2019
Tranh cãi quanh việc khen
thưởng phim
Về nhà đi con
Sau khi bộ
trưởng Bộ
VH-TT&DL
trao bằng
khen cho
đoàn làm
phim
Về nhà
đi con,
trong
dư luận nhiều
ý kiến băn
khoăn về tính
có căn cứ của
việc khen
tặng này.
Mạng xã hội (MXH) vài ba ngày qua dậy sóng bởi hai
clip đầy bạo lực. Clip đầu tiên, một người đàn ông vũ phu
đánh chửi vợ trước mặt con trai, đứa bé nhìn cha đánh
mẹ rồi thờ ơ quay đi. Clip thứ hai là một nữ hành khách
(được xác nhận là nữ đại úy CSGT) đại náo sân bay, hung
hăng chửi bậy cũng trước mặt con gái. Thật thương cho
bọn trẻ.
Trong những lời mắng của cộng đồng mạng ném về
phía họ cũng có khá nhiều từ ngữ bạo lực và miệt thị. Bạo
lực nhận lại bạo lực, điều đó thật đáng sợ. Tôi chỉ chọn ra
cụm từ mà tôi nghĩ là đúng bản chất nhất hiểu theo nghĩa
đen: “thiếu giáo dục”. Mong các bạn hiểu rằng tôi dùng
từ này không với ý nghĩa miệt thị.
Thiếu giáo dục, theo đúng nghĩa đen, nghĩa là họ đã
không được giáo dục về cách kiểm soát cơn giận, không
được giáo dục về cách xử sự đúng đắn, tử tế khi có mâu
thuẫn với người khác. Chắc rằng họ đã không được dạy
hoặc chỉ được dạy một cách qua loa.
Trả lời một tờ báo ngày 23-8, nữ đại úy vẫn cho rằng
chị bị MXH chỉ trích oan ức, bởi trước đó nhân viên hãng
hàng không đã cư xử bất công, xúc phạm, thiếu hiểu biết
đối với chị.
Tôi cho rằng rất có thể câu chuyện đã bắt đầu bằng sự
thiếu cảm thông của nhân viên hàng không. Nhưng rất
tiếc nữ đại úy đó, sau một thời gian đủ để suy nghĩ kỹ, vẫn
đổ tại người khác khiến chị giận dữ như thế. Chị không
nhận ra rằng chị đã sử dụng lời lẽ bạo lực, lệch chuẩn,
là do nội tâm chị chọn bạo lực, là do chị đã không muốn
kiểm soát cơn giận của mình.
Nhưng tôi rất chắc chắn rằng rất nhiều người lớn, đã
làm phụ huynh, đã làm các công việc có tính công vụ, vẫn
không học được kỹ năng kiểm soát và xử lý cơn giận, kỹ
năng lựa chọn giải pháp tử tế và từ chối bạo lực. Nguyên
nhân sâu xa nhất là họ “thiếu giáo dục” theo đúng hiện
trạng thực tế nghĩa đen. Lứa tuổi 8x chúng tôi đã được
học rất nhiều kiến thức về văn, sử, địa, toán, lý, hóa, Anh
văn... nhưng tôi chưa từng được thầy cô dạy cho cách xử
lý mâu thuẫn hay ứng xử khi bị người khác xúc phạm, tôi
cũng từng cảm thấy mình bị “thiếu hụt giáo dục”.
Nhiều bạn bè tôi là nạn nhân của bạo hành gia đình. Các
bạn bị rối nhiễu tâm lý vì thấy cha mẹ đánh chửi nhau hoặc
cha mẹ nổi giận cũng lôi con cái ra đánh vô cớ.
Với những đứa trẻ phải trải nghiệm sự mất kiểm soát
của người lớn, chứng kiến hành động bạo lực của người
lớn, làm sao chúng học được kỹ năng xử sự đúng đắn khi
gặp mâu thuẫn hoặc chuyện không như ý?
Theo số liệu của ngành chức năng, hơn nửa số trẻ em
Việt Nam được phỏng vấn đã cho biết các em từng bị bạo
hành. Môi trường xã hội xung quanh trẻ cũng đầy bạo
lực. Hàng xóm xích mích: cự cãi, đánh lộn. Nhiều nơi
người dân bắt được kẻ trộm: đánh hội đồng, thậm chí
đánh tử vong. Thậm chí nhiều người lớn còn chủ động
dạy con trẻ: hiền quá bị bắt nạt đấy, hiền quá bị thua thiệt
đấy. Trên MXH, nhiều Facebooker nổi tiếng chọn lối viết
ác ý nhưng được không ít người yêu thích...
Với môi trường phổ biến bạo lực như thế, trẻ sẽ nhanh
chóng chấp nhận và lựa chọn bạo lực để xử lý những mâu
thuẫn. Các em không được giúp chỉ ra giải pháp khác.
Cần dạy bọn trẻ biết rằng mỗi lời nói ác ý thốt ra trong
lúc giận dữ, nó sẽ là nguyên liệu cho lần giận dữ sau đó
khủng khiếp hơn. Nếu tự bào chữa cho hành vi bạo lực,
con người sẽ ngả về phía bản năng độc ác mà họ không
nhận ra.
Những người lớn thân mến, những phụ huynh thân mến,
có thể chúng ta thiệt thòi vì đã nhận được nền tảng giáo
dục thiếu khuyết kỹ năng và giá trị nhưng cũng vì vậy mà
chúng ta càng phải nhanh chóng tự giáo dục lại bản thân,
tìm mọi cách để từ bỏ dần những suy nghĩ, lời nói, hành
động gây tổn thương. Nếu không thì một lúc nào đó chính
các bạn hoặc con em các bạn sẽ trở thành một con quái
vật đáng sợ trong cơn cuồng nộ.
HỒNG MINH
Sổ tay
“Thiếugiáodục” theođúngnghĩađen
BộVH-TT&DLđã traobằng khen chohai tập
thể:Trung tâmSản xuất phimtruyềnhình, Đài
Truyền hình Việt Nam và nhóm biên kịch bộ
phim
Về nhà đi con
.
13 cá nhân được Bộ VH-TT&DL trao bằng
khenbaogồm: NSƯTNguyễnDanhDũng, đạo
diễn bộ phim; nghệ sĩ Trần Anh Phương, đạo
diễn hình ảnh; NSƯT Đặng Trọng, họa sĩ thiết
kếmỹ thuật và cácdiễnviêncủabộphimgồm:
NSNDHoàngDũng,NSNDTrungAnh,diễnviên
ThuQuỳnh, BảoThanh, BảoHân, QuốcTrường,
Thúy Hà, Ngân Quỳnh, Tuấn Tú, Quang Anh.
Hai tập thể và 13 cá nhân được khen
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook