193-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy24-8-2019
nên cần phải được điều chỉnh riêng
biệt bởi quy định chuyên ngành. Nghị
định 167/2013 (xử phạt vi phạmhành
chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự,
an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn
xã hội; phòng cháy và chữa cháy;
phòng, chống bạo lực gia đình) là
quy định chung.
Đồngquanđiểm,luậtsư(LS)Nguyễn
Văn Hồng, Đoàn LSTP.HCM, phân
tích: Ban đầu tại quầy làm thủ tục, bà
Hiền đã gây rối, có cử chỉ thô bạo đối
với nữ nhân viên hàng không. Tiếp
đó, tại khu vực hạn chế để ra sân bay,
bà này khiêu khích bằng những lời
nói mang tính thách thức, kích động
rồi xông vào giằng co với nhân viên
hàng không và lực lượng an ninh sân
bay.Nhưvậy, các hànhvi vi phạmnày
diễn ra tại cảng hàng không sân bay
nên phải áp dụng quy định xử phạt
trong lĩnh vực hàng không dân dụng
theo Nghị định 162/2018. Nếu đồn
Công anTân SơnNhất cho rằng hành
vi xảy ra tại vị trí ngoài trụ sở Cảng
vụ hàng khôngmiềnNamđể áp dụng
Nghị định 167/2013 thì chưa chuẩn.
TS Thái Thị Tuyết Dung (Trường
ĐHLuật TP.HCM) phân tích thêmở
Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy
phạmpháp luật quy định nếu các văn
bản quy phạmpháp luật do cùngmột
cơ quan ban hành có quy định khác
nhau về cùngmột vấn đề thì áp dụng
quy định của văn bản quy phạmpháp
luật ban hành sau. Tức là trường hợp
của bà Hiền phải áp dụng Nghị định
162/2018 vớimức phạt nặng hơnmới
phù hợp và chuẩn xác.
Theo ba chuyên gia, hành vi của
bà Hiền sẽ bị xử phạt theo Điều 26
Nghị định 162/2018. Khoản 4 điều
này quy định: Phạt tiền từ 3 triệu
đến 5 triệu đồng nếu có một trong
các hành vi: Gây rối làm mất an
ninh trật tự tại cảng hàng không; có
cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích,
trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm của nhân viên hàng không,
hành khách tại cảng hàng không, sân
bay; đe dọa, lăng mạ nhân viên hàng
không... Ngoài ra có thể áp dụng phạt
bổ sung và áp dụng các biện pháp
khắc phục hậu quả, trong đó có thể
cấm bay với người vi phạm.
Có thể xem xét hình sự?
Có ý kiến cho rằng cần xem xét
truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với bà Hiền về tội gây rối trật tự
cộng cộng hoặc tội chống người
thi hành công vụ.
ThS LưuMinh Sang cho rằng với
những hình ảnh tại clip được lan
truyền trên mạng thì chưa đủ dữ liệu
để đánh giá hành vi của bà Hiền có
dấu hiệu tội phạm hay không. Hơn
nữa, bàHiền nói có dấu hiệu cắt ghép
video theo hướng bất lợi cho mình,
vì thế cơ quan có thẩm quyền cần
phải làm rõ. Về tội chống người thi
hành công vụ, nếu chỉ căn cứ vào
hành vi trong clip thì chưa rõ vì bà
Hiền chưa có biểu hiện rõ ràng của
việc dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ
lực đối với người thi hành công vụ.
Cũng theo ThS Sang, hành vi của
bà Hiền có dấu hiệu của tội gây rối
trật tự công cộng với những cử chỉ,
lời nói thôbạo, khiêukhích, xúc phạm
danh dự, nhân phẩm người khác và
gây mất an ninh trật tự tại cảng hàng
MINHCHUNG
S
ự việc nữ hành khách Lê Thị
Hiền (36 tuổi, cán bộĐội CSGT
- Trật tự - Phản ứng nhanhCông
an quận Đống Đa, TP Hà Nội) chửi
bới thóa mạ nhân viên làm thủ tục
check-in và nhân viên an ninh tại
sân bayTân Sơn Nhất vào ngày 11-8
đang gây bức xúc trong dư luận.
Ngày 17-8, đồn Công an Tân Sơn
Nhất đã xử phạt bà Hiền 200.000
đồng theo điểm b khoản 1 Điều 5
Nghị định 167/2013 của Chính phủ
về hành vi gây mất trật tự ở khu vực
cảng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho
rằng hình thức xử lý này là quá nhẹ
so với hành vi vi phạm và chưa phù
hợp với quy định hiện hành.
Xử phạt trật
ThS LưuMinh Sang (Trường ĐH
Kinh tế - Luật TP.HCM) nhận định
theo diễn biến trong clip thì hành vi
của bà Hiền liên quan đến an ninh
hàng không thuộc phạmvi bên trong
cảng hàng không. Theo đó phải áp
dụng Nghị định 162/2018 (có hiệu
lực từ ngày 15-1-2019) của Chính
phủ về xử phạt hành chính trong
lĩnh vực hàng không dân dụng mới
đúng. Cụ thể, bà Hiền đã có những
cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích,
xúc phạm danh dự, nhân phẩm của
nhân viên đang thực thi nhiệm vụ ở
cảng hàng không. Các hành động này
xảy ra tại nơi nhạy cảm về an ninh
BàHiền “đại náo” tại sân bay Tân SơnNhất. (Ảnh cắt từ clip)
Xử nữ đại úy
công an
“đại náo”
sân bay sao
cho đúng?
Cácchuyêngiachorằngphạt200.000đồng
làkhôngphùhợp, phải xửnặngvàcấmbay,
thậmchí cóthểxemxét tráchnhiệmhìnhsự.
không. Nhưng yếu tố quan trọng cần
xem xét để xác định có xử lý hình sự
trong trường hợp này là hành vi này
có gây ảnh hưởng xấu đến an ninh
trật tự, an toàn xã hội hay không thì
phải làm rõ và phụ thuộc vào nhận
định của công an. Yếu tố này được
giải thích là: Gây cản trở, ách tắc
giao thông đến dưới 2 giờ; cản trở
sự hoạt động bình thường của cơ
quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân
dân; thiệt hại về tài sản có giá trị từ
10 triệu đồng trở lên; chết người.
TheomộtthẩmphánTANDTP.HCM,
tháng6-2019,TANDhuyệnThọXuân
(Thanh Hóa) đã tuyên phạt ba thanh
niên tội gây rối trật tự công cộng với
hành vi chửi bới, tát vào mặt và đạp
ngã nhân viên hàng không tại nhà ga
sân bay. Trong vụ này, hành vi dùng
vũ lực gây cản trở hoạt động của cảng
hàng không là rõ ràng. Cơ quan có
thẩm quyền cần tham khảo vụ việc
này để so sánh, đối chiếu tính chất
và mức độ nguy hiểm trong hành vi
của bà Hiền để xử lý.•
Công an TP Hà Nội yêu cầu đình chỉ công tác bà Hiền
Ngày 23-8, Giám đốc Công an TP Hà Nội Đoàn Duy Khương cho biết đã chỉ đạo cho Công an quận Đống Đa
đình chỉ công tác 30 ngày đối với Đại úy Hiền để kiểm điểm, xử lý nghiêm vi phạm. Ông Khương nhận định các
hành động và ứng xử của Đại úy Lê Thị Hiền là không thể chấp nhận và vi phạm nội quy kỷ luật của ngành, gây
ảnh hưởng xấu đến hình ảnh công an nhân dân.
Đại diện Cảng vụ hàng không miền Nam thì cho biết sẽ xem xét lại toàn bộ quy trình từ khâu làm thủ tục,
kiểm tra an ninh để báo cáo tổng thể Cục Hàng không Việt Nam. Trong đó cơ quan này có hướng đề xuất cấm
bay đối với bà Hiền nhưng quyền quyết định sẽ thuộc Cục Hàng không Việt Nam.
Trước đó, ngày 22-8, trên trang cá nhân tài khoản DTT (người đăng clip nữ nhân viên hàng không bị xúc phạm)
cho biết đã nhận được lời giải thích và xin lỗi qua điện thoại từ bà Hiền. Chị T. cho biết bà Hiền nóng giận nên
mới có lời lẽ như vậy.
Nữ cônganquậy ở sânbay:Quáphản cảmvàxấuhổ!
Với một người dân thường
thì thái độ thô lỗ, những câu
chửi tục tằn, hành động lỗ
mãng xỉa xói vào mặt người khác ở chốn công cộng như thế
là không thể chấp nhận được. Đằng này bà Lê Thị Hiền lại
đường đường là một đại úy công an, đang công tác tại Đội
CSGT - Trật tự - Phản ứng nhanh của quận Đống Đa, Hà
Nội thì quả thật cái lỗi này không thể tha thứ được cả về
phương diện luật pháp, đạo đức và con người.
Bất kỳ người dân nào cũng có quyền suy luận rằng đứng
trước những người đang thi hành công vụ mà nữ đại úy công
an còn lăng mạ, chửi bới, xô đẩy như thế thì trước dân bà ta
sẽ hành xử như thế nào? Người phạm lỗi, nhất định sẽ bị xử lý
thích đáng theo pháp luật, theo quy định của ngành và cả chế
tài của ngành hàng không. Nhưng qua chuyện này có những
điều chúng ta phải suy nghĩ nhiều hơn. Hình như trong xã hội
Việt Nam chúng ta đang có một nhóm người (có thể chỉ chiếm
một số nhỏ) cho mình có quyền đòi hỏi những đặc quyền, đặc
lợi “khác dân thường” mà khi không đáp ứng được là lập tức
tỏ thái độ khó chịu. Họ hành xử rất khác thường để tỏ ra ta
đây là người giàu có, người có quyền lực.
Khi hành xử như thế, sao họ không nghĩ hình ảnh kỳ
quái của họ sẽ mãi mãi hằn sâu vào tâm trí của con cái,
chồng vợ, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp và xóm giềng?
Thỉnh thoảng xem đoạn video clip kiểu này, chúng ta thấy
lăn tăn, nhận ra một điều hình như luật pháp của ta quá
nhẹ tay với những người càn quấy như vậy ở nơi công cộng.
Các anh công an, an ninh sân bay thật kiềm chế với thái độ
nhẹ nhàng và có phần cam chịu. Cũng phải thôi, nếu các
anh nặng tay thì chắc hẳn các anh sẽ rơi vào tình thế bất lợi
ngay. Nhưng chả lẽ ở nơi hàng ngàn người qua lại, trước
mặt bàn dân thiên hạ, trong đó có cả người nước ngoài mà
để cho một người có thể hành xử như chốn không người,
muốn chửi ai thì chửi, muốn la hét, xô đẩy ai cũng được sao?
Có người nói lực lượng chấp pháp Việt Nam hiền quá
nhưng cũng có người nói luật pháp của chúng ta đang trói
chân trói tay lực lượng này. Cho nên chúng ta mới thấy
có cảnh một số người sai lè lè ra nhưng vẫn chửi CSGT,
hành hung người đang thi hành công vụ và ăn vạ đổ vấy, vu
khống cho lực lượng công quyền. Nếu ở các sân bay nước
ngoài như Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc… thì người
phụ nữ này bị trấn áp, còng tay ngay lập tức vì tội phá rối
trật tự an ninh quốc gia.
Sân bay quốc tế cũng là bộ mặt quốc gia, là nơi mà
khách nước ngoài tiếp xúc đầu tiên khi vào nước mình.
Chúng ta phải siết chặt quy định, tăng cường các hình
thức xử phạt, chế tài thật nặng để trừng trị, răn đe những
người coi thường pháp luật.
TS NGUYỄN MINH HÒA
Các hành vi của bà Hiền
diễn ra tại cảng hàng
không sân bay nên phải
áp dụng quy định xử
phạt trong lĩnh vực hàng
không dân dụng theo
Nghị định 162/2018.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook