193-2019 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBảy24-8-2019
Pháp lý việc Trung Quốc muốn
“ăn chia” 60/40 ở biển Đông
Đối chiếu với luật pháp Philippines, rất có thể chủ trương củaManila trong việc bắt tay với Bắc Kinh
để khai thác chung tài nguyên biểnĐông sẽ khó thành hiện thực.
ĐỖTHIỆN
C
hủ tịchTrungQuốc (TQ)
Tập Cận Bình thăm
Philippines vào tháng
11-2018 đã ký một bản ghi
nhớ (MOU) về khai thác
chung ở khu vực trong vùng
đặc quyền kinh tế (EEZ) của
Philippines. Chính quyền
Tổng thống Rodrigo Duterte,
dù chưa chính thức “bắt tay”
với Bắc Kinh nhưng nhiều
lần lên tiếng hoan nghênh
đề xuất “ăn chia” 60/40 của
TQ mà Manila “được” phần
lớn hơn.
“Đề xuất (khai thác chung)
với tỉ lệ 60/40 nghiêng về phía
chúng ta là một khởi đầu tốt.
Tôi hy vọng rằng điều này sẽ
dẫn tới một kết quả nào đó tích
cực, như làm thế nào chúng
ta có thể giải quyết một cách
hòa bình phán quyết của Tòa
Trọng tài” - ông Duterte phát
biểu, theo đài
ABS-CBNNews
đưa tin hôm 21-8.
Làm rõ khái niệm
“khai thác chung”
Theo ThS Hoàng Việt,
chuyên gia nghiên cứu biển
Đông, ĐH Luật TP.HCM, cơ
sở pháp lý để thực hiện mô
hình khai thác chung chính là
Công ước Liên Hiệp Quốc về
Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Tuy nhiên, hiện chưa có một
khái niệm thống nhất về khai
thác chung.
Giới học giả thường dựa
vào diễn giải của các học giả
Rainer Lagoni và Thomas
A. Mensah. Theo đó, có hai
trường hợp có thể áp dụng
khai thác chung: (i) Khi có
một nguồn tài nguyên nằm
vắt ngang biên giới biển của
các quốc gia liên quan; (ii)
Khi nguồn tài nguyên nằm
trong khu vực chồng lấn các
yêu sách giữa các quốc gia
ven biển và chưa thể phân
định được.
(Xem bảng)
Hình thức khai thác chung
cũng rất đa dạng. Có thể là
thiết lập một khu vực khai
thác chung với các phân khu
nhỏ, hay một khu vực phức
hợp trong đó gồm nhiều khu
vực nhỏ thực hiện các hợp
tác khai thác chung giữa các
quốc gia liên quan. Các khu
vực hợp tác này tùy thuộc vào
loại hình hợp tác mà các bên
thỏa thuận.
Trong việc thăm dò và khai
thác tài nguyên dầumỏ và khí
đốt, có rất nhiều hình thức
hợp tác, từ đơn giản đến phức
tạp. Các thỏa thuận khai thác
chung thường tồn tại dưới ba
hình thức: (1) Một quốc gia
đứng ra thực hiện khai thác
chung; (2) Một liên doanh
đứng ra khai thác; (3) Một
cơ quan sẽ được các bên trao
thẩm quyền để tiến hành khai
thác. Trong đó, liên doanh
khai thác chung là mô hình
được ưa chuộng nhất hiện
nay. Mô hình này đòi hỏi
các bên liên quan thành lập
ra một liên doanh khai thác.
Thành viên của liên doanh
có thể là các công ty dầu khí
quốc doanh của quốc gia đó
hoặc các công ty dầu khí đại
diện cho các quốc gia tham
gia khai thác chung.
Khai thác chung theo
ý đồ TQ
Chính sách “gác tranh chấp,
cùng khai thác” của TQ được
nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình
đưa ra lần đầu tại Tokyo (Nhật
Bản) vào tháng 10-1982.
Chính sách này gồm bốn
nội dung: (i) Chủ quyền lãnh
thổ là thuộc TQ. (ii) Khi điều
kiện cần thiết không xuất hiện
để giải quyết toàn diện tranh
chấp lãnh thổ, việc thảo luận
vấn đề chủ quyền lãnh thổ sẽ
tạm gác sang một bên. Việc
gác lại tranh chấp chủ quyền
lãnh thổ không có nghĩa là
từ bỏ chủ quyền. Đó chỉ là
tạm gác tranh chấp trong
một thời gian. (iii) Lãnh thổ
tranh chấp có thể được cùng
các bên khai thác. (iv) Mục
đích của cùng khai thác là
duy trì sự hiểu biết lẫn nhau
thông qua sự hợp tác và tạo
ra các điều kiện cho việc giải
quyết quyền sở hữu lãnh thổ.
Dù TQ đề nghị khai thác
chungnhưngnướcnàyvẫnduy
trì yêu sách đường chín đoạn
phi pháp chiếm gần 80%biển
Đông. Bắc Kinh vẫn ngang
ngược tuyên bố chủ quyền đối
với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa (thuộc chủ quyền
của Việt Nam) cùng với hai
khu vực khác là Pratas (TQ
gọi là Đông Sa) và vùng bãi
cạn Macclesfield (TQ gọi là
Trung Sa).
Phần lớn các khu vực mà
TQ dùng đủ sức ép để đề
nghị “gác tranh chấp, khai
thác chung” đều nằm trên
khu vực thuộc EEZ hoặc
thềm lục địa của nước khác,
điển hình là Philippines và
Việt Nam. Như vậy, TQ có
hai mục tiêu. Về mặt chủ
quyền: TQ muốn biến biển
của nước khác thành vùng
biển tranh chấp, qua đó từng
bước hiện thực hóa yêu sách
đường chín đoạn. Về mặt
tài nguyên: TQ muốn biến
tài nguyên của nước khác
thành tài nguyên chung để
khai thác.
Chỉ cần một nước bất kỳ
chấp nhận “gác tranh chấp,
cùng khai thác” là TQ sẽ đạt
được thành công bước đầu.
Tiếp đó, TQ sẽ dùng sứcmạnh
để ép các quốc gia còn lại
phải thực hiện theo. Hệ lụy là
các quốc gia tại khu vực biển
Đông sẽ phải khai thác chung
với TQ các nguồn tài nguyên
nằm trong EEZ hoặc thềm lục
địa của chính họ. Trong khi
đó theo UNCLOS, các quốc
gia đó có đặc quyền trong
việc thăm dò, khai thác các
nguồn tài nguyên mà không
cần chia sẻ cho bất cứ ai.
Luật pháp Philippines
không cho phép
Phó Chánh án Tòa án Tối
cao Philippines Antonio
Chủ trương khai thác chung với TQ của Tổng thốngDuterte rất có thể sẽ gặp nhiều khó khăn
khi thamchiếu luật pháp Philippines. Ảnh: AP
Khu vực mà
Philippines có
chủ trương khai
thác chung với TQ
nằm hoàn toàn
trong EEZ của
Philippines.
Carpio nhận định chính phủ
Philippines không thể cho
phép ngư dân TQ đánh cá ở
EEZ của Philippines vì điều
đó vi phạm hiến pháp năm
1987, theo báo
The Philippine
Star
hôm 27-7. Theo điều 12
mục 2 của hiến pháp, chính
phủ Philippines phải bảo vệ
các nguồn tài nguyên ở vùng
nước quần đảo, lãnh hải và
vùng đặc quyền kinh tế, đồng
thời đảm bảo đặc quyền khai
thác, sử dụng của người dân
Philippines ở đó.
“Người dân Philippines có
đặc quyền đánh bắt cá, khai
thác dầu khí và các khoáng
sản khác trong EEZ của họ.
Quyền chủ quyền này thuộc về
người Philippines và không có
bất kỳ quan chức nào có thể từ
bỏ quyền này mà không có sự
đồng ý của người dân” - ông
Carpio khẳng định.
Vị này viện dẫn thêm điều
1 của hiến pháp Philippines,
đồng thời nhắc lại phán quyết
của Tòa Trọng tài 2016. Từ
đó ông Carpio khẳng định
khu vực mà Philippines có
chủ trương khai thác chung
với TQ nằm hoàn toàn trong
EEZ của Philippines, tức là
hoàn toàn thuộc chủ quyền
của Philippines, nên Manila
không thể cho phép Bắc Kinh
khai thác chung.
TheochuyêngiaHoàngViệt,
liên quan khai thác chung,
khoản 2 điều 12 của hiến
pháp năm 1987 Philippines
quy định: “Tất cả đất đai, tài
nguyên nước, khoáng sản, mỏ
than, dầu mỏ, khí đốt và các
tài nguyên thiên nhiên khác
thuộc sở hữu của nhà nước.
Việc thăm dò, phát triển và
sử dụng các nguồn tài nguyên
thiên nhiên này phải được
dưới sự kiểm soát hoàn toàn
và sự giám sát đầy đủ của nhà
nước. Nhà nước có thể đảm
nhận trực tiếp việc thực hiện
các hành động này hoặc có
thể đưa vào các sản phẩmhợp
tác chung, liên doanh hoặc
thỏa thuận chia sẻ sản phẩm
với các công dân Philippines,
hoặc hợp tác, liên kết với ít
nhất 60% số vốn thuộc sở
hữu của các công dân.
Báo
The Philippine Star
dẫn lời các thượng nghị sĩ
Philippines khẳng định Tổng
thống Duterte không có thẩm
quyền cho phép người nước
ngoài khai thác tài nguyên
trong EEZ của Philippines.
Đồng tình, cựu bộ trưởng
Ngoại giao PhilippinesAlbert
del Rosario nhấn mạnh nếu
để TQ đánh bắt trong EEZ
Philippines, điều đó sẽ vi hiến.
Trong khi đó, thượng nghị sĩ
Panfilo Lacson đã lên tiếng
chỉ trích người phát ngôn tổng
thống Philippines Salvador
Panelo khi vị này tuyên bố:
TQ có thể đánh bắt cá trong
EEZ của Philippines bởi hai
nước là bạn của nhau.•
Trường hợp Tình trạng biên giới biển Vị trí tài nguyên
Mục đích khai thác chung
Cơ sở pháp lý
I
Các nước đã phân định
biên giới biển; không
chồng lấn yêu sách
Vắt ngang biên giới các nước
(Ví dụ:Tài nguyên năng lượng,
bởi vì các trầm tích có thể chạy
cắt ngang đường biên giới
biển các nước; các đàn cá)
Thỏa thuận việc thăm dò, khai
thác các tài nguyên
Khoản 3
điều 74 và
điều 83
UNCLOS1982
II
Các nước chưa phân định
biên giới biển; có chồng
lấn yêu sách
Nằm trong vùng tranh chấp
giữa các nước
Cùng phát triển nguồn tài
nguyên tại khu vực chồng lấn các
yêu sách; dàn xếp tạm thời khi
chưa thể phân định biên giới biển
Hai trường hợp khai thác chung trên biển
Nếu Manila đồng ý cho TQ khai thác chung
trong EEZ, đó sẽ là một sự bành trướng thành
công của TQ mà không cần nổ súng.
Cựu bộ trưởng Ngoại giao Philippines
ALBERT DEL
ROSARIO
nói với
The Philippin Star
Thay vì bắt tay với TQ, Philippines nên triển
khai Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) để
bảo vệ vùng biển của quốc gia, không để lực
lượng nước ngoài đến khai thác. Tổng tư lệnh
của AFP chính là tổng thống Philippines, người
có nhiệm vụ tuân theo hiến pháp, chỉ huy AFP
bảo vệ nguồn tài nguyên biển trong EEZ của
đất nước mình.
Phó Chánh án Tòa án Tối cao Philippines
ANTONIO CARPIO
nói với
The Philippine Star
Tổng thống Philippines có thể đi đến các thỏa
thuận với các tập đoàn nước ngoài liên quan
đến các vấn đề về công nghệ hoặc trợ giúp về
tài chính. Từ đó Philippines có thể thực hiện các
dự án thăm dò, phát triển và sử dụng quy mô
lớn đối với các tài nguyên khoáng sản, dầu mỏ
và khí đốt tuân theo các quy định của luật pháp.
ThS
HOÀNG VIỆT
,
chuyên gia nghiên cứu biển Đông, ĐH Luật TP.HCM
Họ đã nói
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook