193-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy24-8-2019
Phá sản phương án đưa
rác từ Côn Đảo vào đất liền
Việc chi 61 tỉ đồng để đóng gói, vận chuyển 56.000 tấn rác tồn đọng
tại CônĐảo về đất liền chôn lấp quá tốn kémvà không hiệu quả.
TRÙNGKHÁNH
S
áng 23-8, Thường trực
UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu đã tổ chức cuộc họp
với các sở, ngành và huyện
Côn Đảo để xem xét phương
án, phê duyệt dự toán chi phí
vận chuyển rác thải sinh hoạt
tồn đọng tại Côn Đảo về đất
liền xử lý.
Tồn 70.000 tấn rác
trên đảo
Cụ thể, số lượng rác tồn đọng
tại bãi rác Bãi Nhát, Côn Đảo
hiện nay khoảng 70.000 tấn,
chưa kể lượng rác phát sinh
hằng ngày là 15 tấn/ngày.
Huyện Côn Đảo đã đưa lò
đốt rác thải sinh hoạt vào hoạt
động với công suất 150-500
kg rác/giờ, mỗi ngày đốt được
khoảng năm tấn rác thải. Lượng
rác tiếp tục tồn đọng mỗi ngày
thêm khoảng 10 tấn. Do không
được xử lý nên mùi hôi thối và
nước rỉ của rác đã tràn lan gây ô
nhiễmnặngkhuvựcxungquanh.
Thậm chí nước rỉ rác đang xâm
nhập và làm ô nhiễm nguồn
nước, đất tại đây, đe dọa môi
trường bãi tắm Bãi Nhát, nguy
cơ phát sinh dịch bệnh.
Để xử lý tình trạng này, từ đầu
năm 2019, tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu đã tiến hành họp nhiều cuộc
họp để tìm phương án phù hợp.
Tại cuộc họp đầu tháng 7-2019,
lãnh đạo tỉnh Bà Rịa-VũngTàu
đã thống nhất phương án vận
chuyển lượng rác thải tồn đọng
trên theo đường tàu biển về đất
liền xử lý tại khu chôn lấp rác
thải tập trung xã Tóc Tiên (thị
xã PhúMỹ). Theo tỉnh, việc vận
chuyển toàn bộ rác tồn đọng về
đất liền nhằmgiải phóng bãi rác
đang gây ô nhiễm, cải thiện chất
lượng môi trường và mỹ quan
đô thị khu vực Bãi Nhát, giải
phóng mặt bằng khu vực này
để sử dụng cho các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội khác
của huyện.
Tỉnh cũng giao huyện Côn
Đảo khẩn trương xây dựng
địnhmức, đơn giá xử lý, gửi Sở
Xây dựng, Sở Tài chính thẩm
định trình UBND tỉnh báo cáo
thường trực Tỉnh ủy. Đồng thời
lập dự án xây dựng đường vào,
chuẩn bị mặt bằng nhà máy xử
lý rác thải Côn Đảo.
Đắt và không khả thi
Theo chỉ đạo trên, huyện
Côn Đảo đã lập phương án
và dự trù kinh phí thực hiện.
Cụ thể, số lượng rác tồn đọng
tại Côn Đảo được tính để vận
chuyển khoảng 56.000 tấn
(tạm tính tỉ trọng sau khi ép,
còn khoảng 80% - PV). Thời
gian thực hiện ép rác dự kiến
trong bảy tháng với tổng kinh
phí ép, vận chuyển về đất liền
khoảng 40 tỉ đồng. Cộng với
các khoản chi phí khác như xử
lý, chôn lấp tại khu xử lý rác
tập trung xã Tóc Tiên…, tổng
số tiền sẽ là gần 61 tỉ đồng, từ
nguồn ngân sách Nhà nước
chi trả. Theo huyện, sau khi
được tỉnh phê duyệt, huyện sẽ
tổ chức đấu thầu, chọn đơn vị
thực hiện, tổ chức triển khai
cuối năm 2019, đầu năm 2020.
Tuy nhiên, sau khi xem xét,
đánh giá kỹ, trên cơ sở ý kiến
các sở, ngành, lãnh đạo tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu đã thống
nhất bỏ phương án đóng gói,
vận chuyển rác bằng tàu về đất
liền, chôn lấp tại khu xử lý rác
Tóc Tiên. Lý do là chi phí đóng
gói, vận chuyển, chôn lấp quá
cao, không hiệu quả.
Thayvàođó,tỉnhchọnphương
án sẽ xử lý rác tồn đọng bằng
côngnghệ đốt ngay tại CônĐảo.
Trong khi chờ Sở TN&MT lên
phương án xử lý, xây dựng nhà
máy đốt rác có công nghệ tốt,
phù hợp hơn cho địa phương,
số rác tồn đọng sẽ được đóng
gói, hút chân không để tránh ô
nhiễm môi trường và tạm thời
bảo quản tại Côn Đảo.•
Núi rác khổng lồ đang tồn đọng tại CônĐảo. Ảnh: T.KHÁNH
Tại buổi họp, huyện Côn Đảo cũng báo cáo về việc xây dựng
hạ tầng nhà máy xử lý rác sinh hoạt tại Bến Đầm, dự kiến nhà
máy sẽ rộng khoảng 1,92 ha. Trong khi đó, diện tích bãi rác Bãi
Nhát hiện hữu là khoảng 8.150 m
2
(rác tồn đọng đã chiếmđến
7.350m
2
). Đây đều là đất rừng đặc dụng doVườn quốc gia Côn
Đảo quản lý. Nếu đầu tư dự án, cần phải báo cáo xinThủ tướng
Chính phủ quyết định.
Trong khi chờ Sở
TN&MT lên phương
án xây dựng nhà
máy đốt rác có công
nghệ tốt, phù hợp
hơn, số rác tồn đọng
sẽ được đóng gói, hút
chân và bảo quản tại
Côn Đảo.
ĐàNẵng lênkịchbảnứng
phóvới tìnhtrạng thiếunước
Chiều 23-8, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng đã có
thông báo về tình trạng thiếu nước tại TP này. Sở
cho biết nguyên nhân dẫn đến việc thiếu nước là do
nguồn nước thô tại sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn. Đây
là nguồn nước chính cho Nhà máy nước Cầu Đỏ và
Nhà máy nước Sân Bay.
Để giải quyết tình trạng trên, UBND TP, các sở,
ban, ngành và Công ty cổ phần Cấp nước Đà Nẵng
(Dawaco) đã tích cực vào cuộc. Kịch bản ứng phó
cụ thể là sẽ cấp nước bằng xe bồn và bồn nước cố
định, đặc biệt ưu tiên khu vực bệnh viện, trạm y tế;
theo dõi chặt chẽ áp lực nước từng khu vực cụ thể
trên địa bàn TP, điều tiết nước luân phiên theo giờ.
UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo Sở Xây dựng,
Dawaco và các đơn vị liên quan theo dõi chặt chẽ
diễn biến tình hình cấp nước, thực hiện đúng nội
dung kịch bản ứng phó đã được phê duyệt.
Sở Công Thương, UBND các quận, huyện giám
sát chặt và xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng
tình hình thiếu nước để tăng giá bán nước sinh hoạt
trên địa bàn. Các quận, huyện vận động người dân
sử dụng tiết kiệm nước, chia sẻ cùng TP.
Lực lượng chức năng, công an các địa phương phối
hợp với Dawaco để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn
giao thông tại các vị trí đặt bồn nước cố định và xe bồn
cấp nước. Đối với người dân, Sở Xây dựng khuyến
khích sử dụng nước tiết kiệm, ưu tiên lấy đủ lượng
nước dành cho sinh hoạt hằng ngày, hạn chế tích trữ
nước để góp phần sớm hồi phục mạng lưới, đảm bảo
cấp nước đến cho các khu vực đang còn thiếu nước.
Các đơn vị sản xuất, kinh doanh chủ động có kế hoạch
sản xuất, kinh doanh phù hợp với tình trạng thiếu nước,
độ mặn cao hơn mức trước đây trong thời gian tới; chủ
động khai thác tối đa nguồn nước ngầm theo giấy phép
đã cấp để phục vụ sản xuất.
Ngoài ra, Sở Xây dựng đang cùng với các đơn vị
tiếp đục đẩy nhanh việc triển khai xây dựng Nhà máy
nước Hòa Liên công suất 120.000 m
3
/ngày, dự kiến
khởi công vào cuối tháng 9 và hoàn thành trong năm
2020; triển khai dự án mở rộng hệ thống cấp nước Đà
Nẵng, trước mắt sẽ đầu tư bốn tuyến ống cấp nước
cấp bổ sung cho khu vực quận Ngũ Hành Sơn và Sơn
Trà (dự kiến hoàn thành cuối năm 2019); đẩy nhanh
tiến độ tuyến ống Diuke qua sông Hàn và sông Cầu
Đỏ, hoàn thành trong tháng 9-2019.
Ghi nhận trong ngày 23-8 cho thấy trước tình trạng
thiếu nước trầm trọng vẫn xảy ra trên diện rộng. Quân
khu 5 đã huy động rất nhiều xe bồn chở nước đến
phục vụ người dân tại các khu vực quận Sơn Trà.
Đến chiều đã có hàng chục lượt xe bồn chở nước
tiếp tế cho người dân. Một quân nhân lái xe bồn
KV-84-06 đang bơm nước cho người dân tại chung
cư Blue House trên đường Hồ Hán Thương chia sẻ:
“Hôm nay tôi chở năm xe bồn nước cung cấp đến
các khu. Mỗi xe chứa khoảng 13.000 lít nước”.
Nhiều người dân tại các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn
quyết định khoan nước giếng ngầm để tự khắc phục việc
thiếu nước. Tại chung cư 4ALàng Cá Nại Hiên Đông
(quận Sơn Trà) có hàng trăm nhân khẩu cũng đã không
có giọt nước nào trong bốn ngày qua, cuộc sống bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Một hộ dân ở gần đó có giếng
khoan đã chủ động bơm nước lên để giúp đỡ mọi người.
“Nước nấu ăn không có, tắm giặt, vệ sinh cá nhân
cũng không, khổ vô cùng” - một người dân tại chung
cư 4A bức xúc. Trong khi đó, một người dân khác
sống ở đường Hồ Sĩ Tân (phường Nại Hiên Đông)
vừa chở nước lấy từ xe bồn quân đội về nhà cho biết
họ đã thiếu nước năm ngày nay, vô cùng khốn khổ.
Đến thời điểm này, ở nhiều khu vực người dân
vẫn chưa có nước dùng.
HOÀI AN
Ngày 23-8, Công an phường Trường Thọ, quận Thủ Đức
(TP.HCM) đã ra quân xử lý các hành vi lấn chiếm vỉa hè
trên địa bàn.
Tổ công tác đã đi dọc các tuyến đường Đặng Văn Bi, Kha
Vạn Cân, Võ Văn Ngân, Song Hành, xa lộ Hà Nội và các
tuyến đường số 2, 4 để xử lý các hạng mục vi phạm. Trong
quá trình kiểm tra, các tổ công tác Công an phường Trường
Thọ đã lập biên bản, xử phạt nhiều trường hợp để ô tô trên
vỉa hè, dưới lòng đường không đúng quy định.
Ông Nguyễn Hữu Hậu, Phó Trưởng Công an phường
Trường Thọ, cho biết công an đang tập trung thực hiện lập
lại trật tự lòng lề đường trên các tuyến đường trọng điểm.
Từ ngày 19-8, công an đã xử phạt tại chỗ 18 trường hợp vi
phạm, hầu hết đều mắc các lỗi như đỗ xe dưới lòng đường,
hè phố không đúng quy định.
Cũng theo ông Hậu, trong thời gian tới, Ban chỉ huy Công
an phường Trường Thọ sẽ tiếp tục phân công lực lượng cảnh
sát khu vực phối hợp cùng trưởng khu phố thường xuyên
tuyên truyền, nhắc nhở các hộ dân trên địa bàn.
“Nghiêm cấm các hộ kinh doanh, buôn bán, cơ quan doanh
nghiệp đậu xe trên vỉa hè gây cản trở lối đi của người đi bộ.
Mặt khác, đối với các trường hợp cố tình vi phạm nhiều lần dù
đã được nhắc nhở thì lực lượng công an sẽ kiên quyết lập biên
bản xử phạt theo quy định” - ông Hậu nói.
THU TRINH
Công an phường Trường Thọ ra quân xử lý các hành vi lấn chiếm vỉa hè
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook