193-2019 - page 13

13
lịch chủ động tuyên truyền,
thông báo đến du khách và
kiên quyết hạn chế cho du
khách tắm biển trong điều
kiện thời tiết xấu.
Thế nhưng những cái chết
đau lòng vẫn tiếp tục xảy ra,
vì đâu?
Hiểu biết về “sóng tử
thần” để thoát chết
Theo ông Huỳnh Quang
Huy, Chi cục trưởng Chi cục
Thủy sản Bình Thuận, năm
nay thời tiết ở Bình Thuận
diễn biến thất thường do ảnh
hưởng biến đổi khí hậu, làm
thay đổi dòng chảy. Đặc biệt
vùng ven bờ có nhiều dòng
chảy nghịch, xuất hiện cả
dòng chảy ngầm ven bờ và
xa bờ làm xói mòn bờ biển
và nguy hiểm cho du khách
tắm biển.
Dòng chảy xa bờ là một
dòng nước mạnh chảy từ
bờ hướng ra biển. Đây là
một hiện tượng thường gặp
ở các bãi biển và là nguyên
nhân chính gây nên những
vụ tai nạn thương tâm cho
du khách.
Dòng chảy xa bờ xảy ra
khi sóng đánh và liên tục
đưa nước vào bờ khiến nước
rẽ sang hai bên, dòng chảy
này di chuyển dọc theo bờ
cho tới khi tìm được lối thoát
ngược ra khơi và được ví
như một dòng nước tử thần
đang rình rập. Dòng chảy xa
bờ thường khá hẹp, có chiều
ngang 1-3 m, nhưng cũng có
những trường hợp dòng chảy
PHƯƠNGNAM
R
ạng sáng 23-8, thi thể
của bốn học sinh, sinh
viên bị sóng cuốn tại
bãi biển Bình Thuận đã được
đưa về gia đình lo hậu sự.
Cả thành phố núi Bảo Lộc,
tỉnh Lâm Đồng nơi những
thanh thiếu niên xấu số này
cư trú đều xót xa và bàng
hoàng khi những nạn nhân
đều còn quá trẻ.
Kiên quyết hạn chế
du khách tắm biển
Tỉnh Bình Thuận còn bàng
hoàng hơn khi mới chỉ hơn
một tuần đã xảy ra những
vụ sóng cuốn tập thể làm 12
người thiệt mạng. Còn nhớ
ngày 10-8, khi sóng cuốn
tập thể khiến sáu người thiệt
mạng, trong đó có cả nhân
viên cứu hộ Nguyễn Minh
Tâm tại thị xã La Gi, Sở
VH-TT&DL tỉnh BìnhThuận
đã có công văn khẩn gửi các
đơn vị liên quan. Theo đó,
vào những ngày đầu tháng
8, tình hình thời tiết cả nước
ảnh hưởng do cơn bão số 3
và hình thành áp thấp nhiệt
đới cơn bão số 4 có thể xảy
ra trên diện rộng. Vùng biển
Bình Thuận chịu ảnh hưởng
mưa lớn, nước biển dâng cao,
có sự tác động đến du khách
tham quan tắm biển và tình
hình thời tiết xấu có nguy
cơ xảy ra đuối nước rất cao.
Trước tình hình trên, Sở đề
nghị các địa phương, Hiệp
hội Du lịch tỉnh, các doanh
nghiệp du lịch, ban quản lý
các điểm du lịch trên địa bàn
tỉnh khẩn trương kiểm tra, rà
soát, tiếp tục tăng cường các
trang thiết bị, phương tiện để
thay thế và bổ sung kịp thời
nhằm đảm bảo công tác cứu
hộ, cứu đuối; tăng cường lực
lượng nhân viên trực cứu hộ,
cứu đuối sẵn sàng để ứng
phó kịp thời.
Theo ôngNgôMinhChính,
Giám đốc Sở VH-TT&DL,
Sở còn thành lập hai tổ công
tác yêu cầu các đơn vị du
Người dân lo lắng theo dõi lực lượng cứu hộ tại vùng biển Bình Thuận khi du khách bị sóng cuốn gần đây. Ảnh: P.NAM
Tăng cường cảnh báo, cứu hộ
Mùa biển động tại Bình Thuận bắt đầu từ nay cho đến
qua tết Nguyên đán (mùa bấc). Vì vậy cần hết sức cảnh giác.
Hãy quan sát trước khi xuống tắm, nếu nhận thấy sóng bờ
cao bất thường, có hiện tượng xói mòn bờ biển do sóng và
dòng ngầm cuốn cát ra, mặt biển gần bờ có những khoảng
nước lặng… thì tuyệt đối không nên xuống biển. Căn bản
là các nhân viên du lịch ở địa phương cần nhận biết rõ khu
vực nguy hiểm, bất thường để cảnh báo du khách và quy
định có lực lượng quan sát, phương tiện cứu hộ tại các khu
vực có khách du lịch.
Ông
HUỲNH QUANG HUY,
Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận
Tiêu điểm
Khi bị dòng chảy xa
bờ cuốn, cần bình
tĩnh thả nổi theo
dòng nước và từ từ
bơi dạt vào bờ khi
dòng cuốn yếu đi
hoặc có thể bơi song
song theo bờ biển.
Dukháchchỉnênnôđùa,tắm
biểnởnhữngvùngcólựclượng
cứu hộ chuyên nghiệp và hãy
nhớ rằng chỉ nên vui chơi ở nơi
có cắm biển báo an toàn. Nếu
có thể, du khách cũngnên trao
đổi với nhân viên cứu hộ để có
thể xác địnhđược địa thế vùng
biểnđể chuyến thamquan của
gia đình, bạnbè, người thân an
toàn và vui vẻ.
Đời sống xã hội -
ThứBảy24-8-2019
Sóng tử thần
ở Bình Thuận
rìnhrậpngười
tắm biển
Chỉ trong hơn 10 ngày, tại BìnhThuận
đã xảy ra nhiều vụ sóng cuốn tập thể
làm12 người thiệt mạng.
này rộng đến cả chục mét.
Theo ông Huy, rất dễ dàng
nhận ra những dòng chảy này
bằngmắt thường, đó là những
vùng nước có màu sậm hơn,
mặt nước lặng hơn. “Dòng
nước này không nhấn chìm
nạn nhân nhưng nó khiến
người bị cuốn vào kiệt sức
khi cố bơi ngược vào bờ. Do
đó hãy nhớ rằng dòng chảy
xa bờ không nhấn chìm bạn,
chúng chỉ cuốn bạn ra biển
và đưa người bơi vào vùng
có sóng bạc đầu. Khi bị cuốn
cần bình tĩnh thả nổi theo
dòng nước và từ từ bơi dạt
vào bờ khi dòng cuốn yếu đi,
đồng thời chờ cứu hộ hoặc
có thể bơi song song theo
bờ biển, tới lúc gặp sóng
bạc đầu, chúng sẽ hỗ trợ để
bạn dễ dàng bơi lại vào bờ.
Càngmất bình tĩnh, quẫy đạp,
hoảng hốt sẽ gây mất sức và
bị chìm” - ông Huy chia sẻ.
Thế nhưng vụ sóng cuốn
tập thể ngày 10-8 ở La Gi,
du khách đã được cảnh báo
từ trước. Tuy nhiên, với tâm
lý “đi du lịch biển là phải
tắm biển”, họ đã bất chấp và
thảm họa đã xảy ra. Riêng
vụ sóng cuốn tập thể ngày
22-8, các du khách lưu trú
ở địa điểm cách xa biển và
rủ nhau xuống bãi biển cộng
đồng nô đùa trong khi ở đây
không hề có nhân viên cứu
hộ hoặc biển cảnh báo. Rất
may hai du khách người
nước ngoài đã dũng cảm lao
ra cứu được ba người, nếu
không hậu quả sẽ còn thảm
khốc hơn nhiều.
MộtlãnhđạoSởVH-TT&DL
tỉnh Bình Thuận cho rằng
ngoài trách nhiệm của các
đơn vị du lịch, chính quyền
địa phương cũngmong các du
khách nên ý thức và có kiến
thức trước khi xuống biển.•
Ngày 23-8, hội nghị lấy ý kiến góp ý đề nghị xây dựng
Luật Điện ảnh (sửa đổi) khu vực phía Bắc diễn ra tại Hà
Nội.
Phát biểu tại hội nghị, TS Nguyễn Thu Hà, Quyền Cục
trưởng Cục Điện ảnh, thông tin năm 2000 doanh thu
ngành điện ảnh Việt Nam khoảng 2 triệu USD, đến năm
2015 con số này tăng lên hơn 100 triệu USD và năm
2018 doanh thu đạt gần 150 triệu USD...
Tuy nhiên, trải qua một số năm thực thi, trước sự vận
động của đời sống xã hội cùng sự bùng nổ của khoa học
kỹ thuật, công nghệ thông tin, kỹ thuật số, Luật Điện ảnh
bộc lộ nhiều điểm lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với
thực tế. Chỉ riêng vấn đề khai thác, phổ biến phim trên
môi trường Internet, xem phim trên các thiết bị di động
cá nhân là những nội dung mới chưa được đề cập đầy đủ
trong Luật Điện ảnh.
Tại đây, các nhà phát hành cũng đề xuất cần xem xét
mở rộng mức phân loại từ năm mức lên thành sáu, bổ
sung mức C9 (không phổ biến) đến khán giả dưới chín
tuổi. Theo Công ty Thiên Ngân, với mức phân loại thấp
nhất hiện nay là C13 đang gây khó khăn cho các bộ
phim bom tấn siêu anh hùng của các studio lớn (
Người
nhện, Biệt đội siêu anh hùng...
) là các khán giả 9-12 tuổi
không có cơ hội tiếp cận phim dù nội dung hoàn toàn
phù hợp với lứa tuổi này.
Thêm vào đó, với mức phân loại cao nhất hiện nay là
C18 cần xem xét lại vì dù là mức cao nhất nhưng mặt
kiểm duyệt nội dung còn bị hạn chế bởi hình ảnh của
phim được yêu cầu chỉnh sửa hoặc cắt bớt khá nhiều dẫn
đến ảnh hưởng chất lượng cũng như nội dung phim.
Công ty Thiên Ngân cũng đề xuất xem xét thành lập
hội đồng duyệt phim chuyên biệt, không kiêm nhiệm
như hiện nay tránh tình trạng quá tải vào những dịp như
30-4, 2-9... khiến các đơn vị nhập phim phải xếp hàng
trong những dịp cao điểm dẫn đến ảnh hưởng kế hoạch.
Đại diện Hãng phim Chánh Phương cũng cho rằng cần
cởi mở cơ chế duyệt phát hành phim thông thoáng, xóa
bỏ rào cản về thuần phong mỹ tục. Luật sửa đổi cần giải
thích rõ từ “thuần phong mỹ tục” trong văn bản duyệt
kịch bản và duyệt phim vì đây là những từ chung chung,
chưa rõ ràng và gây hoang mang. Thêm vào đó cần thay
đổi khuynh hướng kiểm duyệt bảo thủ, an toàn cũng như
công khai các thành viên của hội đồng duyệt.
Về quy định, phổ biến phim trên Internet, khai thác
phim từ vệ tinh, đại diện Bộ Tư pháp cho rằng cần đánh
giá kỹ hơn và đưa ra các giải pháp nhằm quản lý nhà
nước, đặc biệt là việc chia sẻ dữ liệu, bản quyền. Việc
phổ biến phim trên kênh truyền hình, phim nước ngoài
có phụ đề của kênh truyền hình nước ngoài phát trên
lãnh thổ Việt Nam, phim dạng số… cũng cần có chính
sách quản lý phù hợp.
VIẾT THỊNH
Cần thayđổi khuynhhướngkiểmduyệt phimbảo thủ
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook