198-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu30-8-2019
Kéo ông lớn Mỹ đầu tư vào
Việt Nam
Google có kế hoạch nâng công suất sản xuất điện thoại thôngminh tại Việt Nam lên 8-10 triệu chiếc
trong nămnay, gấp đôi nămngoái.
QUANGHUY -PHƯƠNGMINH
C
ác nhà đầu tư Mỹ đã
bắt đầu rục rịch dịch
chuyển đầu tư từ Trung
Quốc sang các nước khác,
trong đó có Việt Nam (VN).
Hãng tin
Nikkei
vừa dẫn các
nguồn tin cho biết gã khổng
lồ công nghệ Google sẽ dịch
chuyển toàn bộ hệ thống sản
xuất điện thoại Pixel sangVN
ngay trong năm nay nhằm
tìm kiếm một chuỗi cung
ứng giá rẻ ở Đông Nam Á.
Những gã khổng lồ
Mỹ vào Việt Nam
Hãng tin
Nikkei
cho hay
gã khổng lồ Google của Mỹ
không chỉ mang toàn bộ phần
cứng điện thoại ra khỏi Trung
Quốc mà còn cả loa thông
minh Google Home. Khi
đến VN, Google có kế hoạch
nâng công suất sản xuất lên
8-10 triệu điện thoại thông
minh trong năm nay, gấp đôi
năm ngoái.
Google khẳng định VN là
cứ điểm sản xuất quan trọng
cho điện thoại Pixel của hãng
nhằm thúc đẩy năng lực sản
xuất và cạnh tranh củaGoogle
trong lĩnh vực này.
Không chỉ Google, tập đoàn
cho thuê ô tô Hertz của Mỹ
với hơn 10.000 chi nhánh
trên thế giới ngày 28-8 đã
công bố gia nhập thị trường
VN thông qua đối tác nhượng
quyền trong nước là NewCity
Rent A Car, nhằm cung cấp
cho khách một loạt dịch vụ
di chuyển và hệ thống điểm
giao xe thuận tiện.
Ông Eoin MacNeill, Phó
Chủ tịch Hertz châu Á-Thái
Bình Dương, nhấn mạnh
đây là thời điểm thuận lợi
để thương hiệu Hertz tham
gia thị trường trong nước
bởi VN đang được đánh giá
là quốc gia có tốc độ tăng
trưởng cao cả về kinh tế lẫn
du lịch. Đi cùng với sự phát
triển nhanh và sôi động này,
nhu cầu thuê xe của doanh
nghiệp ngày càng gia tăng,
đồng thời những yêu cầu về
chất lượng dịch vụ chuyên
nghiệp cũng nhiều hơn.
Hồi cuối tháng 7 vừa qua,
hãng đồ chơi danh tiếng của
Mỹ là Hasbro ra thông báo
chọn VN làm điểm sản xuất.
Hãng đồ chơi này khẳng định
căng thẳng thương mại Mỹ-
Trung khiến hãng tính đường
chuyển các hoạt động sản xuất
ra khỏi Trung Quốc.
Đáng chú ý, trongmột cuộc
trao đổi với hãng tin
CNBC
mới đây, ông Sandeep Naik,
nhà quản lý cấp cao tại quỹ
đầu tư General Atlantic của
Mỹ đang quản lý khối tài
sản lên đến 35 tỉ USD, nhấn
mạnh: Khi các công ty Mỹ
có kế hoạch rời khỏi Trung
Quốc, các nước Đông Nam
Á bao gồm cả VN có thể sẽ
hưởng lợi.
“Nếu nhìn vào các lĩnh vực
nhất định như ô tô hay hóa
chất, bạn có thể nhìn thấy
VN là một điểm đến được
lựa chọn. Chúng tôi đang
nhìn VN như một điểm đến
thú vị” - ông Naik nói.
Trước đây, hàng loạt tên
tuổi lớn của Mỹ như Intel,
Microsoft,Jabil,Microchip,IBM,
P&G,Coca-Cola, Pepsico…đã
có hàng thập niên tại VN.
Những năm gần đây, nhiều
chuỗi hãng ẩm thực của Mỹ
tiếp tục đổ bộ vào nước ta
như Starbucks, McDonald's,
KFC...
Vốn đầu tư từ Mỹ
còn quá ít
Theo thống kê mới nhất,
hiện tại Mỹ là thị trường xuất
khẩu hàng hóa lớn nhất của
VN. Thế nhưng vốn FDI từ
Mỹ đầu tư vào VN lại khá
khiêm tốn. Là một chuyên gia
tài chính nhiều năm làm việc
tại Mỹ, ông Nguyễn Trí Hiếu
cho rằng trải qua 25 năm bình
thường hóa quan hệ, thương
mại Việt-Mỹ đã chạm 60 tỉ
USD (năm 2018); vốn đầu tư
của Mỹ vào VN cũng vượt
mốc 9 tỉ USD. Tuy nhiên, nếu
so với các nước khác thì số
vốn đầu tư của Mỹ vào VN
còn quá ít.
Lý giải về nguyên nhân,
ông Hiếu chỉ rõ: Thể chế,
chính sách, môi trường kinh
doanh, đầu tư của VN còn
nhiều vướng mắc, hạn chế
khiếncácnhàđầu tưMỹkhông
mặn mà. “Các tập đoàn lớn
của Mỹ không thích kiểu đầu
tư mà phải tốn phí bôi trơn,
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài
thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Mỹ đứng thứ 10
về vốn đầu tư trong 65 quốc gia và vùng lãnh
thổ có dự án đầu tư được cấp phépmới tại VN
trongbảythángđầunăm2019với66dựánđược
cấpmới, tổng vốn đầu tư hơn 123 triệu USD.
Dù vốn FDI của Mỹ vào VN hiện vẫn còn ít
nhưng trên thực tế đã có những tín hiệu rất
tốt. Bằng chứng là việc TP.HCM thu hút đầu
tư từ tậpđoàn sản xuất chip hàng đầu củaMỹ
là Intel. Với chính sáchmời gọi thu hút đầu tư
tốt, tập đoàn này đã rót 1 tỉ USD tại Khu công
nghệ caoTP.HCM. Nhàmáy tại TP.HCMđã trở
thành một trong những đơn vị sản xuất chủ
lực của Intel trên toàn cầu.
Bà Sherry S. Boger,Tổng giámđốc Intel VN,
cho rằng số lượng các nhà đầu tư Mỹ đầu tư
vào VN có thể chưa nhiều như các quốc gia
khácnhưngmọi người nênquan tâmđếnchất
lượng dự án từ các nhà đầu tư Mỹ. “Chính sự
có mặt của các nhà đầu tư Mỹ có uy tín như
Intel sẽ góp phần không nhỏ vào việc phát
triển sản xuất, tạo nhiều việc làm cũng như
mở ra cơ hội kinhdoanh cho các đối tác trong
nước. Quan trọng hơn, nó giúp tăng sức hấp
dẫn cho môi trường đầu tư của VN đối với
các nhà đầu tư thế giới nói chung và Mỹ nói
riêng” - tổng giám đốc Intel VN nhìn nhận.
Ngày 29-8, tại hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
(DN) vùng ĐBSCL do Ngân hàng Nhà nước chủ trì, nhiều
DN tiếp tục lên tiếng về việc khó tiếp cận vốn vay từ ngân
hàng. Bà Huỳnh Thị Bích Huyền, Giám đốc Công ty Xuất
nhập khẩu Ngọc Quang Phát, cho biết công ty bà chủ yếu là
xuất khẩu lúa gạo nên cần nguồn vốn lưu động lớn để bao
tiêu sản phẩm, đầu tư cơ sở vật chất… nhưng vốn từ các
ngân hàng về rất chậm, thậm chí không dễ tiếp cận.
Bà Huyền mong muốn các ngân hàng hỗ trợ thêm
nguồn vốn, đồng thời cần cơ chế để DN dễ tiếp cận hơn
với ngân hàng cũng như có cơ chế xoay vòng nguồn vốn
đủ cung ứng cho nhu cầu của các DN.
Chia se nhưng kho khăn vê vôn cua DN, ông Nguyễn
Đăng Thông, Hiệp hội DN nhỏ và vừa khu vực phía Nam,
cho biêt: Hâu hêt DN trong hiệp hội rất cân vôn đê đâu tư
san xuât, kinh doanh nhưng họ hoặc không co tai san bao
đam hơp phap hoăc không đu uy tin đê vay tin châp; không
co kha năng xây dưng phương an san xuât, kinh doanh…
nên các ngân hàng khó xem xet cho vay. “Vân đê ơ đây la
lam sao ngân hang va DN găp nhau đê thao gơ kho khăn.
Ngoai nô lưc của DN thi cac ngân hàng cung cân co chinh
sach cu thê đê nguôn vôn đên gân hơn vơi cac DN nhỏ và
vừa; cân thiêt kê lai điêu kiên cho vay, đông thơi cung châp
nhân môt phân rui ro vơi DN” - ông Thông nhân manh.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Đào Minh Tú cho biết ngành ngân hàng sẽ
tiếp tục triển khai các biện pháp để hỗ trợ cho các DN,
đặc biệt DN vừa và nhỏ, DN hoạt động trong các lĩnh
vực ưu tiên.
ĐBSCL hiện là vùng kinh tế năng động với nhiều tiềm
năng, thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, năng lượng tái
tạo, du lịch,... Đặc biệt, vùng này đóng góp tới 4/7 mặt
hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim
ngạch trên 1 tỉ USD (lúa gạo, tôm, cá tra, rau quả). Hiện
vùng này có gần 55.000 DN thành lập và hoạt động.
CẨM GIANG
phí gầmbàn hay thủ tục rườm
rà, phức tạp và qua quá nhiều
tầng nấc” - ông Hiếu nói.
Đồng quan điểm, ông
Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ
tịch Hiệp hội Doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài, nêu thực
tế hiện nay VN vẫn chưa thu
hút được nhiều nhà đầu tư có
công nghệ cao ở các nước phát
triển như Mỹ và EU. Chẳng
hạn, số liệu của đầu tư quốc
tế cho thấy năm 2018Mỹ đầu
tư ra nước ngoài 340 tỉ USD
trong khi VN chỉ chiếm có
500 triệu USD.
“Sự thiếu minh bạch trong
môi trường kinh doanh, đầu
tư tại VN cũng là yếu tố khiến
vốn từ Mỹ vào VN còn hạn
chế” - ông Toàn nói thẳng.
Cải cách mạnh mẽ để
đón nhà đầu tư
Trước thực tế Mỹ cần một
địa điểm khác Trung Quốc
và VN cũng từng được Tổng
thốngMỹ Donald Trump giới
thiệu như một nơi thay thế
hữu ích và ít tốn kém nhất
cho các công ty Mỹ, chuyên
gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu
cho rằng: Chính phủ và các
bộ, ngành liên quan cần phải
hành động ngay. Cụ thể là
đưa ra cơ chế đón đầu và các
chính sách ưu đãi, mời gọi
các tập đoàn của Mỹ. Bên
cạnh đó, VN phải cải cách
thủ tục hành chính; đảm bảo
quyền sở hữu trí tuệ… để lôi
kéo Mỹ đầu tư trong lĩnh vực
công nghệ.
“Một yếu tố then chốt khác
là VN cần đẩy mạnh đầu tư
nguồn nhân lực có tay nghề
cao vì lợi thế nhân công rẻ
chưa phải là điều kiện đủ
với các công ty Mỹ. Bởi Thái
Lan, Indonesia…thu hút được
nhà đầu tư Mỹ nhờ có đủ lao
động có tay nghề cao” - ông
Hiếu nói.
TS Trần Du Lịch cũng cho
rằng nếu không có thể chế tốt
thì khó nhận được dòng vốn
tốt từ Mỹ. Thực tế, FDI từ
Mỹ vào VN rất thấp. Nguyên
nhân nằmở chỗ hai bên không
tương thích về mặt thể chế,
chính sách. Muốn có dòng
vốn tốt từ Mỹ, VN phải cải
cách rất mạnh mẽ.•
Việt Namcó thể trở thànhmiền đất hứa cho các nhà đầu tư nếu biết khai thông các vướngmắc.
Trong ảnh: Một nhómnhà đầu tưMỹ giơi thiệu sản phẩmtại Việt Nam. Ảnh: TL
Chính sách, môi
trường kinh doanh,
đầu tư của VN còn
nhiều vướng mắc,
hạn chế khiến các
nhà đầu tư Mỹ
không mặn mà.
Mỹ xếp thứ 10 về vốn đầu tư vào Việt Nam
Người kinh doanh tại miền Tây than khó vay tiền ngân hàng
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook