12
VIẾT THỊNH
P
hát biểu tại buổi lễ, Thủ
tướng Nguyễn Xuân
Phúc đã gửi lời chúc
mừng tới toàn thể các nghệ sĩ
được vinh danh trong dịp này.
“Các nghệ sĩ là
những ngôi sao
chiếu sáng”
Thủ tướng nêu rõ: Danh
hiệu “nghệ sĩ nhân dân”, “nghệ
sĩ ưu tú” là phần thưởng cao
quý nhất mà Nhà nước dành
tặng cho đại diện tiêu biểu
của đội ngũ văn nghệ sĩ trong
cả nước. Đây là những nghệ
sĩ đã luôn nỗ lực rèn luyện,
trưởng thành và không ngừng
sáng tạo trong sự nghiệp nghệ
thuật, được đồng nghiệp và
nhân dân tin yêu. Các đồng
chí là lực lượng tin cậy, trung
thành của Đảng và nhân dân,
có lòng yêu nước nồng nàn,
có tài năng nghệ thuật xuất
sắc, tinh thần cống hiến và
tâm huyết với nghề nghiệp.
Các nghệ sĩ thực sự là những
ngôi sao chiếu sáng bầu trời
nghệ thuật của Việt Nam.
Nghệ thuật, văn hóa là
giá trị tâm hồn của một dân
tộc. Trong nhiều năm qua,
anh chị em văn nghệ sĩ bỏ
ra nhiều trí tuệ, mồ hôi và
cả máu xương để xây dựng
các giá trị tinh thần của Việt
Nam, từ đó góp phần vào
thắng lợi của cuộc đấu tranh
vì độc lập, tự do, thống nhất
đất nước và sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đảng,
Thủ tướng mong muốn
các nghệ sĩ tiếp tục sáng
tạo, cống hiến to lớn hơn
nữa, có nhiều tác phẩm hay
lay động lòng người, đóng
góp to lớn hơn nữa vào sự
nghiệp phát triển văn hóa,
xây dựng con người Việt Nam
và xây dựng, bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
Ngay sau khi nhận danh
hiệu, nghệ sĩ Trần Hạnh bên
cạnh việc bày tỏ niềm vinh
hạnh của mình cũng cho hay
năm nay ông đã ở tuổi 91 và
danh hiệu này đến với ông
hơi muộn. “Thôi, muộn còn
hơn không!” - ông Hạnh bày
tỏ. Dù tuổi cao, sức khỏe yếu
nhưng khi được hỏi nếu có
lời mời tham gia đóng phim
liệu ông có tham gia không,
người nghệ sĩ lớn tuổi bày
tỏ: “Nếu được mời, tôi vẫn
tham gia”.
Cũng chung tâm trạng hạnh
phúc này, nghệ sĩ cải lương
Minh Vương cho biết ở tuổi
70, ông vẫn đammê với nghề
và giữ gìn sức khỏe để đi diễn.
“Tôi hoạt động nghề này mà
được phần thưởng Nhà nước
trao tặng cao quý nhất cho
nghề, không có gì bằng, hạnh
phúc vô cùng, sung sướng vô
cùng” - ông Vương nói.
Thông qua
Pháp Luật
TP.HCM,
nghệ sĩMinhVương
dành lời cám ơn tất cả, trong
đó có những lãnh đạo, các
đơn vị thời gian qua đã ủng
hộ ông và cuối cùng ông dành
lời cám ơn khán giả yêu quý.
Bên cạnh đó, nghệ sĩ Minh
Vương cũng khẳng định với
ông, sự đammê với nghề vẫn
còn và khi còn sức khỏe ông
sẽ còn cống hiến.•
Nghệ sĩ Minh Vương:
Còn sức khỏe còn cống hiến
Ngày 29-8,
tại Nhà hát
lớn Hà Nội,
hàng trăm
nghệ sĩ tên
tuổi của nền
nghệ thuật
Việt Nam
đã tham dự
lễ trao danh
hiệu nghệ sĩ
nhân dân,
nghệ sĩ ưu tú
lần thứ IX.
Những tên tuổi được
yêu mến từ lâu
Danh sáchphong tặngdanh
hiệunghệsĩnhândântheoquyết
địnhcủaChủ tịchnước có79 cá
nhân,trongđócónhiềutêntuổi
quen thuộc, được công chúng
yêumếnnhưcácdiễnviênTrần
Hạnh, Trung Anh, Trọng Trinh,
Minh Hằng, Công Lý, Thu Hà,
Kim Xuân, nghệ sĩ chèo Thanh
Ngoan, nghệ sĩ cải lươngMinh
Vương, Thanh Tuấn...
Tiêu điểm
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc trao danh hiệu nghệ sĩ nhân dân cho nghệ sĩ Minh Vương. Ảnh: VT
Nhà nước và nhân dân trân
trọng, ghi nhận và đánh giá
cao tinh thần lao động sáng
tạo của các thế hệ văn nghệ
sĩ - những người đã góp phần
củng cố, chấn hưng và làm
vinh quang nền nghệ thuật
nước nhà thời gian qua.
Theo Thủ tướng, cần phải
xác định rõ các tiêu chuẩn
cao về văn hóa và các giá trị
đạo đức xã hội, lối sống cho
người Việt Nam thông qua
các tác phẩm văn hóa đặc
sắc như phim ảnh, kịch nhạc,
sách, truyện, viết lại truyện
cổ tích, truyện dã sử… thể
hiện giá trị chân thiện mỹ,
Theo Thủ tướng, cần
phải xác định rõ các
tiêu chuẩn cao về
văn hóa và các giá
trị đạo đức xã hội,
lối sống cho người
Việt Nam thông qua
các tác phẩm văn
hóa đặc sắc.
lịch sử hào hùng, tự hào dân
tộc. Các tác phẩm phải được
thẩm thấu và lan tỏa mỗi ngày
để văn hóa được ngấm vào
tâm hồn và tạo ra khí phách
Việt Nam.
Niềm vinh hạnh của
lão nghệ sĩ 91 tuổi
Trích dẫn lại chia sẻ của
nghệ sĩ TrầnHạnh, Thủ tướng
bày tỏ: Ở tuổi 90, nghệ sĩ Trần
Hạnh vẫn giữ được cho mình
tâm sáng, lòng trong và trái
tim vị nghệ thuật, vị nhân
sinh. Đó thực sự là một tấm
gương đáng trân quý để các
thế hệ trẻ học tập và noi theo.
Đời sống xã hội -
ThứSáu30-8-2019
Người bệnh tự chống chọi khi về nhà
Tại Việt Nam, chưa có sự kết nối trong chăm sóc, hỗ trợ
người bệnh, bệnh nhân ra viện không còn được hỗ trợ điều
trị mà tự thực hiện theo kiến thức và hiểu biết của mình.
Đó là nhìn nhận của TS Lê Thị Hoàng Liễu, Giám đốc
Chương trình công tác xã hội, ĐH Thủ Dầu Một (Bình
Dương), về hoạt động công tác xã hội bệnh viện ở Việt
Nam tại hội thảo
“Hỗ trợ người bệnh: Thực tiễn trên thế
giới và ứng dụng để phát triển tại Việt Nam”
do BV ĐH Y
Dược TP.HCM (ĐHYD) tổ chức gần đây.
TS Liễu phân tích hoạt động trợ giúp người bệnh mới
chỉ dừng lại ở khâu khám bệnh, điều trị tại bệnh viện mà
chưa có sự kết nối từ bệnh viện đến cộng đồng. Do đó,
bệnh nhân ra viện không được hỗ trợ điều trị mà tự thực
hiện theo kiến thức và hiểu biết của mình. Điều này khiến
cho việc chăm sóc người bệnh rời rạc, điều trị gián đoạn
và gây ra biến chứng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này
của người bệnh.
Theo TS Liễu, dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực
sức khỏe còn rất mới tại Việt Nam nên rất cần sự quan
tâm về chính sách, đào tạo, hỗ trợ nguồn lực. Người bệnh
cần được nhân viên công tác xã hội tiếp tục chăm sóc tại
cộng đồng để ổn định về tâm lý, giảm tải cho cơ sở y tế,
góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh.
Chia sẻ trong buổi hội thảo, các báo cáo viên đến từ
Anh, Mỹ nhận định công tác xã hội là một ngành nghề
khoa học và đã phát triển từ lâu đời. Có rất nhiều nghiên
cứu khoa học đã chỉ ra rằng cảm xúc tích cực sẽ giúp
cho quá trình điều trị của người bệnh được hiệu quả hơn.
Chính vì vậy, tại các bệnh viện ở Mỹ và Anh, hệ thống
chăm sóc tập trung nhóm đa ngành gồm bác sĩ, điều
dưỡng, chuyên viên tư vấn tâm lý, nhân viên công tác
xã hội cùng phối hợp với nhau để hỗ trợ người bệnh một
cách tốt nhất.
ThS Urvashi Tripathi, nhân viên công tác xã hội cấp
cao, tổ chức từ thiện Clic Sargent (Vương quốc Anh), cho
biết ở Anh, nghề công tác xã hội đã ra đời và phát triển
thành nghề chuyên nghiệp từ hơn 200 năm trước. Nghề
công tác xã hội không bao giờ thiếu việc làm. Ở Anh, Clic
Sargent chuyên cung cấp hỗ trợ tâm lý xã hội cho người
bệnh ung thư. Không chỉ hỗ trợ các nhu cầu lĩnh vực y tế,
nhân viên công tác xã hội còn hỗ trợ người bệnh và người
nhà các nhu cầu khác như kết nối và phân bố các nguồn
lực tài chính, làm việc với gia đình sau khi người thân
mất, giúp họ vượt qua mất mát.
Theo TS-BS Phạm Văn Tấn, Phó Giám đốc BV ĐHYD,
30 năm trước, quan niệm làm công tác xã hội ở bệnh viện
là khám bệnh, phát thuốc miễn phí, kêu gọi từ thiện…
Tuy nhiên, những năm gần đây, cùng với xu hướng phát
triển của thế giới, BV ĐHYD đã chú trọng phát triển
lĩnh vực công tác xã hội đi vào chiều sâu và đạt những
hiệu quả tích cực, trở thành cầu nối giữa bác sĩ và bệnh
nhân. “Ngoài chuyên môn là điều trị bệnh, người bệnh cần
được hỗ trợ về vật chất và nâng đỡ về tinh thần, nhất là
những bệnh nhân yếu thế, gặp nhiều khó khăn trong cuộc
sống” - BS Tấn chia sẻ.
HOÀNG LAN
Trường đại học thứ ba ở Việt Nam có
chương trình học đạt chuẩn ABET
Ngày 29-8, hai chương trình đào tạo của Trường ĐH
Quốc tế là kỹ thuật y sinh và kỹ thuật điện tử - truyền thông
đã được công nhận đạt chuẩn kiểm định ABET của Mỹ.
ABET là tổ chức kiểm định các chương trình đào tạo kỹ
thuật - công nghệ Mỹ.
Phía Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho
biết để đạt được kết quả này, trường đã dành thời gian
thực hiện trong ba năm, từ năm 2016 đến 2018. Trường
đã chuẩn hóa toàn bộ hệ thống đánh giá, quy trình bảo
đảm chất lượng bên trong cùng với sự kết hợp chặt chẽ
của hệ thống bảo đảm chất lượng cấp trường. Cạnh đó,
nhà trường cũng củng cố đội ngũ giảng viên có trình độ
chuyên môn cao, đầu tư cơ sở vật chất tối ưu phục vụ
công tác dạy và học cũng như thực hiện nghiêm túc, đầy
đủ các quy trình và thủ tục đăng ký, kiểm định của ABET.
Với việc đạt chuẩn kiểm định ABET, sinh viên tốt
nghiệp hai ngành trên có nhiều lợi thế khi học tiếp lên cao
hoặc tìm việc làm tại Mỹ và các quốc gia áp dụng kết quả
của tổ chức kiểm định này.
Ngoài ra, hai chương trình này cũng đã đạt đánh giá
AUN vào năm 2013 (kỹ thuật điện tử - truyền thông) và
năm 2015 (kỹ thuật y sinh).
Như vậy, đến nay Trường ĐH Quốc tế là trường thứ hai
thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM có chương trình đạt chuẩn
ABET, sau ĐH Bách khoa TP.HCM và là cơ sở thứ ba
trong cả nước đạt chuẩn kiểm định ABET.
PHẠMANH