198-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu30-8-2019
nhân, các đối tượng thực hiện hành
vi, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xem
thường pháp luật.
Theo bà Tiến, trong bốn năm qua
quận đã tổ chức thực hiện 16 cuộc
tập huấn, truyền thông về bảo vệ,
chăm sóc trẻ em. 15 phường thuộc
quận đều có cán bộ làm công tác
trẻ em, tiếp cận thông tin, báo cáo
và phối hợp với các cơ quan liên
quan để can thiệp. Đại diện UBND
quận kiến nghị, Hội đồng Thẩm
phán TAND Tối cao cần sớm ban
hành nghị quyết hướng dẫn các quy
định của Bộ luật Hình sự về các tội
phạm xâm hại về tình dục trẻ em…
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị
Mai Hoa (Ủy viên Thường trực Ủy
ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên,
Thiếu niên và Nhi đồng) thắc mắc,
báo cáo của UBND quận có 38 trẻ
em bị xâm hại, báo cáo của công
an và VKSND quận là 43, báo cáo
của TAND quận là 28, vậy con số
nào đúng? ​Bà Hoa cũng đề nghị
quận cung cấp số trẻ em có nguy cơ
bị xâm hại hoặc bị xâm hại nhưng
đã được hỗ trợ, can thiệp cùng các
biện pháp và hiệu quả đã thể hiện.
Giảm số lượng nhưng
mức độ nghiêm trọng
Đại biểuĐỗĐứcHồngHà (Ủyviên
Thường trực Ủy ban Tư pháp) đặt
vấn đề, báo cáo của công an quận
tổng số vụ thụ lý là 35 vụ/31 bị can,
vậy những vụ chưa xác định được
bị can cần nêu rõ lý do. Trong số
này có những vụ bị trả hồ sơ điều
tra bổ sung, vậy nguyên nhân nào?
Trong báo cáo nêu khó khăn đối với
việc xử lý các vụ án xâm hại là sự
việc xảy ra lâu nên khó thu thập dấu
vết, vậy có giải pháp nào để tháo
gỡ vấn đề này?
Theo ông Nguyễn Viết Dũng
(Phó Trưởng Công an quận Tân
Bình), số liệu trong báo cáo là từ
tháng 1-2015 nhưng có những vụ
tiếp nhận cuối năm 2014 và khởi
tố trong năm 2015. Do vậy, quận
nên sẽ xem lại số liệu của kỳ trước
năm 2015 để tính lại con số. Ông
Dũng thông tin hiện quận có hai vụ
án phải tạm đình chỉ, một vụ phải
đình chỉ vì chỉ có lời khai của hai
trẻ, thời gian xảy ra đã lâu và không
xác định được đối tượng có hành vi
xâm phạm. Đối với các vụ trả hồ
sơ là do phát sinh tình tiết mới, có
trường hợp yêu cầu trả hồ sơ để cử
người đại diện hợp pháp cho bị hại.
​Ông Dũng phân tích, đấu tranh
với loại tội phạm này có nhiều khó
khăn khi hầu như việc xâm hại diễn
ra không có nhân chứng hay camera
ghi lại. Tâm lý trẻ emkhông ổn định,
thường thay đổi lời khai trong khi
các điều tra viên lại bị hạn chế mời
bị hại để tránh những tổn thương.
Mặt khác, ngay sau khi bị xâm hại,
bị hại không trình báo, không kể
cho người thân biết sự việc. Cũng
có trường hợp hai bên tự thỏa thuận,
khi không thành thì mới đi tố cáo
gây khó khăn cho việc thu thập dấu
vết, chứng cứ.
Về báo cáo của VKS quận, ông
Hà đề nghị nêu cơ sở nào khi nhận
định thời gian tới việc xâm hại trẻ
em có xu hướng giảm nhưng có tính
chất nghiêm trọng, mức độ phức
tạp. Số bị cáo bị áp dụng hình phạt
YẾNCHÂU
N
gày 29-8, đoàn giám sát của
Quốc hội làm việc với UBND
quận Tân Bình, TP.HCM về
việc thực hiện chính sách, pháp
luật về phòng, chống xâm hại trẻ
em. Bà Phan Thị Hồng Tiến (Phó
Chủ tịch UBND quận Tân Bình)
báo cáo từ năm 2015 đến tháng
6-2019, địa phương này có 38 trẻ
em bị xâm hại, gồm 30 trẻ nữ và
tám trẻ nam.
Xâmhại tình dục nhiều nhất
Trong số này có sáu trẻ em bị
xâm hại bạo lực, 19 trẻ bị xâm hại
tình dục, ba trẻ bị bỏ rơi và có 10
trẻ bị các hình thức gây tổn hại
khác. Việc xâm hại trẻ em xảy ra ở
các phường có nhiều dân nhập cư,
phòng trọ. Một trong các nguyên
nhân là do cha mẹ thiếu quan tâm,
lơ là, chủ quan đối với con em trong
sinh hoạt, học tập. Cạnh đó, vì lợi
ích vật chất và thỏa mãn nhu cầu cá
Trẻ bị xâmhại
ngày càng
nghiêm trọng
tù có thời hạn đến ba năm là 14 vụ
nhưng chưa rõ bao nhiêu vụ bị cáo
được hưởng án treo.
Đại diện VKSND quận trả lời,
nhận định này thể hiện trên số liệu
giảm qua từng năm và vụ việc ngày
càng phức tạp. Chẳng hạn, sáu tháng
đầu năm 2019 chỉ có hai vụ nhưng
rất phức tạp. Một vụ đã truy tố bị
can về hành vi dâm ô đã đủ chứng
cứ nhưng lại phát sinh thêm tình tiết
mới khi phát hiện trên cơ thể cháu
bé có tế bào nam nhưng không phải
của người này, VKS phải tiếp tục
giám định, xác minh.​•
Thầy giáo quen qua Zalo dụ dỗ để “quan hệ”
Đấu tranh với loại tội
phạm này có nhiều khó
khăn khi hầu như việc
xâm hại diễn ra không
có nhân chứng hay
camera ghi lại.
Ngày 29-8, TAND tỉnh Sơn La ban hành quyết định đưa
vụ án liên quan đến gian lận điểm thi THPT quốc gia năm
2018 ra xét xử, phiên tòa sẽ mở vào ngày 16-9 tới. Phiên
sơ thẩm sẽ có tám luật sư bào chữa cho một số bị cáo. Số
còn lại không mời người bào chữa.
Các bị cáo bị xét xử cùng về tội lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong thi hành công vụ gồm: Trần Xuân Yến
(cựu phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La), Nguyễn Thị
Hồng Nga (cựu chuyên viên Phòng Khảo thí và quản lý
chất lượng giáo dục), Lò Văn Huynh (cựu trưởng Phòng
Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục), Đặng Hữu
Thủy (cựu phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu), Cầm
Thị Bun Sọn (cựu phó trưởng Phòng Chính trị-tư tưởng),
Nguyễn Thanh Nhàn (cựu phó trưởng Phòng Khảo thí và
quản lý chất lượng giáo dục).
Ngoài ra, hai cựu cán bộ công an khác cũng phải hầu tòa
là Đinh Hải Sơn (cựu thiếu tá, cán bộ Phòng An ninh chính
trị nội bộ, Công an tỉnh) và Đỗ Khắc Hưng (cựu trung tá,
cán bộ Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh).
Tòa triệu tập 47 người liên quan (gồm phụ huynh có
con được nâng điểm) và 43 người làm chứng (trong đó
có ông Hoàng Tiến Đức, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh).
Ông Đức được xác định là một trong số 18 người trung
gian nhận thông tin thí sinh (đưa cho Trần Xuân Yến hai
tờ danh sách ghi thông tin của tám thí sinh để nâng điểm
các môn thi). Dù thừa nhận việc chuyển thông tin thí sinh
nhưng ông Đức khai mục đích chỉ là để nhờ xem trước
điểm thi.
Theo ông Đức, do xuất phát từ quan hệ bạn bè, đồng
nghiệp, người thân nên đã nhận và chuyển thông tin các
thí sinh để nhờ xem điểm chứ không được bàn bạc, hứa
hẹn về vật chất với gia đình thí sinh. Hiện nay ông Đức
đã bị kỷ luật bằng hình thức cách hết các chức vụ trong
Đảng. UBND tỉnh này cũng thu hồi quyết định nghỉ
hưu đã ban hành trước đó đối với ông Đức (nghỉ hưu từ
ngày 1-7).
TUYẾN PHAN
ÔngNguyễn Viết Dũng, Phó Trưởng Công an quận Tân Bình (TP.HCM), tại buổi làmviệc. Ảnh: Y.CHÂU
Họ đã nói
Chưa có phòng xử thân thiện
Hiện nay TAND quận đã đưa ra xét
xử 27 vụ/29 bị cáo, có 19 vụ xâm hại
tình dục, còn tám vụ liên quan đến
người bị hại trong các vụ cướp giật.
Trong số các vụ án đưa ra xét xử có
năm vụ xử án treo. Chúng tôi chưa
thực hiện được phòng xét xử thân
thiện bởi vì cơ sở vật chất hiện tại
không đủ điều kiện.
Đại diện TAND quận Tân Bình, TP.HCM
Báo cáo lại số liệu chính xác
Tôi yêu cầu UBND quận Tân Bình
chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện lại
báocáo, cungcấpmột số tài liệu trong
đó có số liệu các vụ án xâmhại trẻ em
mà bị cáo được hưởng án treo, gửi
cho đoàn giám sát trước ngày 15-9.
Ông
PHAN THANH BÌNH
,
Chủ nhiệm
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên,
Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
GiámđốcSởGiáodụcSơnLa lànhân chứngvụgian lậnđiểm
Theo báo cáo của Công an quận Tân Bình, trong 37
đối tượng có hành vi xâm hại trẻ em có một đối tượng
là người ruột thịt, người thân thích khác; hai đối tượng
là giáo viên, cán bộ, nhân viên tại các cơ sở giáo dục.
Đồng thời có một đối tượng là người có trách nhiệm
chăm sóc, chữa bệnh của trẻ em; 20 đối tượng là người
quen của trẻ em, 13 đối tượng khác. Các dạng hành vi
xâm hại gồm: Dụ dỗ, cho tiền để bị hại chụp ảnh, ghi
clip sex sau đó phát tán trên mạng; bị hại và đối tượng
đồng ý quan hệ tình dục; thầy giáo quen qua Zalo dụ
dỗ để quan hệ tình dục; thực hiện hành vi nhằm chiếm
đoạt tài sản; là người yêu của nạn nhân.
Vất vả dạy dỗ, chăm sóc trẻ lang thang
Chiều 29-8, đoàn giám sát của Quốc hội đã làm việc
tại một số cơ sở bảo trợ chăm sóc trẻ em tại quận Gò
Vấp, TP.HCM. Trung tâm Công tác xã hội - giáo dục dạy
nghề thiếu niênTP cho biết từ năm2015 đến nay, trung
tâm tiếp nhận 408 lượt học viên, là các em thiếu niên
có hoàn cảnh đặc biệt, sống lang thang, ăn xin, không
nơi cư trú từ 8 đến 16 tuổi. Theo các cán bộ trung tâm,
các em nhỏ có thời gian bươn chải, thất học, va chạm
với nhiều thành phần phức tạp trong xã hội nên các em
ngang bướng, thiếu thành thật, luôn cảnh giác với mọi
người xung quanh. Các thầy cô ở đây đã phải khá vất
vả để có thể đưa các em vào nề nếp, tin tưởng trở lại
vào người lớn. Trung tâm cũng đã chủ động tìm kiếm,
vận động gia đình đưa các em hồi gia và hơn một nửa
học viên đã được hồi gia có theo dõi.
Trung tâm Nuôi dưỡng - bảo trợ trẻ em Gò Vấp đang
nuôi dưỡng trên 200 em là những trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ
rơi, trẻ khuyết tật, nhiều embé bị bệnh tật hiểmnghèo.
Các nhân viên của trung tâm luôn vượt qua chínhmình
để chămsóc chu đáo cho các em.Trung tâmcũng nỗ lực
phối hợp với chính quyền địa phương xác minh nguồn
gốc trẻ bị bỏ rơi để vận động gia đình đưa các em hồi
gia. Đoàn giám sát đánh giá cao sự nỗ lực chăm sóc trẻ
bị bỏ rơi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt của các ban, ngành
và các cơ quan chức năng của TP.HCM.
HỒNG MINH
Sốlượngvụtrẻbị xâmhại giảmnhưngmức
độ và tính chất nghiêm trọng thì tăng cao.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook