207-2019 - page 12

12
THANHNHẬT -HÀHẢI
S
áng 9-9, 41 ngư dân
trên chiếc tàu câu mực
bị chìm gần bãi Thuyền
Chài (thuộc quần đảo Trường
Sa của Việt Nam) đã về đến
nhà. Sống sót kỳ diệu sau 31
giờ chới với giữa biển, họ
vẫn chưa hết bàng hoàng về
chuyến đi biển kinh hoàng.
“Chết là chết hết,
sống là sống hết”
Những ngày qua, xã đảo
Tam Hải (huyện Núi Thành,
Quảng Nam) bao phủ màu
u buồn. Dân xã đảo mong
ngóng từng ngày chờ tin 44
ngư dân trên chiếc tàu QNa
91928 TS của anh Bùi Văn
Quốc (ngụ thôn Tân Lập, xã
TamHải) bị chìm ở quần đảo
Trường Sa (của Việt Nam)
bảy ngày trước.
Ngày 9-9, 41 ngư dân sống
sót kỳ diệu trở về, ba ngư dân
khôngmay vẫn đangmất tích.
Hôm nay, đường xã đảo lắm
người qua lại. Hết nhà này
đến nhà khác, người dân
liên tục hỏi thăm, động viên
những ngư dân trở về, chia
buồn cùng gia đình ba ngư
dân xấu số.
Nhớ về chuyến đi biển kinh
hoàng, anh Quốc kể khoảng
8 giờ 30 ngày 2-9, tàu của
anh đang chạy tránh gió đến
gần bãi Thuyền Chài. Một
cơn lốc vun vút từ đâu tới,
những ngư dân không kịp
trở tay. “Chưa đầy hai phút,
chiếc tàu lật úp xuống biển,
chúng tôi chới với, chống
chọi giữa biển, chờ được cứu
vớt” - anh Quốc kể.
Theo anh Quốc, trong tình
thế ngàn cân treo sợi tóc, sự
đoàn kết của anh em chính
là điều cứu sống mọi người.
Lúc tàu lật úp, những người
cảm giúp họ quay lại tìm tiếp
mới gặp chúng tôi” - anh
Quốc nói.
Cũng theo anh Quốc, nhiều
năm làm biển, anh từng dang
tay cứu những trường hợp
gặp nạn như anh. Trùng hợp
lần này người cứu anh Quốc
cùng bạn biển là em trai của
một người anh đã cứu mấy
năm trước.
Không biết bơi
nhưng may mắn
sống sót
Trong số 41 người được
cứu vớt, anh Trương Văn
Việt (42 tuổi, ngụ thôn Tân
Lập) là người không biết bơi.
Sống sót kỳ diệu trở về, anh
Việt kể trong vòng 1 phút,
anh đã lao lên giàn, rồi lên
mũi tàu cho đến khi tàu lật
úp. Tiếp tục, mọi người đưa
anh lên đáy tàu bám víu hai
giờ đồng hồ cho đến khi con
tàu chìm hoàn toàn.
“Anh em có sức khỏe, bơi
giỏi lấy can nhựa, giường,
dây làm bè tạm. Xong xuôi,
tôi cùng mấy người lớn tuổi,
sức khỏe kém lên bè đứng.
Những người còn lại bámvào
can nhựa, quậy chân quậy tay
chờ cứu” - anh Việt kể.
Theo anhViệt, đêmvà ngày
2-9, trời có mưa lớn, “rất may
là không có gió, chứ có gió
thì chết hết” - anh Việt nói.
Nhiều giờ ngâm mình dưới
nước, nhữngngưdânphải chịu
cái lạnh thấu xương. Nhiều
người không chịu nổi phải
vớt áo mưa, những tấm mút
trôi trên biển nhét vào người,
trùm lên đầu, mặt chống lạnh.
Hơnmột ngày, 41 người trôi
sang tới vùng biển Malaysia,
anh Việt kể: “Lúc đó tôi nghĩ
là chết rồi. Mình trôi qua đó
thì không ai cứu được vì đó
là biển của họ, tàu thuyền vào
đó sẽ bị bắt” - anh Việt nói.
Nhiềungàyngóng tinchồng,
chị HuỳnhThị Thanh (44 tuổi,
vợ anh Việt) cho biết nghe
tin tàu anh Quốc bị chìm mà
chỉ có 41/44 người được cứu
vớt, chị nghĩ là chồng mình
nằm trong số mất tích bởi anh
Việt không biết bơi. “Hôm
3-9, nghe tin chồng bị nạn
ở ngoài biển tôi không đứng
vững, chỉ biết cầu trời. Nghĩ
là anh mất luôn rồi, bữa ni
anh về tôi mừng hết lớn” - chị
Thanh nói.
Giữa niềm vui vô bờ của
người dân xã đảo vẫn còn
đó một nỗi buồn. Nỗi buồn
của người thân, gia đình ba
ngư dân mất tích. Mong một
phép màu để niềm vui thêm
trọn vẹn.•
41 ngư dân sống sót sau
31 giờ trên biển
31 giờ chới
với giữa biển,
41 ngư dân
đã được cứu
vớt kỳ diệu an
toàn trở về.
Danh tính ba ngư dân mất
tích được xác định gồm: Trần
Văn Cảm (55 tuổi), Lê Văn
Phường (46 tuổi), Nguyễn Tấn
Vân (56 tuổi), cùng ngụ huyện
Núi Thành.
Tiêu điểm
Các ngư dân đang được tàu kiểmngư 420 cứu vớt. Ảnh: NGUYỄNDUY
tuổi cao, sức khỏe kém vội
tìm chỗ bám. Những người
còn lại có sức khỏe lặn vào
cabin tàu tìm can nhựa, mở
dây, lấy giường làm bè chờ
được cứu.
“Chúng tôi lấy dây chuẩn bị
cho tình huống xấu nhất nếu
có ai chết phải cột vào. Chết
là chết hết, sống là sống hết.
Nếu một người còn sống thì
phải mang được xác của 40
người còn lại về nhà” - anh
Quốc nói.
“Mọi người tập trung lại
một chỗ, anh em đếm lại
nhưng thiếu ba người. Anh
em chia nhau lặn vào trong
tàu tìm nhưng không thấy.
Mình không bỏ họ mà họ đã
bỏ mình” - rưng rưng nước
mắt, anh Quốc nhớ về ba ngư
dân xấu số.
Trùng hợp luật
nhân quả
31 giờ chới với giữa biển,
mọi người chia nhau từng
giọt nước lấy sức chịu đựng.
Có lúc một chai nước 500 ml
chia cho 41 người uống. Đói
khát, không ai giành ai, mỗi
Giữa niềm vui vô bờ
của người dân xã
đảo vẫn còn đó một
nỗi buồn. Nỗi buồn
của người thân, gia
đình ba ngư dân
mất tích.
người hớp vài giọt lấy sức.
“Khoảng 11 giờ trưa 3-9,
cả 44 người chỉ còn một chai
nước. Anh em lấy nắp chai,
rót cho mỗi người một nắp
uống đỡ, gắng chịu đựng” -
anh Quốc nói.
Thời gian trôi đi, sức khỏe
mọi người yếu dần, sự tuyệt
vọng mỗi lúc rõ dần trên
gương mặt nhiều người. Đã
có lúc anh Huỳnh Thế Vũ (24
tuổi, con rể anh Quốc) phải
thốt lên: “Thả tay rồi, ba ơi!”.
Khoảng 14 giờ 30 (ngày
3-9), vệt màu đen từ xa cứmỗi
lúc một rõ. Chiếc tàu hiện ra
như một điều kỳ diệu đã đưa
41 ngư dân từ cõi chết trở về.
“Hai ngày bỏ việc chạy đi
tìm từ lúc tàu chúng tôi mất
liên lạc, tàu QNg 91817 của
anh Bùi Công Danh (ởQuảng
Ngãi) đã tìm thấy, đưa chúng
tôi lên tàu. Lúc đó chúng tôi
mới nghĩ mình còn sống” -
anh Quốc kể.
“Khi họ chạy gần tới chỗ
vớt chúng tôi khoảng 4 hải lý
thì họ quay ngược lại. Trên
đường quay về, họ gặp một
con cá ông chặn đường. Linh
Đời sống xã hội -
ThứBa10-9-2019
BệnhviệnCàMaubị từ chối thanh toán3,1 tỉ đồng tiềngiường
Ngày 9-9, trả lời PV
Pháp Luật TP.HCM
 liên quan đến
vấn đề thu tiền giường ở BV đa khoa tỉnh Cà Mau, ông
Trịnh Trung Kiên, Giám đốc BHXH tỉnh này, cho hay
vừa từ chối thanh toán BHYT tiền giường bệnh do BV đa
khoa tỉnh Cà Mau đề nghị. Tổng số tiền đã từ chối lần này
là 3,1 tỉ đồng.
“Đó là số tiền giường bệnh mà BV tỉnh Cà Mau đã thanh
toán tiền giường thừa so với số giường thực tế hiện có tại
các khoa của bệnh viện trong năm 2018” - ông Kiên nói. 
Phát hiện trên là kết quả thẩm định của BHXH tỉnh
Cà Mau, đã đối chiếu rõ với BV tỉnh Cà Mau vào tháng
7-2019. 
Trả lời câu hỏi nguyên nhân nào xảy ra tình trạng này
và nó có liên quan đến việc phản ảnh của người dân nằm
một giường bị tính tiền hai giường không, ông Kiên trả
lời: “Theo quy định, bệnh nhân đến bệnh viện nếu lưu trú
trên 4 giờ mới tính tiền một ngày giường bệnh. Trường
hợp hai bệnh nhân nằm một giường thì bệnh viện tính 1/2
tiền giường cho mỗi bệnh nhân. Và nếu ba người nằm thì
tiền giường cũng phải được chia ba. Hồ sơ thanh toán của
BV tỉnh Cà Mau không thấy tiền giường được chia như
vậy mà tính nguyên hết. Còn vấn đề liên quan đến phản
ảnh nằm một giường hay không thì tôi chưa dám nhận
định. Tuy nhiên, theo quy định, cơ cấu thành tiền cho
giường bệnh có khoản chi phí chăn, gối, nệm, màn… mà
bệnh viện phải tốn phí giặt ủi, thay mới”. 
Việc thu thừa tiền giường như trên, cũng theo ông Kiên,
không làm tổn hại đến nguồn quỹ BHYT do đã bị từ chối
thanh toán. Tuy nhiên, nó gây thiệt hại cho người bệnh,
vì phần đông người sử dụng BHYT hiện nay là đối tượng
cùng chi trả, tức họ phải trả 20% tổng chi phí điều trị bệnh.
Cùng ngày, ông Nguyễn Hoàng Sa, Phó Giám đốc Sở Y
tế tỉnh Cà Mau, khẳng định đã kiểm tra, báo cáo UBND
tỉnh Cà Mau toàn bộ vấn đề liên quan đến thông tin BV đa
khoa tỉnh Cà Mau thu hai giường bệnh dù bệnh nhân nằm
chỉ một giường (
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ảnh).
Theo đó, ông Sa khẳng định BV tỉnh Cà Mau thu như
vậy là đúng quy định, chỉ do cách ghi chưa rõ ràng nên
gây hiểu nhầm cho một số bệnh nhân thời gian gần đây.
Ông Sa lý giải, trước năm 2018, khi bệnh nhân chọn
nằm khu giường bệnh dịch vụ thì do phía khu dịch vụ
thu tiền giường chung, sau đó chi trả lại cho BV tỉnh Cà
Mau khoản tiền giường bệnh theo đúng định mức quy
định mà bệnh viện được hưởng. Phía dịch vụ giường
bệnh còn giữ lại phần chênh lệch. Từ năm 2018 đến nay
vẫn thu vậy nhưng tách ra, bên nào mới thu. Thành ra
có hai phiếu thu tiền giường bệnh dù bệnh nhân chỉ nằm
một giường ở khu dịch vụ. 
Bệnh nhân không nằm giường của BV tỉnh Cà Mau,
tức bệnh viện không tốn chi phí giặt ủi, thay mới chăn,
màn, nệm, gối... nhưng lại tính nguyên giá ngày giường
bệnh? Trả lời câu hỏi này, ông Sa cho rằng cái đó không
tách ra được.
TRẦN VŨ
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook