210-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu13-9-2019
ĐÀOTRANG
C
ảng Cát Lái (quận 2,
TP.HCM) hiện chiếm
40% công suất sản lượng
hàng container qua cảng biển
cả nước. Trong khi đó, hạ tầng
giao thông ở khu vực này đã
quá tải trong nhiều năm nay.
Vì vậy, nhiều người lo ngại
việc đề nghị bỏ quy định khống
chế số chuyến tàu cập bến của
Tổng Công ty Tân Cảng Sài
Gòn sẽ càng gây áp lực cho
giao thông khu vực cảng này.
Kiến nghị bỏ hạn mức
tàu cập bến
Theo ghi nhận của PV, hiện
các tuyến đường kết nối với
cảng Cát Lái như xa lộ Hà Nội,
Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn
Thị Định, Đồng Văn Cống…
đều rơi vào tình trạng quá tải,
nhất là vào các giờ cao điểm.
Nhiều năm nay ngành giao
thông TP đã đưa ra nhiều giải
pháp để cải thiện giao thông khu
vực. Cụ thể, cải tạo nút vòng
xoay Mỹ Thủy giai đoạn 1 (đã
thông xe) nhưng tình trạng ùn ứ
vẫn xảy ra như cơmbữa. Trong
khi đó, các nút giao thông An
Phú - Lương Định Của cũng
luôn rơi vào trạng thái bế tắc.
Anh Dương Thanh Hải, một
tài xế xe container, cho biết:
“Mỗi lần vào cảng Cát Lái là
một cực hình bởi đường sá đều
quá tải. Để đến được cảng cũng
phải mất 3 giờ, có ngày mất 8
giờ di chuyển, làm ảnh hưởng
không ít đến doanh nghiệp”.
Đặc biệt, mới đây Tổng
Công ty Tân Cảng Sài Gòn
đã đề nghị bỏ quy định khống
chế số lượng 81 chuyến tàu/
tuần cập cảng Cát Lái. Đồng
thời, cho tàu có tải trọng trên
45.000 tấn cập cảng Cát Lái.
Theo đại diện tổng công ty
này, hiện nay cảngmới chỉ khai
thác 80% công suất và vẫn có
thể tiếp nhận thêm tàu cập cảng.
Tổng công ty cũng đưa ra nhiều
giải pháp để đảm bảo sản xuất
ổn định, giao thông thông suốt
cho khu vực cảng Cát Lái.
Lý do mà đơn vị này đề
nghị bỏ hạn mức lượng tàu
cập bến là do tổng công ty đã
tích cực triển khai đồng bộ
nhiều chương trình làm thủ
tục và thanh toán qua mạng,
từ đó sẽ tiết kiệm được thời
gian và chi phí. Tổng công ty
cũng tăng 11 làn xe vào, tám
làn xe ra khi mở rộng cổng E
(hiện có năm cổng giao nhận
gồm A, B, C, D, E với 31 làn
vào và 18 làn ra); cổng C có
ba làn vào, hai làn ra… có thể
đáp ứng được lượng phương
tiện ra vào cảng.
Ngoài ra, cảng đang tiến hành
đầu tư triển khai cổng tự động
giao nhận bằng hình ảnh, đầu
tư xe cứu hộ khi các phương
tiện gặp sự cố, đưa các dịch vụ
Sở này cũng đề nghị Tổng
Công ty Tân cảng Sài Gòn xây
dựng cơ chế điều phối từ xa
nhằm giảm thời gian phương
tiện chờ giao nhận hàng hóa
tại cảng và tránh tình trạng ô
tô vận chuyển hàng hóa đậu
chờ trên các tuyến đường để
vào cảng Cát Lái; đầu tư xe
cứu hộ khi các phương tiện
gặp sự cố để không xảy ra ùn
tắc giao thông.•
Mỗi ngày có rất nhiều xe container ra vào cảng Cát Lái. Ảnh: Đ.TRANG
Cần phải nâng cấp các tuyến đường
kết nối
Ông Hà Ngọc Trường, Phó Chủ tịch Hội Cầu đường cảng
TP.HCM, nhận định lượng xe ra vào cảng Cát Lái hiện nay đã
quá tải. Việc bỏ giới hạn số lượng tàu cập bến sẽ dẫn tới lượng
container ra vào cảng nhiều hơn, từ đó giao thông khu vực sẽ
càng ùn ứ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã
hội và sinh hoạt của người dân.
Theo ông Trường, trong thời điểm hiện nay thì không thể
tăng số lượng tàu cập bến được, việc này sẽ gây áp lực lớn lên
giao thông đườngbộ. Để giải quyết bài toán ùn tắc này thì hàng
loạt công trình phải được khởi công và hoàn thiện để đáp ứng
nhu cầu đi lại và giải tỏa ùn tắc giao thông.
Tiêu điểm
Tăng cường kiểm tra xe quá tải
vào ban đêm
Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) vừa có báo
cáo Bộ GTVT về kết quả kiểm soát tải trọng xe.
Theo đó, trong tháng 8 lực lượng chức năng tiến hành
kiểm tra 17.212 xe, phát hiện 1.616 xe vi phạm (chiếm tỉ
lệ 9,38%), tước 570 giấy phép lái xe, xử phạt nộp Kho bạc
Nhà nước 18,37 tỉ đồng.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết đa số các địa
phương tiếp tục duy trì hoạt động của trạm kiểm soát tải
trọng xe lưu động kết hợp cân xách tay và đạt được những
kết quả khả quan.
Tuy nhiên, do lực lượng thanh tra giao thông, công chức
thanh tra còn mỏng, thiếu kinh phí hoạt động, các chủ xe, tài
xế lợi dụng lực lượng chức năng tập trung các nhiệm vụ khác
dẫn đến tình trạng xe quá tải có dấu hiệu bùng phát trở lại.
Đặc biệt, trên các quốc lộ và một số tuyến đường tỉnh,
đường đô thị nơi có các mỏ vật liệu xây dựng, dự án xây
dựng, san lấp mặt bằng, nhà máy xi măng, khu công nghiệp,
bến thủy nội địa... tình hình diễn biến phức tạp.
Để khắc phục tình trạng trên, Tổng cục đề nghị trong
tháng 9, UBND các tỉnh, thành trên cả nước chủ động chỉ
đạo công tác phối hợp giữa các lực lượng công an, thanh tra
giao thông, tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc tăng cường
kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông.
VIẾT LONG
Hai dãy hộ lan bánh xoay chống lật xe
đầu tiên ở TP.HCM
Đường Mai Chí Thọ (quận 2, TP.HCM) hướng về quận
Thủ Đức vừa được trang bị hai dải phân cách gắn nhiều con
quay màu vàng.
Nói về hai dãy hộ lan trên, đại diện Trung tâm Quản lý
hầm sông Sài Gòn cho hay dải phân cách này được gọi là
hộ lan bánh xoay, được lắp khoảng nửa tháng nay.
Vị đại diện này cho biết thêm: Sau khi khảo sát, đơn vị
nhận thấy các vị trí mũi tàu phân chia hướng đi giữa làn xe
hỗn hợp và ô tô trên đường Mai Chí Thọ có bán kính nhỏ
nên xe thường xuyên va quẹt với lan can, gây mất an toàn
cho người điều khiển phương tiện.
Do đó, trung tâm đã đề xuất Sở GTVT cho phép lắp đặt
hộ lan bánh xoay này để đảm bảo an toàn giao thông.
Các bánh xoay của hộ lan được làm bằng composite
EVA và polyurethane. Các vật liệu này có tính đàn hồi cao,
chống va đập và chịu mài mòn, sẽ an toàn hơn cho tài xế
cũng như những người ngồi trên xe.
Lý giải cho tác dụng của hộ lan, vị đại diện này cho biết:
“Nếu có tai nạn giao thông, các bánh xoay trên trụ sẽ làm
giảm lực tác động của xe, chuyển đổi năng lượng tác động
thành năng lượng quay và kéo xe trở lại đường lưu thông
bình thường. Bánh xoay có màu vàng phản quang nên giúp
cho người lái xe chú ý, nhất là vào ban đêm và trời mưa”.
Đại diện Trung tâm Quản lý hầm sông Sài Gòn thông tin
thêm: Sau khi đánh giá hiệu quả của các vị trí lắp đặt, đơn
vị sẽ nhân rộng thêm mô hình này ở nhiều tuyến đường
khác trên địa bàn TP.
PHAN CƯỜNG
Hộ lan trên
đườngMai
Chí Thọ.
Ảnh: KC
Đểgiảmùntắc,SởGTVT TP.HCM
chorằngcầnpháttriểnmạnhvận
tải container bằng đường thủy
giữa các cảng cạn ICD đến cảng
Cát Lái. Đồng thời, thựchiệnđiều
tiết lượng hàng hóa thông qua
cảng Cát Lái tùy thời điểm từng
tháng trong năm.
Về lâu dài, cần sớmdi dời cụm
cảngTrườngThọ ra khỏi khu vực,
nghiêncứuđầutưtuyếnđườngsắt
chuyêndùngvậnchuyểncontainer
từ cảng Cát Lái đến các đầu mối
giao thông trong khu vực.
Lo tắc đường khi Cát Lái tăng
hạn mức tàu cập cảng
Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đề nghị bỏ quy định khống chế số chuyến tàu cập cảng Cát Lái
bởi hiện nay cảng nàymới chỉ khai thác 80% công suất.
hỗ trợ ra ngoài cảng để hạn chế
các phương tiện vào cảng…
Sắp tới nhiều doanh nghiệp
sẽ không cần tới cảng để làm
thủ tục cập cảng vì cảng tiếp
tục đẩy mạnh các thủ tục đăng
ký xuất tàu, lệnh giao hàng điện
tử qua mạng. Như vậy, thời
gian thông quan, thời gian
xe chờ đậu tại cổng cảng và
giao nhận tại cảng đều được
rút ngắn xuống.
Sẽ gây áp lực lên
giao thông đường bộ
Theo Sở GTVT TP.HCM,
thực tế tổng số lượng xe lưu
thông trên đường ra vào cảng
Cát Lái được quy đổi xe con
theo ngày đêm là 108.192
xe. Con số này vượt năng lực
thông hành đảm bảo dòng xe
ổn định của các tuyến đường
ra vào cảng là 86.400 xe ngày
đêm. Khu vực này vốn đã ùn
tắc giao thông, nếu tăng số
lượng tàu cập bến thì sẽ càng
gia tăng ùn ứ.
ViệcTổngCông tyTânCảng
Sài Gòn đề xuất bỏ quy định
khống chế số chuyến tàu 81
chuyến/tuần cập cảng Cát Lái
(bao gồm cả cảng Tân Cảng
Phú Hữu), Sở GTVT đã có
công văn gửi Cảng vụ hàng
hải TP.HCM về thay đổi tàu
khai thác, tăng tuyến tại Tân
Cảng Cát Lái.
Cũng theo Sở GTVT, hiện
lượng xe lưu thông trên các
tuyến đường ra vào cảng Cát
Lái là Nguyễn Thị Định, Đồng
VănCống,VõChíCôngđãvượt
năng lực thông hành đảm bảo
dòng xe ổn định. Đồng thời,
tình hình giao thông trên các
tuyến đường sau cảng hiện nay
còn phức tạp. Từ đó Sở đề nghị
Cảng vụ hàng hải TP.HCMcân
nhắc, xem xét việc có nên tăng
kích cỡ tàu khai thác và tăng
chuyến khai thác tại khu cảng
Cát Lái hay không.
Việc bỏ giới hạn số
lượng tàu cập bến
sẽ dẫn tới lượng
container ra vào
cảng nhiều hơn, từ
đó giao thông khu
vực sẽ càng ùn ứ
nghiêm trọng.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook