210-2019 - page 9

9
Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án
xây dựng một số đoạn đường bộ cao
tốc trên tuyến Bắc-Nam phía đông
giai đoạn 2017-2020. Dự án này bao
gồm 11 dự án thành phần với chiều
dài khoảng 654 km, tổng mức đầu
tư khoảng 118.716 tỉ đồng (vốn nhà
nước tham gia thực hiện dự án là
55.000 tỉ đồng); tiến độ thực hiện
yêu cầu cơ bản hoàn thành năm2021.
Phát biểu tại hội nghị, đại diện
Bộ GTVT cho hay dự án cao tốc
Bắc-Nam được thực hiện theo hình
thức đối tác công tư (PPP) nhằm huy
động vốn đầu tư từ khu vực tư nhân,
tận dụng các kinh nghiệm về quản
trị, quản lý và thế mạnh công nghệ.
Đặc biệt, phương thức này cũng để
chia sẻ rủi ro hợp lý giữa nhà đầu
tư và Nhà nước trong quá trình đầu
tư, khai thác dự án.
Khẳng định lại phương thức lựa
chọn nhà đầu tư phải qua hai giai
đoạn là sơ tuyển và đấu thầu, ông
Hoàng cho hay: Cơ sở pháp luật hiện
nay về PPP tương
đối hạn chế và vì
thế Bộ GTVT và
Chính phủ đã báo
cáo Quốc hội một
cơ chế đặc biệt
để triển khai dự án. Theo đó, toàn
bộ công tác bồi thường giải phóng
mặt bằng được Nhà nước thực hiện
và Nhà nước sẽ tham gia một phần
kinh phí xây dựng dự án để chia sẻ
với các nhà đầu tư, nhằm bảo đảm
tính khả thi của dự án. Đồng thời,
khuyến khích các nhà đầu tư thực
hiện công nghệ tiên tiến hiện đại thi
công dự án, việc thay đổi áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật giúp giảm chi
CHÂNLUẬN
T
ại hội nghị toàn quốc về phát
triển bền vững 2019, một hội
thảo chuyên đề về đối tác công
tư được tổ chức sáng 12-9, tham luận
về cao tốc Bắc-Nam được đánh giá
là một nội dung quan trọng.
Thông tinvềdựáncao tốcBắc-Nam,
ôngTrầnHuyHoàng,VụĐối tác công
tư, Bộ GTVT, cho hay: Chính phủ
đã quy hoạch phát triển mạng đường
bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn năm 2030 gồm: 21 tuyến
với tổng chiều dài 6.411 km, trọng
tâm là tuyến đường bộ cao tốc trên
hành lang kinh tế Bắc-Nam. Tuyến
đường này kéo dài từ Lạng Sơn đến
TP Cà Mau dài khoảng 2.109 km,
trong đó đã khai thác và đang đầu
tư khoảng 601 km.
Ngân sách nhà nước bỏ ra
55.000 tỉ đồng
Ông Hoàng cho hay: Theo nghiên
cứu của các tổ chức tư vấn trong
nước và quốc tế, dự báo đến năm
2020 nhu cầu hành khách, hàng hóa
trên hành lang vận tải Bắc-Nam là
45,37 triệu hành khách/năm và 62,27
triệu tấn hàng hóa/năm. Đến năm
2020, nếu không có tuyến đường
bộ cao tốc Bắc-Nam phía đông hoặc
đường sắt tốc độ cao thì nhu cầu vận
tải trên hành lang vận tải Bắc-Nam
sẽ vượt tổng năng lực của hệ thống
kết cấu hạ tầng giao thông khoảng
5,92 triệu hành khách/năm và 14,5
triệu tấn hàng hóa/năm. “Việc đầu
tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ
cao yêu cầu nguồn kinh phí rất lớn,
công nghệ phức tạp, chắc chắn không
thể triển khai trước năm 2025” - ông
Hoàng nói.
Về cơ sở pháp lý, ông Hoàng nhắc
lại Nghị quyết số 52/2017/QH14 của
Hiện dự án đường cao tốc Bắc-Namđang tiến hành sơ tuyển nhà đầu tư. Ảnh: V.LONG
Tiến độ triển khai dự án. Ảnh: CHÂN LUẬN
phí đầu tư toàn bộ đó doanh nghiệp
được hưởng lợi…
Tháng 4-2020 bắt đầu
triển khai
Theo kế hoạch, Bộ GTVT tổ chức
sơ tuyển quốc tế và trong tháng 9-2019
sẽ công bố kết quả sơ tuyển. Từ tháng
10-2019 sẽ thực hiện đấu thầu qua
việc mời thầu. Tháng 3-2020 sẽ công
khai kết quả đấu thầu và tháng 4-2020
ký hợp đồng dự án, sau đó dự án này
sẽ được triển khai. “Các nhà tài trợ
quốc tế như World Bank, ADB đã
giúp Bộ GTVT lựa chọn những nhà
tư vấn hàng đầu thế giới để thực hiện
giao dịch dự án, giúp Bộ GTVT tiếp
cận các nguồn lực, các nhà đầu tư
và các tổ chức quốc tế. Các đơn vị
tư vấn đã nghiên cứu các quy định
hiện hành của Việt Nam về PPP và
xây dựng các tiêu chí lựa chọn nhà
đầu tư có năng lực tốt nhất tham gia
dự án này” - ông Hoàng nói.
Về cơ chế chia sẻ rủi ro, theo quy
định hiện nay thì chưa có việc Chính
phủ thực hiện bảo đảm doanh thu tối
thiểu, bảo lãnh rủi ro thực hiện dự án
trong công tác bồi thường giải phóng
mặt bằng, thiết kế, thi công… Bởi
vậy các nhà đầu
tư quốc tế cũng
còn e ngại. “Khi
tổ chức hội thảo
quốc tế, có nhiều
nhà đầu tư, các tổ
chức tài chính quốc tế tham gia tìm
hiểu dự án nhưng khi thực hiện sơ
tuyển chỉ có ba quốc gia có nhà đầu
tư thamgia là Hàn Quốc, Trung Quốc
và Pháp…” - ông Hoàng nói và cho
hay: “Trong thời gian tới, Bộ GTVT
tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo
triển khai thành công dự án theo chỉ
đạo của Thủ tướng và chủ trương
của Quốc hội nhằm hoàn thành dự
án theo đúng kế hoạch”.•
Sơ tuyểnmới chỉ có ba quốc
gia có nhà đầu tư tham
gia, chủ yếu Hàn Quốc,
Trung Quốc và Pháp.
Thủ tướng: Sớm đưa đường sắt
Cát Linh - Hà Đông vào khai thác
“Phải bảo đảm hoạt động bình thường, an toàn hệ thống
giao thông vận tải ở các loại hình… Không vì ách tắc việc
này việc khác mà ảnh hưởng đến sự phát triển ngành trong
những năm tới”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh
như trên tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các dự án
giao thông vận tải ngày 12-9.
Thủ tướng yêu cầu ngành GTVT phải chủ động, tập trung
hơn nữa trong việc giải quyết thủ tục, vướng mắc. Đặc
biệt, chỉ đạo hoàn thành tốt các dự án, chương trình, nhất
là hệ thống đường bộ cao tốc, sân bay. Bộ GTVT cần phân
công trách nhiệm, giao công việc có thời hạn rõ ràng, tìm ra
nguyên nhân chậm trễ để khắc phục, trên tinh thần làm hết
sức mình, làm đúng pháp luật. Nếu vướng mắc thì phối hợp
xử lý, giải quyết đến nơi đến chốn.
Đối với hàng không, Thủ tướng yêu cầu bảo đảm hoạt
động bình thường, an toàn ở tất cả sân bay; chủ động khắc
phục những bất cập hiện nay ở các sân bay lớn. “Trong đó,
Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị có liên quan bảo đảm hoạt
động bình thường của hai sân bay lớn là Tân Sơn Nhất và
Nội Bài, không để xảy ra vấn đề ảnh hưởng đến an toàn
bay…” - Thủ tướng lưu ý.
Liên quan đến tình trạng quá tải tại sân bay Tân Sơn
Nhất, Thủ tướng nêu rõ phải thường xuyên chỉ đạo xử lý.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT cần công khai, minh bạch các dự án
đầu tư trong hạ tầng hàng không, dự án nào Nhà nước làm,
dự án nào xã hội hóa để có kế hoạch triển khai và huy động
nguồn lực hiệu quả hơn.
Về vướng mắc trong triển khai dự án đường sắt đô thị tại
Hà Nội do Bộ GTVT quản lý, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT
thúc đẩy giải quyết, chủ trì xử lý những vấn đề đặt ra. Tinh
thần thúc đẩy sớm đưa tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông
vào khai thác thương mại. “Ngoài ra chậm nhất đến ngày
31-12-2019, các trạm BOT phải triển khai thu phí không
dừng…” - Thủ tướng yêu cầu.
V.LONG - T.ĐỨC
Bamboo Airways phủ nhận dùng
máy bay Airbus A330
Đại diện Bamboo Airways vừa phủ nhận việc hãng đưa
vào khai thác thương mại dòng máy bay thân rộng Airbus
A330 như thông tin đã lan truyền trên mạng xã hội. Theo lộ
trình, dự kiến những chiếc máy bay thân rộng đầu tiên theo
đơn đặt hàng với Boeing sẽ được bàn giao cho Bamboo
Airways vào quý IV-2020. Trước mắt, để phục vụ hoạt động
khai thác của hãng, Bamboo Airways đang lên kế hoạch
thuê máy bay với các đối tác, tiến tới tiếp nhận và đưa vào
khai thác mẫu máy bay Boeing 787-9 Dreamliner trong
tháng 10-2019.
Theo đại diện Bamboo Airways, đến quý I-2020, đội bay
của hãng sẽ đạt 30 máy bay, dự kiến đặt mục tiêu tiếp tục
phát triển lên 100 máy bay vào năm 2024. Hiện tại hãng
đang khai thác 26 đường bay nội địa và quốc tế, đã thực
hiện hơn 10.000 chuyến bay an toàn, duy trì tỉ lệ đúng giờ
93,8%. Về định hướng hoạt động của hãng thời gian tới,
đại diện Bamboo Airways thông tin ngày 11-9, Thứ trưởng
Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đã ký và ban hành giấy phép kinh
doanh vận chuyển hàng không mới cho hãng. Trong đó có
nhiều điều chỉnh mới như thay đổi người đại diện hãng theo
pháp luật; tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp từ 700 tỉ đồng
lên 1.300 tỉ đồng. Cùng đó là tăng quy mô khai thác đội
bay từ 10 lên 30 chiếc, đồng thời bổ sung các chi nhánh của
hãng tại Hà Nội, Thanh Hóa, TP.HCM,…
Ngày 11-9, đại diện Vietnam Airlines cũng cho biết chiếc
máy bay Airbus A330 cuối cùng của hãng này đã chính thức
rời đội bay, khép lại chặng đường 13 năm khai thác dòng
máy bay Airbus thân rộng này.
PHONG ĐIỀN
Tháng 3-2020 sẽ rõ danh tính
nhà thầu cao tốc Bắc-Nam
Bộ GTVT và Chính phủ đã báo cáo Quốc hội một cơ chế đặc biệt để triển khai dự án.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook