224-2019 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứHai 30-9-2019
Nghệ sĩ
THÀNHLỘC
N
ăm1975-1976,mộttrong
những vở kịch hớp hồn
tôi của Đoàn Kịch nói
Trung ương (bây giờ là Nhà
hát Kịch Việt Nam) lúc đó có
vở kịch Liên Xô tên là
NiLa
(Cô gái đánh tr ng trận)
với
tài năng của rất nhiều nghệ sĩ
gạo cội làng thoại kịch miền
Bắc thời đó. Trong đó, bộ ba
Nguyệt Ánh, Hà Văn Trọng
và Thế Anh đã làm nên thế
chân kiềng cho thành công
của vở kịch này.
Nhân vật bị bắn chết,
khán giả tiếc ngẩn ngơ
Nhân vật của ông Thế
Anh trong vở
NiLa
là người
sĩ quan bạch vệ Nga hoàng,
một nhân vật phản diện mà
đẹp trai hút hồn, cùng với nét
diễn thật sắc sảo và quyến rũ
đến nỗi khán giả xem ra mà
cứ thấy thích và thấy tiếc
khi hắn bị NiLa bắn chết.
Viết đến đây, tôi sẽ chuyển
cách xưng hô gọi ông là anh, vì
từ khi được quen biết ông, trở
thành đồng nghiệp thì chúng
tôi đã anh em với nhau rồi.
Đến năm tôi 17 tuổi và được
xemvở
Đôi mắt
(cũng là đoàn
kịch này) trên sân khấu Nhà
và thành công với thật nhiều
vai nam chính các bộ phim
điện ảnh sau đó, các nhân vật
của anh đẹp và rất nam tính
chứ không điệu đàng dù anh
có một gương mặt điển trai
theo kiểu đồ sứ trắng, công
tử bảnh bao. Nhưng anh vào
vai phản diện thì đôi mắt anh
lại ác dã man, nam nghệ sĩ
thời đó được như anh có bao
người?Anh đã là thần tượng
của tôi từ dạo đó, lâu lắm rồi.
Nhưng tôi lại rất ít dám
bắt chuyện với anh, gặp thì
v n cúi đầu chào nhưng nói
chuyện nhiều thì không dám
thốt, chỉ là tại vì anh quá đẹp
nên khiến mình không dám
lại gần, chạm vào, sợ vỡ!
Biết anh rất lành và dễ gần
nhưng vì cái ánh sáng nó phát
ra từ anh lớn quá, rộng quá
nên đôi khi mấy đứa em út
đã quá trót dại, thần tượng
anh quá rồi như em đây lại
tự thấy “điện” mình yếu hơn,
nên đôi khi phải âm thầm
chiêm ngưỡng anh từ xa xa...
D u biết con đường nghệ
thuật vốn luôn vận hành và
không ưu ái giữ ai lại quá lâu
nhưng cái gì được xem là vĩnh
cửu nó v n sẽ ở mãi trong
tâm trí, trong ký ức, trong
hoài niệm của mọi người,
đó chính là giá trị sáng tạo
mà người nghệ sĩ đã để lại.
Thưa anh THẾ ANH, tiền
bối thần tượng của em! Với
em, sẽ không có ai THẾ
được ANH!•
Thương tiếc anh Thế Anh,
thần tượng của tôi!
NSND Thế Anh m t lúc 5
giờ 30 sáng 29-9 tại BV Thống
Nh t (TP.HCM) sau một cơn
nhồi máu cơ tim, hưởng thọ
81 tuổi. NSND Thế Anh đã có
nghiệp diễn đầy d u n. Ông
được tônvinhdanhhiệuThành
tựu trọn đời tại giải Cánh diều
của Hội Điện ảnh năm 2015.
Tiêu điểm
hát TP thì hình ảnh nhân vật
người bác sĩ quân đội trong
chiến tranh do anh khắc họa
và thể hiện đã thu hút tôi hoàn
toàn vào vở kịch, và tôi “chết”
với anh thật sự, “chết” vì anh
diễn hay, “chết” vì đài từ anh
ấm áp, “chết” vì nhân dáng
anh hoàn hảo và “chết” cũng
vì anh quá đẹp. Kiếm đâu ra
một nghệ sĩ mà thanh sắc vẹn
toàn đến vậy, cho nên anh
thành công cả hai lĩnh vực
sân khấu và điện ảnh lúc đó
cũng là điều chính xác, chính
xác mà không ai phải bàn
cãi, vì nó như số phận phải
là như vậy.
Xuất sắc cả chính
và phản diện
Có đọcmột bài báo vào thời
đó, viết đỉnh cao về tài sắc
của một nam nghệ sĩ chính
là người đó vào độ tuổi 40,
lúc mà vở kịch
Đôi mắt
do
anh đóng chính là đúng vào
thời điểm anh bước vào độ
tuổi đó, hào quang tỏa sáng
từ anh lớn lắm. Anh trẻ hơn
cái tuổi 40 của anh nhiều
nên anh liên tục xuất hiện
Tối 28-9, tại rạp Hưng Đạo (TP.HCM), Nhà hát cải
lương Trần Hữu Trang đã diễn vở cải lương
Giấc mộng
đêm xuân
với sự đến xem của đông đảo khán giả. Bên
cạnh những nghệ sĩ nòng cốt, tên tuổi, giỏi nghề của nhà
hát như Linh Trung, Tấn Giao, Lê Tứ, Quỳnh Hương, Lê
Hồng Thắm, Thu Vân…, vở có sự tăng cường hai nghệ sĩ
ngôi sao bên ngoài là Thanh Ngân, Trọng Phúc. Đáng chú
ý là vở diễn miễn phí, khán giả không phải mất tiền mua
vé vào xem.
Ngay sau đêm diễn 28-9, đã có nhiều nghệ sĩ bày tỏ nỗi
buồn, sự thất vọng về việc diễn cải lương miễn phí này.
Trên trang mạng cá nhân, có những nghệ sĩ cùng làm
nghề như Nguyễn Cát Phượng viết: “Thất vọng và đau
lòng cho những người nhiệt huyết”. Ca sĩ Quốc Đại,
người từng tham gia nhiều chương trình cải lương, nói:
“Đau lòng quá!”.
Và trên những trang báo mạng có đưa tin diễn cải
lương miễn phí, không ít khán giả cũng bày tỏ sự không
tán thành việc này. Khán giả Trường Giang Nguyễn viết:
“Nếu mọi người nói là người nghèo họ không có tiền
để xem thì mình có thể giảm giá vé một tháng một lần
(nhưng v n phải bán vé). Còn nếu không thì một tháng sẽ
tổ chức một đêm diễn nhưng sẽ trích bao nhiêu phần trăm
tiền bán vé làm hoạt động thiện nguyện”. Khán giả Tuyết
Dung nêu ý kiến: “Thật sự là khán giả cũng có người khó
khăn đó nhưng khi họ đã đam mê thật sự, họ cũng gói
ghém để mua vé để được thỏa đam mê của mình. Vì cải
lương, họ có thể bỏ hết mọi việc chỉ để được đi coi vở
diễn và nghệ sĩ họ yêu mến. Mong mỏi rằng nên bán vé
và nếu có tài trợ thì giảm giá vé thôi, chứ đừng miễn phí”.
Khán giả lấy tên Lulu Kao bày tỏ: “Trong tình hình sân
khấu cải lương đang gặp nhiều khó khăn, Nhà nước nên
đầu tư vào những vở diễn, những đơn vị sân khấu xã hội
hóa có tâm huyết với nền sân khấu nước nhà, như miễn
giảm hoặc cho thuê rạp giá rẻ. Vở diễn được đầu tư chất
lượng thì khán giả không nhất thiết vào xem miễn phí.
Của cho không bằng cách cho”.
Trao đổi với PV
Pháp Luật TP.HCM
, diễn viên - ông
bầu Gia Bảo nói: “Nghệ sĩ trẻ không tên tuổi diễn miễn
phí thì ít buồn, chứ nghệ sĩ ngôi sao mà diễn miễn phí,
không bán vé thì đau lòng quá, buồn quá. Hiện có nhiều
nghệ sĩ, nhiều người làm bầu đã đứng ra làm cải lương
bán vé, khán giả cũng đang có thói quen mua vé coi
trở lại. Bây giờ có chương trình cải lương miễn phí
này mà còn một tháng diễn hai lần, có tăng cường
ngôi sao nữa thì những người làm cải lương như tôi chỉ
có nước chết”.
Trả lời PV về phản ứng không tán thành diễn cải lương
hay miễn phí với ngôi sao ở nghệ sĩ và khán giả, đạo diễn
Trần Ngọc Giàu, Giám đốc Nhà hát cải lương Trần Hữu
Trang, cho biết: “Chương trình này có kinh phí do UBND
TP tài trợ, nhằm mục đích tạo thói quen đến rạp xem cải
lương trở lại cho khán giả TP. Theo kế hoạch đã được
duyệt, chương trình chỉ diễn ra từ nay đến cuối năm 2019,
tức chỉ trong ba tháng nữa mà thôi”. Với câu hỏi sẽ có
những vở diễn nào được diễn tiếp và có những nghệ sĩ nào
sẽ tham gia, đạo diễn Trần Ngọc Giàu trả lời: “Có thể nhà
hát sẽ diễn tiếp vở
Giấc mộng đêm xuân
vì đang có sẵn.
Còn diễn tiếp theo vở nào, có nghệ sĩ nào tham gia, diễn
vào thời điểm nào thì nhà hát đang tính, vì còn phải theo
lịch của những nghệ sĩ nổi tiếng”.
UBND TP.HCM đã quan tâm, dành những khoản kinh
phí để giúp cải lương dần hồi phục ở Sài Gòn - TP.HCM,
vùng đất thánh địa của cải lương là việc làm vô cùng đúng
đắn và cần thiết. Song những cơ quan, đơn vị chuyên môn
tham mưu cho Ủy ban như Sở Văn hóa - Thể thao, Nhà
hát cải lương Trần Hữu Trang có lẽ cần lắng nghe nghệ sĩ,
khán giả thêm nữa để có những điều chỉnh phù hợp thực
tế hiện tại hơn nữa, để giúp ích cho cải lương đúng cách
và thiết thực.
HÒA BÌNH
Ông ra đi
lúc đã 81
tuổi nhưng
tôi ưng để
ảnh của ông
lúc trẻ, thật
phong độ và
rạng ngời.
Đúng cái thời
kỳ phong độ
đỉnh caomà
tôi yêu ông.
LTS:
Hòa trong sự thương tiếc
của bạn bè văn nghệ và đông
đảo khán giả sân khấu, điện
ảnh,
Pháp Luật TP.HCM
xin
đăng bài viết của nghệ sĩ Thành
Lộc về nghệ sĩ Thế Anh ngay
sau khi nam nghệ sĩ hay tin
thần tượng lớn trong lòng mình
vừa qua đời.
“Tôi rất ít dám bắt
chuyện với anh, chỉ
là tại vì anh quá
đẹp nên khiến mình
không dám lại gần,
chạm vào, sợ vỡ!”
Nghệ sĩ
Thành Lộc
Nghệ sĩ Thế Anh từng nói: “Nếu có kiếp sau, tôi cũng làmdiễn viên. Nếu cho tôi chọn lại, tôi vẫn chọn
làmdiễn viên”.
Cải lươngmiễnphí, nghệ sĩ lẫnkhángiảđềubuồn
Nghệ sĩ TấnGiao củaNhà hát cải lương Tr nHữu Trang và
ngôi sao ThanhNgân diễn vở
Gi cmộng đêmxuân
miễn phí.
Ảnh: TRẦNGIA TIẾN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook