224-2019 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 30-9-2019
Kế toán phường cũng làm việc tới 9 giờ tối
Ở phường Bình Hưng Hòa A - phường đông dân nhất TP,
cán bộ chuyên môn tiếp dân đã một núi việc thì đến kế toán
của phường này không thể ít việc hơn được. Chị Huỳnh Thị
Thúy Hồng, công chức tài chính - kế toán phường, thường
xuyên vào ủy ban làm thêm ngày thứ Bảy, Chủ nhật, nhiều
tối làm đến chín giờ đêm là bình thường.
“Nhiều người nghĩ làm kế toán thì không đụng chạm chính
đến công tác phục vụ nhân dân. Nhưng vì là phường đông
dân nên thu chi mỗi năm đạt đến hàng chục tỉ đồng. Cuối
năm quyết toán rất vất vả. Mỗi đợt trao tiền trợ cấp cho người
già là phải trao đến 1.000 người, gấp hai, ba lần phường
khác. Hay nhận tiền quỹ từ 27 khu phố, số lượng khu phố
nhiều như vậy cũng đủ khiến căng thẳng, áp lực…” - chị
Hồng trải lòng.
Không có thời gian ăn trưa, ngồi nghỉ
Tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, dân số cũng xấp xỉ
phường Bình Hưng HòaA(quận Bình Tân) với hơn 120.000 nhân
khẩu, tuy chỉ là cán bộ không chuyên trách phụ trách lĩnh vực tư
pháp - hộ tịch nhưng số công việc chị Nguyễn Thị Bào rất nhiều
(một phần do việc của hai cán bộ khác cùng bộ phận đã nghỉ).
“Xã có tới 120.000 nhân khẩu, dồn số lượng công việc của hai
người đã nghỉ thì thực sự là không biết làm sao cho kịp việc chứ
đừng nói mong hết việc. Có khi không có thời gian ăn trưa vì chưa
xong việc lại tới giờ làm buổi chiều” - chị Bào nói.
Chị Bào còn nói thêm, nhà của chị nằm cách trụ sở UBND
xã không xa nhưng không có buổi trưa nào chị tranh thủ về nhà
dùng bữa được cũng vì núi công việc phải giải quyết chưa xong.
Chị luôn tranh thủ ăn ngay tại bàn làm việc để không mất thời
gian di chuyển.
LTS:
Ở TP.HCM có nhiều phường
dân số đông hơn cả một huyện các tỉnh
khác. Trực tiếp chứng kiến khối lượng
công việc phải gồng gánh mỗi ngày ở
UBND phường, chúng tôi nhận thấy
áp lực rất lớn đối với cán bộ. Và điều
này càng lớn khi dân số ngày càng
tăng lên, còn lượng cán bộ ngày càng
thu hẹp lại.
Với hàng chục đầu việc, hằng ngày
nhiều cán bộ phải gồngmình xử
lý, đi sớmvề tối, chịu nhiều áp lực
căng thẳng.
Phường đông dân ở TP.HCM
đổ đầu cán bộ
LÊ THOA- THANHTUYỀN
- TÁ LÂM
C
ó mặt tại UBND phường
Bình Hưng HòaA, quận
Bình Tân, phường đông
dân nhất TP.HCM với hơn
123.000 dân, vào 10 giờ sáng
một ngày cuối tháng 8, chúng
tôi không khỏi choáng ngợp
khi người dân đến làm hồ sơ
nườm nượp ra vào.
Bù đầu với hàng chục
đầu việc
Bên trong số ghế đã chật
kín, người dân tranh thủ ngồi
ở dãy ghế bên ngoài để điền
hồ sơ, người đứng loay hoay,
người vội vã đi từ cổng vào…
Anh Trương Công Dũng,
công chức tưpháp - hộ tịch của
phường, chobiết: “Cácphường
ít dân hơn thì đến hơn 10 giờ
là có thể hết khách rồi. Còn ở
đây, mỗi buổi sáng chúng tôi
tiếp hàng trămngười. Cán bộ,
công chức phường làm việc
với cường độ liên tục, áp lực
cao…”.
Chỉ tính riêng lĩnh vực khai
sinh, mỗi năm phường Bình
Hưng Hòa A làm thủ tục cho
hơn 1.000 em bé, dày kín 6-7
quyểnkhaisinh(mỗiquyển200
em). Trong khi đó, có phường
khác mỗi năm chỉ 1-2 quyển.
Tính sơ về số đầu việc của
cán bộmảng tư pháp - hộ tịch,
anh Dũng cho biết có khoảng
Kiến nghị giao biên chế theo quy mô dân số
20 đầu việc: Từ khai sinh, khai
tử, đăng ký kết hôn, nhận con,
sao y bản chính, chứng thực
chữ ký đến phối hợp thi hành
án, hòa giải, giải quyết đơn thư,
tiếp công dân, chuẩn tiếp cận
pháp luật…Tuy nhiên, liệt kê
một hồi thì anhDũngnhíumày:
“Thú thật, có rất nhiều việc khi
phát sinh mới nhớ chứ không
tài nào nhớ ra lúc này. Công
việc phát sinh đòi hỏi cán bộ,
công chức phải thường xuyên
nghiên cứu, cập nhật các văn
bản, quy định pháp luật có liên
quan ở các lĩnh vực như môi
trường, đất đai, xây dựng…để
có thể tham mưu, giải quyết
hợp tình, hợp lý, đúng quy
định pháp luật…”.
AnhDũng chia sẻ công việc
nhiều như vậy nên áp lực cũng
rất nhiều, giờ giấc, công nghệ
thông tin cũng phải được đầu
tư thêm. Đặc biệt, khác với
các phường chuẩn, ngoài hai
cán bộ chuyên môn phụ trách
tư pháp - hộ tịch thì có thêm
hai cán bộ không chuyên trách
chuyênngồi ởbộphậnmột cửa
để tiếp nhận hồ sơ.
Theo đó, hai cán bộ này chỉ
chuyên tiếp nhận, đọc hồ sơ,
hướng dẫn và giải thích cho
dân. Sau khi hồ sơ đầy đủ thì
chuyển vào cho hai cán bộ
chuyên môn để “tác nghiệp”
chính. Chứ nếumột người làm
hết thì không xuể, vì không thể
vừa nhận, hướng dẫn rồi làm
Chị Hà Thị Thủy, cán bộ tư pháp - hộ tịchUBNDphường Phước Long
B, quận 9 ( TP.HCM), phải liên tục đứng để làmviệc với dân vì số lượng
người đến giao dịch rất đông. Ảnh: THANHTUYỀN
Trước đó, tại hội nghị sơ kết ba năm thực
hiện Nghị quyết 39 và một năm thực hiện
Thông báo 30 và Kết luận 17 của Bộ Chính
trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức ngày 19-4-2019,
Thành ủy TP.HCM đã kiến nghị trung ương
hai vấn đề.
Thứ nhất, TP.HCM là đô thị với tính chất đặc
thù về phát triển kinh tế - xã hội, có vị trí, vai
trò, đặc điểmcủa đô thị đặc biệt cùng với khối
lượng công việc giải quyết hằng ngày rất lớn
và có xu hướng gia tăng, mức độ phức tạp
của công việc càng cao. Do đó, TP kiến nghị
trung ương nghiên cứu, giao biên chế theo
quy mô dân số và tính chất đa dạng, phức
tạp của TP.HCM.
Thứ hai, kiến nghị Ban Bí thư nghiên cứu,
điều chỉnh khungbiên chế giao cho các quận,
huyện phù hợp với đặc thù và tình hình phát
triển của TP.HCM.
hồ sơ, trìnhký…Cứ thế, người
nàoviệcnấy,hìnhthànhnêndây
chuyền chuyên nghiệpmới đủ
sức gồng gánh công việc gấp
6-7 lần phường chuẩn.
Tiếp lời, anhDũngnói thêm:
“Tính riêng lĩnh vực này đã đạt
khoảng 200 hồ sơ mỗi ngày.
Cao điểm nhập học, xin việc
làm thì lên đến 500-600 hồ
sơ, cả phường không còn ghế
ngồi. Chỉ riêng khâu kiểm tra
thông tin sao y, chứng thực
cũng muốn mờ mắt luôn...”.
Đó là còn chưa kể đến việc
hòa giải các đơn thư, tranh
chấp, phát sinh trong dân.
“Dân nhiều thì mâu thuẫn
nhiều, phức tạp hơn, đa dạng
hơn. Nhiều vụ rối rắm giải
quyết mãi không xong, phải
đi ngoài giờ, tới lui nhiều lần.
Do mình làm riết thì quen tay
nên cũng không thấy cực gì
mấy” - anh Dũng nói.
Ngày đi cơ sở,
đêm làm báo cáo
Tại UBND phường Hiệp
Bình Chánh, quận Thủ Đức,
địa bàn có dân số cũng thuộc
hàng tốp ở các phường của
TP.HCM hiện nay (110.000
nhân khẩu), cán bộ cũng đang
quá tải không kém.
Chúng tôi gặp anh Hoàng
Thanh Bình, cán bộ kinh tế
của phường này, saumột ngày
xuốngdânlàmbaonhiêulàviệc
gồm: Gửi thông báo kiểm tra
sau đăng ký kinh doanh, ghi
chép thông tin lao động, xử lý
điểmô nhiễmmôi trường, xác
minh địa điểm kinh doanh…
Anh Bình thở phào bảo: “Đi
cơ sở cả ngày, bây giờ mới có
thời gian làm các thể loại báo
cáo nè”.
Theo anh Bình, trung bình
mỗi ngày anh phải làm10 đầu
việc, chưa kể các công việc đột
xuất. Do vậy đa số thời gian
trong ngày anh đều xuống dân,
chỉ có cuối ngày mới về cơ
quanviết báo cáo, làmvănbản.
Ngoài ra, dù là cán bộ kinh
tế nhưng bất kỳ tình huống
Tại UBND
phường
BìnhHưng
Hòa A, quận
Bình Tân
(TP.HCM),
công chức
tư pháp -
hộ tịch luôn
dồn dập với
khối lượng
công việc
rất lớn.
Ảnh:
LÊ THOA
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook