224-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 30-9-2019
Họ đã nói
:Trăm việc
Chưa hợp lý
cho TP.HCM
Trong
mặt bằng
chung, có
nhiềuquy
địnhchưa
hợp lý với
TP.HCM.
Chẳnghạn
như ở xã
VĩnhLộcAvàVĩnhLộc B (huyện
BìnhChánh)đềucótrên120.000
người, gấp 3-4 lần so với một
huyện ở biên giới phía bắc.
Nhưng bộmáy là cấp phường,
lương cấp phường, biên chế
cấp phường... áp dụng cho
TP.HCM là không hợp lý. Cho
nên TP.HCM tiếp tục kiến nghị
vớitrungươngvềsựbấtcậpnày.
Ông
TRẦN LƯU QUANG
,
Phó Bí thư thường trực Thành ủy
TP.HCM,
nói tại buổi tiếp xúc với
cử tri quận 4 ngày 21-6-2019
Cần cơ chế cho
những xã, phường
đặc biệt
H i ệ n
nay, đối với
nhữngxãcó
mộtphóchủ
tịchUBNDlà
rấtkhókhăn.
Trongtrường
hợp không tăng thêmphó chủ
tịch UBND xã thì nên bổ sung
thêmmột ủy viên thư ký UBND
xã để thực hiện nhiệm vụ ký
bản sao, giải quyết các vấn đề
cho nhân dân.
TP.HCMcónhữngphường,xã
đến100.000dânnhưxãVĩnhLộc
A,VĩnhLộcB,phườngBìnhHưng
Hòa... cần phải xem là phường,
xãđặcbiệtđểcócơcấusốlượng
phó chủ tịch HĐND và UBND
tương ứng. Từ đó cán bộ, công
chức, viên chức xử lý công việc
được tốt hơn. Đồng thời cần có
nhữngchínhsáchđặcbiệttương
ứng với các phường, xã trên.
PHẠMPHƯƠNGTHẢO
,
Cựu
chủ tịch HĐNDTP.HCM,nêu ý kiến tại
một hội thảo do Đoàn đại biểu Quốc
hộiTP.HCM tổ chức ngày 13-5-2019
nào phường cần huy động cán
bộ hỗ trợ thì anh Bình cũng là
thành viên thường xuyên được
chọn, như đi cưỡng chế, phát
phiếu lao động... “Thường
thì mỗi ngày, phải tới 8-9 giờ
tối tôi mới về, có khi mệt quá
thì… về thôi. Còn những đợt
điều tra dân số thì gần như ăn
dầm nằm dề ở phường” - anh
Bình cười.
Chưa kể là trước đây tổ kinh
tế của anh Bình có sáu cán bộ
mà không làmxuể việc, giờchỉ
còn ba. “Nếu chúng tôi không
biết cách kế hoạch công việc
thì thực sự… quá tải” - anh
Bình nhìn nhận.
Còn chị TrầnThị MỹDung,
cán bộ địa chính - xây dựng
của phườngHiệpBìnhChánh,
rời nhà mỗi ngày lúc bảy giờ
sáng. Cho đến khi chị đứng
dậy, rời phòng làm việc để đi
về nhà thì đồng hồ cũng điểm
tám giờ tối.
Chị Dung nói: “Ban ngày
thì phải tranh thủ đi cưỡng chế
nếu có lịch, rồi đi xác minh
những công trình xây dựng để
lên lịch cưỡng chế, có khi phải
giải quyết các sự vụ đột xuất
xảy ra. Đến cuối giờ chiều về
đến phường thì phải tranh thủ
giải quyết mấy thủ tục như
cấp giấy chứng nhận, trả lời
văn bản, các thủ tục cho người
dân; có khi còn phải giải quyết
cả những tranh chấp, khiếu nại
của dân nữa…”.
Thống kê xong rồi chị lại
cười nói: “Nhiều khi áp lực
công việc ghê lắm. Phải nói là
“quá quá tải” chứ không phải
chỉ “quá tải” thôi đâu. Nhưng
vẫn phải làmhết sứcmình cho
dân thôi!”.
Bởi phận là phụ nữ, lại phụ
trách mảng gai góc của chính
quyền cơ sở nên chị Dung phải
dẹp cái yếu ớt đời thường của
mình để làm việc như… một
người đàn ông. Hằng ngày chị
Dung cũng dường như phải đi
thực tế cả ngày ngoài đường.
Đến khi kết thúc công việc thì
trời cũng đã tối muộn.
Khichúngtôihỏirằngchịlàm
thế nào để cân bằng giữa công
việc và gia đình, chị Dung tâm
sự: “May là chồng tôi biết chia
sẻ, hiểu được công việc của vợ
nhiềuvà áp lực nên lohết ởnhà
cho tôi an tâm. Chuyện con cái,
cơm nước, đưa đón con đi học
đềudomột tayanhchămlohết.
Vậy nên dù trễ đếnmấy tôi vẫn
cốgắnggiải quyết hết côngviệc
trongngàyởcơquan,khivềnhà
thì chỉ dành toàn bộ thời gian ít
ỏi còn lại cho gia đình”.•
ÔngDương
ThanhHậu,
Phó Chủ
tịchUBND
phường Bình
HưngHòa A,
thường tranh
thủ ngồi
ngay phòng
tiếp dân để
ký cho nhanh
hồ sơ, kịp trả
cho dân. Cao
điểmcó ngày
ông ký hết
2-3 cây viết
mực.
Ảnh: LÊ THOA
Cầnphải tính cơ chế đặc thù
cho các phườngđôngdân
Làm với 200% sức lực
sẽ ảnh hưởng đến
chất lượng công việc
Ông Trịnh Trọng Thành, Phó Chủ tịch
UBND phường Hiệp Bình Chánh, quận
Thủ Đức, cho hay: Với áp lực hiện nay
của công việc, cán bộ phường đều trong
tình trạng quá tải. Một người phải gánh
lượng lớn các công việc nên không có
thời gian để tái tạo sức lao động. Từ đó
khả năng sáng tạo trong công việc, đưa
ra những sáng kiến mới từ cán bộ cũng
sẽ bị ảnh hưởng.
ÔngThành cho hay với dân số 110.000
người, mỗi nămUBNDphườngban hành
gần 20.000 văn bản. Riêng trong lĩnh vực
quản lý về địa chính - xây dựng, hai cán
bộ của phường phải làm việc với 200%
sức lựcmỗi ngày thì mới mong giải quyết
hết số công việc trong ngày.
Còn bà Cao Đoàn Ngọc Thủy, Chủ tịch
UBNDphườngPhước LongB, quận9, cho
biết: “Mỗi ngày phường tiếp nhận trên
200 hồ sơ. Riêng bộ phận sao y - chứng
thực thì luôn quá tải. Cán bộ địa chính thì
phải đi thực tế suốt ngày, thiếu người thì
phải điều thêmbộphận khác qua, đi thực
tế về rồi bắt buộc phải ở lại để giải quyết
hồ sơ đến 8-9 giờ tối mới về”.
“Phải nói là hiện nay chúng tôi rất cần
thêm nhân lực ở bộ phận văn phòng ủy
ban” - bà Thủy cho biết.
Nhiều phường đông dân ở TP.HCM
mong muốn có cơ chế đặc thù trong sắp
xếp cán bộ, làm sao để họ phục vụ dân
tốt nhất.
Pháp Luật TP.HCM
đã ghi nhận
ý kiến của một số lãnh đạo các phường
này.
Cần cơ chế đặc thù vì việc gấp
3-4 lần nơi khác
Ông Nguyễn Văn Ngân, Chủ tịch
UBND phường Bình Hưng Hòa A, quận
Bình Tân, cho hay do phường đông dân
(123.000 dân, 27 khu phố, 372 tổ dân
phố, gấp 3-4 lần phường khác...) nên chỉ
giải quyết sự vụ, sự việc phát sinh hằng
ngày trong dân cũng đã rất áp lực, căng
thẳng và mất nhiều thời gian.
Theo ông Ngân, với 23 công chức
hiện nay thì không thể đủ sức gồng gánh
mọi việc, phường phải phân công cán bộ
không chuyên trách phụ trách giám sát
trật tự đô thị, trật tự xây dựng trên địa
bàn để tăng hiệu quả quản lý, kịp thời
giải quyết phản ánh, kiến nghị.
“Đã nhiều lần TP, sở, ngành về phường
họp đều hỏi chúng tôi có làm nổi không.
Nhưng thực sự chúng tôi không thể lấy
lý do là phường đông dân nên không làm
nổi. Mà công việc phải tự sắp xếp cho
khoa học nề nếp, đòi hỏi có đầu tư. Tuyệt
đối không lấy lý do đông dân nên không
làm hết mình” - ông Ngân cho hay.
Theo ông Ngân, với số biên chế hiện
tại thì phường Bình Hưng Hòa A vẫn có
thể đáp ứng yêu cầu trong công tác phục
vụ nhân dân. Nhưng nếu còn giảm nữa
thì e là khó đảm đương được công việc.
“Mới đây, khi góp ý với Sở Nội vụ TP
về Nghị định 34/2019 của Chính phủ
(sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán
bộ, công chức cấp xã và người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ
dân phố), chúng tôi đã có kiến nghị TP
về vấn đề này. Cụ thể là cần có quy định
cụ thể, đặc thù về số lượng biên chế cán
bộ, công chức, cán bộ không chuyên
trách đối với phường có quy mô dân số
trên 100.000 dân để phường triển khai
thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước, phát triển kinh tế-xã
hội địa phương trong thời gian tới” - ông
Ngân cho biết.
Kiến nghị tăng cán bộ
không chuyên trách
Ông Lôi Đại Phong, Chủ tịch UBND
xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, cho
hay: Xã đang có tốc độ đô thị hóa nhanh,
kéo theo tình hình vi phạm về đất đai,
xây dựng rất phức tạp. Do địa bàn xã
rộng nên việc tuần tra, kiểm tra, phát
hiện và xử lý rất khó khăn. Hiện UBND
xã trang bị 40 ghế ở văn phòng tiếp dân
nhưng vẫn không đủ và sắp tới phải mở
rộng thêm.
Ông Phong thông tin: Số lượng hồ sơ
hành chính mà xã tiếp nhận để giải quyết
luôn rất lớn. Trong sáu tháng đầu năm
2019, phường tiếp nhận đến 3.184 hồ
sơ tư pháp - hộ tịch, trên 21.000 hồ sơ
chứng thực - sao y, ban hành 2.722 văn
bản hành chính. Riêng về lĩnh vực đất
đai, xây dựng thì số hồ sơ lên đến 4.000
hồ sơ/năm, tính trung bình một tháng
phải giải quyết 300 hồ sơ.
Theo ông Phong, với khối lượng
công việc như vậy, việc quá tải trong
công tác quản lý nhà nước tại địa
phương là rất lớn.
Với thực tế như trên, vị chủ tịch
UBND xã Vĩnh Lộc B cho biết đã có
kiến nghị Sở Nội vụ, UBND huyện
Bình Chánh xem xét, có cơ chế đặc thù
về số lượng cán bộ không chuyên trách
đối với xã có tốc độ đô thị hóa nhanh
như xã Vĩnh Lộc B để đảm bảo hiệu
quả quản lý nhà nước trên địa bàn xã.
LÊ THOA - THANH TUYỀN
Còn trường hợp của chị Hà Thị Thủy,
cán bộ tư pháp - hộ tịch của phường
Phước Long B, quận 9, là hầu như phải
đứng liên tục trong nhiều giờ liền để
tiếp và trả lời thắc mắc của người dân.
Hiếm hoi lắm chị mới được ngồi nghỉ ở
chiếc ghế ngay sau lưng.
Chị Thủy nói không có quy định bắt
buộc khi tiếp dân phải đứng nhưng
vì chị thấy có nhiều lúc ngồi xuống
không tiện để làm việc với dân. Tự bản
thân chị thấy cần đứng lên một chút để
dân đỡ cúi xuống, điều này cũng giúp
chị giải thích, hướng dẫn cho bà con
rõ ràng hơn, hiệu quả công việc cũng
tăng cao. “Một phần cũng vì dân tới
tấp nập quá nên vừa xong người này,
chưa kịp ngồi nghỉ thì người khác đến,
cứ vậy rồi đứng hoài thôi” - chị Thủy
cười nói.
Rồi chị kể: “Ở phường có đông dân
cư, nhiều đối tượng khác nhau đến sinh
sống nên nhu cầu giải quyết thủ tục
hành chính cũng rất lớn và đa dạng.
Mỗi ngày tôi gặp nhiều thắc mắc từ
người dân, nếu giải thích không nhiệt
tình thì rất dễ khiến dân phiền hà, hồ
sơ kéo dài lại không hay…”.
Đứng luôn để tiếp nhận, xử lý cho nhanh
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook