224-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 30-9-2019
Hóc Môn: Dân ngán ngẩm
vì đi đường như đi cày
Đường ngập quá đầu gối, bốc mùi hôi thối quanh năm, xuất hiện ổ gà lớn
khiến nhiều người đi đường té.
CÙHIỀN
C
ác hộ dân sống tại ấp 5, xã
Đông Thành, huyện Hóc
Môn, TP.HCM phản ánh:
Hai con đường nơi họ đang sinh
sống (đường BT4-2 và đường
Đông Thạnh 4) bị ngập úng và
bốc mùi hôi thối quanh năm.
Chưa kể đường còn xuất hiện
ổ gà lớn, làm cho nhiều người
bị té khi lưu thông qua đây.
Dân bán nhà vì không
ở nổi
Liên tục trong ba năm qua,
hai con đường này luôn ngập
lụt (hai đường vuông góc và
nối thông nhau), nước thải dâng
cao quá đầu gối, đen ngòm, bốc
mùi hôi thối không kểmùamưa
hay mùa khô.
Nằm trên đường BT4-2,
cách điểm cuối cùng hạ cống
nhưng gia đình bà Huỳnh Thị
Trà (tổ 36, ấp 5) cũng bị tình
trạng nước thải dâng lên tận
cửa nhà. “Nước thải ứ đọng
lâu ngày khiến móng nhà tôi
bị ngấm, hư hỏng hết” - bà Trà
bức xúc.
Theo bà Trà, đường ngập lụt,
có nhiều ổ gà, ổ voi nhưng là
đường liên xã nên người dân
vẫn phải qua lại ngày đêm, ngày
nào cũng có 3-4 người bị té.
Những hộ dân khu vực cho
biết chínhquyềnxãĐôngThạnh
đã bốn, năm lần cử người lấy
đá và bê tông để nâng cao mặt
đường. Nhưng mỗi lần nền
đường đổ cao lên thì nước thải
lại tràn vào nhà dân.
Không chịu được cảnh ô
nhiễm với mùi hôi nồng nặc,
đã có bốn hộ dân sống quanh
khu vực phải bán nhà, chuyển
đi nơi khác. Anh Hồ Xuân
Châu (tổ 36, ấp 5) cho biết:
“Quá mệt mỏi khi dân than
mà chính quyền ngó lơ, năm
2018 tôi buộc phải bán nhà,
chuyển đi nơi khác. Thậm chí
một số gia đình treo biển bán
nhà không có người mua nên
phải đi thuê ngoài để ở”.
Ông Nguyễn Văn Hòa (tổ
trưởng tổ 36, ấp 5) cho hay:
“Khi xã tiến hành xây dựng hệ
thống cống hai đường này, tất
cả hộ dân ở hai bên đường đều
tựnguyệnhiến
1 m đất để hạ
cống, không
yêu cầu bồi
thường.Nhưng
khi tình trạng
ngập úng xảy
ra, người dân
đã nhiều lần
gửi đơn lênxã,
tuy nhiên đến giờ cũng chưa
giải quyết được gì”.
Theo ông Hòa, năm 2016,
UBND xã Đông Thạnh xây
dựng hệ thống cống thoát nước
từ đường Đặng Thúc Vịnh kéo
dài theo đường BT4-2, nối ra
đường Trịnh Thị Dối dẫn nước
thải sinh hoạt ra rạch Cầu Dừa.
Tuy nhiên, hệ thống cống thoát
nước chỉ được xây dựng từ
đường Đặng Thúc Vịnh đến
hết đường BT4-2 thì dừng lại.
Việc này khiến toàn bộ nước
thải sinh hoạt bị ứ đọng và tràn
trên mặt đường.
“Không còn cách
khả thi hơn”
Ông Tăng Tấn Đức, chuyên
viênPhòngQuản lýđô thị (huyện
Hóc Môn) phụ trách hạ tầng xã
Đông Thạnh, cho biết: “Khi
trình dự án, chúng tôi tưởng
hệ thống cống tại đường Đông
Thạnh4vàđường
BT4-2 sẽ được
thựchiệnđấunối
đồng bộ cùng
một thời điểm.
Không ngờ dự
ánđườngBT4-2
được duyệt năm
2016 trong khi
dự án đường
Đông Thạnh 4 mới chỉ duyệt
đề án, chưa duyệt những công
trình của đề án, năm 2018 mới
được duyệt”.
Được biết năm 2010, đường
Đông Thạnh 4 được đầu tư làm
đường nhưng thời điểm này
hai bên là đồng ruộng nên xây
dựng hệ thống cống là không
cần thiết.
“Năm 2016-2017, đô thị
phát triển nhanh, lúc đó mới
bắt đầu tiến hành xây dựng
đồng bộ hệ thống đường. Đến
năm 2018 mới được cơ quan
các cấp duyệt dự án xây dựng
nông thôn mới thực hiện đồng
bộ hệ thống cống hơn 10 con
đường, trong đó có đường
BT4-2 và Đông Thạnh 4” - ông
Đức lý giải.
Ông Đức thừa nhận từ khi
thực hiện hệ thống cống năm
2017, đoạncuối của cống làđoạn
Đông Thạnh 4 dẫn ra Trịnh Thị
Dối xuất hiện tình trạng ngập
lụt, Phòng Đô thị cũng nhiều
lần thực hiện phương án sửa
chữa nhỏ bằng cách đổ bê tông
nâng cao đường.
Trước việc người dân phản
ánh cách sửa chữa của chính
quyền không khả thi bởi nâng
đường càng cao, nước thải tràn
vào nhà dân càng nhiều, ông
Đức cho rằng đó là phương án
duy nhất. Mỗi lần xảy ra ngập
lụt sẽ tiến hành bơm nước trên
bề mặt, sau đó đổ bê tông nâng
caomặt đường. Ngoài ra, không
còn cách khác khả thi hơn.
Đồng thời, ôngĐức cũng bác
bỏ đề xuất của người dân xin
được tự bỏ tiền hạ đường cống
dẫn nước thải ra rạch Cầu Dừa.
Theo ông, đây là dự án có vốn
ngân sách nhà nước, việc người
dân thực hiện manh mún sẽ
không giải quyết được vấn đề.
Theo ông Đức, một phần
nguyên nhân khác dẫn đến tình
trạng nước ứ đọng trên hai đoạn
đường trên là do đường Trịnh
Thị Dối (hương lộ 80 B) sau
khi sửa chữa được nâng cao
hơn trước.•
Dân treo bảng bán nhà ở đường BT2-4 vì không chịu đượcmùi hôi thối và ngập lụt. Ảnh: CÙHIỀN
Ảnh nhỏ:
Đường BT4-2 nước ngập khiến xe cộ qua lại khó khăn. Ảnh: CÙHIỀN
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Chung, Chủ tịch xã Đông
Thạnh, cho biết đã nắm được thực trạng người dân đang phải
chịu đựng. Theo ông, đường Đông Thạnh 4 và đường BT4-2
đều nằm trong dự án đường nông thôn mới do Ban quản lý
đầu tư xây dựng công trình của huyện làm chủ đầu tư giai
đoạn 2017-2020.
Được biết đầu năm 2020 đường Đông Thạnh 4 sẽ bắt đầu
khởi công. Hiện nay xã đã có kiến nghị lên ban quản lý để tiến
hành sửa chữa, khắc phục trước mắt.
Đường ngập nước,
có nhiều ổ gà, ổ voi
nhưng là đường liên
xã nên người dân vẫn
phải qua lại ngày
đêm, ngày nào cũng
có 3-4 người bị ngã.
Phó Thủ tướng: Cao tốc phải
đảm bảo chất lượng và đẹp
Chiều 29-9, tỉnh Lạng Sơn và Tập đoàn Đèo Cả tổ
chức lễ thông xe cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn
tuyến Bắc Giang - Chi Lăng.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình
Dũng khẳng định: Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn là
tuyến hành lang kinh tế quan trọng, giúp thúc đẩy
kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh không
chỉ hai địa phương mà cho cả vùng miền núi phía bắc.
Để dự án sớm đưa vào khai thác, Phó Thủ
tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu nhà đầu tư, địa
phương và các bộ, ngành liên quan hoàn thành các
công đoạn còn lại. “Để dự án khi đi vào khai thác
không chỉ đảm bảo an toàn, chất lượng mà còn là công
trình kiến trúc đẹp…” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo ông Hồ Mạnh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Tập
đoàn Đèo Cả, dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng
Sơn có tổng chiều dài gần 64 km, bề rộng 25 m, bao
gồm bốn làn xe và hai làn dừng xe khẩn cấp, vận tốc
thiết kế 100 km/giờ, tổng đầu tư trên 12.000 tỉ đồng.
VIẾT LONG
Nhiềudựánkết nối
liềnmạchmiềnTây
Phát biểu cùng đoàn công tác của Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc làm việc tại tỉnh Tiền Giang
mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho
hay: Bộ GTVT đang triển khai hai dự án là cầu Mỹ
Thuận 2 và cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Đối với cầu Mỹ Thuận 2, ông Thể cho biết hiện
nay Quốc hội và Chính phủ đã bố trí 5.100 tỉ đồng
để triển khai dự án này. “Chúng tôi phối hợp với tỉnh
Tiền Giang và Vĩnh Long để tiến hành công tác giải
phóng mặt bằng đường vào cầu Mỹ Thuận 2. Theo
dự kiến, trong tháng 11 và 12 năm nay, Bộ GTVT sẽ
khởi công bốn gói thầu ở hai bên dốc cầu phía Tiền
Giang và Vĩnh Long” - Bộ trưởng Thể thông tin.
Còn dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần
Thơ, theo ông Thể đây là đoạn thuộc tuyến cao
tốc TP.HCM - Cần Thơ, là tuyến giao thông quan
trọng kết nối trung tâm kinh tế các tỉnh ĐBSCL và
TP.HCM. Việc sớm triển khai dự án rất cấp thiết,
nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các địa
phương trong khu vực. Dự án có chiều dài 23,6 km,
tổng mức đầu tư khoảng 5.100 tỉ đồng.
Ông Thể còn cho hay Thủ tướng đã trao văn bản
đồng ý bố trí 932 tỉ đồng để giải phóng mặt bằng
cho dự án trên. Với văn bản này, các cơ quan của
Bộ GTVT đang phê duyệt dự án đầu tư. Đồng thời,
Bộ GTVT hoàn thành hồ sơ mời thầu và sẽ mời sơ
tuyển đấu thầu trong nước vào tháng 11 tới.
Bộ trưởng Thể cũng cho biết ngoài hai dự án trên
còn có bốn dự án mà Bộ GTVT đang khởi công và
hoàn thành trong năm 2020. Đó là tuyến Quản Lộ -
Phụng Hiệp đi qua bốn tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Cà Mau với tổng kinh phí 850 tỉ đồng; quốc
lộ 30 đoạn từ TP Cao Lãnh (Đồng Tháp) đến thị xã
Hồng Ngự 800 tỉ đồng; quốc lộ 53 (Trà Vinh) đã bố trí
800 tỉ đồng; quốc lộ 57 (nối Vĩnh Long - Bến Tre).
Ông Thể chia sẻ: Đây là những dự án phải khởi
công trong năm nay để hoàn thành vào năm tới.
Tất cả bốn dự án này tổng kinh phí khoảng 3.200
tỉ đồng. “Trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng
được Chính phủ bổ sung vốn thì chúng tôi rất mong
các địa phương tập trung hỗ trợ cùng Bộ GTVT thực
hiện” - ông Thể nói.
Bộ GTVT cũng mong muốn sớm thực hiện dự
án quốc lộ 30 đoạn An Hữu nối với TP Cao Lãnh
(Đồng Tháp) với tổng kinh phí khoảng 5.000 tỉ
đồng. Tuyến này làm xong thì sẽ có một tuyến cao
tốc liền mạch từ TP.HCM về tới TP Rạch Giá.
Bộ trưởng Thể cũng cho biết hiện nay Bộ GTVT
đang xây dựng kế hoạch năm 2021-2025 với chủ
trương là lắng nghe ý kiến các tỉnh, thành ở ĐBSCL.
Bộ GTVT cũng đã gửi văn bản cho 13 tỉnh ĐBSCL
và đề nghị các tỉnh phản hồi về nhu cầu phát triển
giao thông để Bộ GTVT tổng hợp, xem xét, lựa chọn
những danh mục quan trọng nhất đưa vào nhiệm kỳ
trung hạn năm 2021-2025.
ĐÔNG HÀ
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook