225-2019 - page 16

16
THIÊNÂN
Đ
ầu tháng 9, ôngMichael
Kratsios - Phó Cố vấn
của Tổng thống Mỹ
Donald Trump về chính sách
công nghệ thừa nhận dù hiện
tại Mỹ vẫn là nước đứng
đầu thế giới về trí tuệ nhân
tạo (AI) nhưng Trung Quốc
(TQ) đang rút ngắn khoảng
cách rất nhanh.
Với vai trò là người đứng
đầu về chính sách công nghệ
của Mỹ, ông Kratsios là một
nhân tố then chốt trong việc
xác định các ưu tiên và các
sáng kiến chiến lược về công
nghệ của Mỹ. Thời gian qua
ông Kratsios đã cố vấn cho
Tổng thống Trump rất nhiều
chính sách công nghệ.
TQ đang bắt kịp
rất nhanh
Hồi tháng 8, Trung tâm
CDI (Mỹ) chuyên nghiên
cứu về dữ liệu, công nghệ
và chính sách công công bố
một báo cáo cho thấy Mỹ
đang dẫn đầu thế giới về AI,
TQ đứng thứ hai, đang bắt
kịp rất nhanh và Liên minh
châu Âu đang đứng thứ ba.
Theo ông Kratsios, Mỹ
đứng đầu thế giới trong cuộc
đuaAI ở nhiều phương diện.
Mỹ có nhiều chương trình
nghiên cứu AI hàng đầu,
có nhiều nhà nghiên cứu AI
hàng đầu, có nhiều công ty
AI hàng đầu. Lượng tiền các
công ty Mỹ chi cho nghiên
đã đưa vào thực hiện và mở
rộng các chương trình cấp
visa làm việc để thu hút
lao động AI về nước mình,
nhằm giải quyết việc thiếu
hụt lao động trong lĩnh vực
này. Chẳng hạn Canada,Anh,
Pháp đã áp dụng chương trình
cấp visa tạm thời cho các lao
động nước ngoài, thu hút các
doanh nghiệp làm trong lĩnh
vực phát triển công nghệ.
Hai năm trước, Hội đồng
Nhà nước TQ công bố một
lộ trình vạch ra mục tiêu đưa
nước này trở thành nước đứng
đầu toàn cầu về AI vào năm
2030. Thời điểm đó, chính
phủ TQ tuyên bố sẽ bằng mọi
cách thu hút các nhà khoa học
hàng đầu vềAI trong các lĩnh
vực con như hệ thống máy
tính mô phỏng bộ não người,
học máy (machine learning)
xe tự lái, robot thông minh…
bằng cách đưa ra các gói ưu
đãi cạnh tranh.
TQ cũng có kế hoạch ngàn
tài năng - chương trình tuyển
mộ hàng đầu của TQ với lao
độngAI. Kế hoạch này càng
làm cho Mỹ thêm lo lắng về
nguy cơ gián điệp từ TQ. Hội
đồng Tình báo Quốc gia Mỹ
mô tả chương trình này của
TQ là tạo điều kiện để điều
chuyển hợp pháp và cả bất
hợp pháp công nghệ, tài sản
trí tuệ của Mỹ sang TQ.•
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứBa1-10-2019
cứu và phát triểnAI cao hơn
sáu lần so với mức chi của
các công ty nước ngoài. Tuy
nhiên, theo nhiều nhà phân
tích, TQ ngày càng chi nhiều
tiền hơn cho lĩnh vực này và
có thể không lâu nữa lượng
chi sẽ vượt qua Mỹ.
Lo ngại TQ vượt mặt, ông
Kratsios lên tiếng kêu gọi
“sức mạnh tập thể” từ cả
chính phủ Mỹ và lĩnh vực
tư nhân Mỹ nhằm mục tiêu
giữ nước Mỹ chạy trước TQ
trong cuộc đua giữ vị trí hàng
đầu về AI toàn cầu. Lo ngại
của ông Kratsios hoàn toàn
có cơ sở. Một nghiên cứu
mới của ĐH Georgetown
(Mỹ) cho thấy Mỹ đang có
rủi ro đánh mất vị trí đứng
đầu về AI.
Theo nghiên cứu, một trong
những nguyên nhân dẫn tới
việc này là việc Mỹ thắt chặt
các chính sách nhập cư, cộng
thêm việc các đối thủ ngày
càng chú ý kéo nhân lực AI
làm việc tại Mỹ sang nước
mình. Phần lớn lao động
trong lĩnh vực AI và sinh
viên học các chương trình
liên quan AI ở Mỹ không
phải là người gốc Mỹ. Cụ
thể, 59% nhà khoa học máy
tính làm việc ở Mỹ có bằng
tiến sĩ là người được sinh ở
các nước khác, 65% chuyên
gia về máy tính và toán học
ở Thung lũng silicon không
phải là công dân Mỹ. Phần
lớn chuyên gia công nghệ
và sinh viên quốc tế học các
lĩnh vực liên quan AI đến từ
Ấn Độ và TQ.
Mỹ đang mất dần
lợi thế?
Tổng thống Mỹ Trump hồi
tháng 2 ký một sắc lệnh chỉ
đạo các cơ quan liên bang ưu
tiên chi tiền cho nghiên cứu
và phát triểnAI. Hồi tháng 7,
Viện Paulson (Mỹ) chuyên
thúc đẩy quan hệ Mỹ-Trung
đề xuất Mỹ nên chú trọng
hơn việc nhập khẩu các tài
năng AI từ nước ngoài.
Tuy nhiên, thực tế thì thời
gian qua chính phủ Trump
đặt nhiều rào cản với các
nhân sựAI nước ngoài muốn
có visa vào nước Mỹ làm
việc. Nhiều quan chức Mỹ
trong đó có Giám đốc Cục
Điều tra Liên bang Mỹ (FBI)
Christophe Wray xem sinh
viên TQ sang học ở Mỹ là
mối đe dọa tiềm tàng với
an ninh quốc gia Mỹ. Một
số giáo sư người Mỹ gốc
Trung bị sa thải khỏi các
trường đại học vì bị cáo
buộc không khai báo quan
hệ với các cơ quan bên TQ.
Trong khi đó, nhiều nước
Robot được trưng bày tại hội nghị Trí tuệ nhân tạo thế giới
ở ThượngHải (TQ) hồi tháng 8. Ảnh: BLOOMBERG
• Hàn Quốc
: Hãng tin
Yonhap
ngày 30-9
dẫn thông báo mới đây của Seoul tuyên bố
sẽ sử dụng các tiêu chuẩn nhẹ nhàng hơn
về chỉ số khối cơ thể, huyết áp trong việc
tuyển lính chính quy. Bộ tiêu chuẩn mới
có thể được hoàn tất vào đầu năm 2021 và
quân đội sẽ tiếp tục đưa ra các biện pháp
để nới lỏng các quy định chiêu quân nhằm
giữ được số lượng binh sĩ cần thiết trong
bối cảnh dân số giảm. Theo dự báo, số
lượng nam ở độ tuổi 20-29 giảm xuống
dưới 250.000 người từ năm 2022 trong khi
con số của năm 2017 là 350.000 người.
• Mỹ
: Chuyên trang quân sự
Avia
(Nga)
hôm 29-9 dẫn một số nguồn tin nội bộ
khẳng định hai khu trục hạm mang theo
tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ là
USS Lassen và USS Forrest Sherman đã
tiến vào Địa Trung Hải và đang hướng tới
vùng Vịnh. Những nguồn tin này nói hai
tàu trên có khả năng chuẩn bị tấn công
quân đội Syria. Được biết động thái này có
liên quan đến cáo buộc chính quyền Syria
hồi tháng 5 đã sử dụng vũ khí hóa học tại
tỉnh Latakia của ngoại trưởng Mỹ hôm 26-
9. Một số quan chức Mỹ sau đó cũng lên
tiếng kêu gọi tấn công phủ đầu nước này.
• Ấn Độ
: Chính quyền New Delhi hôm
30-9 xác nhận ít nhất 100 người đã thiệt
mạng tại miền Bắc nước này trong ba ngày
qua do mưa to bất thường vào cuối mùa
mưa ở nước này
(ảnh).
Tại bang Bihar,
nhiều đường phố ngập lụt đến mức người
dân địa phương phải sử dụng thuyền làm
phương tiện di chuyển. Từ ngày 27-9 đến
nay, Patna ghi nhận lượng mưa kỷ lục lên
tới 226 mm. Tình trạng ngập lụt cũng được
ghi nhận tại nhiều bệnh viện. Nhiều ảnh
chụp cho thấy bệnh nhân nằm trên giường
bệnh bị nước mưa vây quanh, đài
BBC
cho
biết.
VĨ CƯỜNG
Thịtrườngviệclàmtrong
lĩnhvựcAIrấtcăngtrêntoàn
cầu, lượng cung không là
bao so với nhu cầu. Báo
cáo của các nhà dự báo
thị trường lao động AI đề
cập rõđiềunày.Trên trang
webviệc làmGlassdoor, số
lượng lao động trong lĩnh
vực AI đăng thông tin tìm
việcđãgiảmmộtnửatrong
vòng 11 tháng gần đây và
Glassdoor dự đoán nhu
cầu tuyển lao động trong
lĩnh vực này sẽ còn áp đảo
nguồn cung trong ít nhất
năm năm nữa.
Hiện nay có khoảng 300.000
nhà nghiên cứu và kỹ sưAI trên
toàn cầu nhưng nhu cầu thị
trường lại tới hàng triệu, theo
thống kê của Viện Nghiên cứu
Tencent (TQ).
Tiêu điểm
Thị trường việc làm
trong lĩnh vực AI rất
căng trên toàn cầu.
600.000
tivi 32 inch đã được chính quyền TQ
phát miễn phí cho người dân khắp đại
lục có thể xem lễ duyệt binh 70 năm
Quốc khánh nước này vào ngày 1-10
sắp tới,
Tân Hoa Xã
ngày 29-9 đưa tin.
Số tivi này được Ban Tuyên truyền
TrungươngĐảngCộng sảnTQphối hợp
với các tổ chức phân phát cho các gia
đình nghèo khó hoặc có công với cách
mạng. Được biết khoảng 15.000 binh
sĩ cùng nhiều khí tài quân sự sẽ có mặt
trong lễ duyệt binh. Ngoài ra, khoảng
100.000 người dân cũng sẽ tham gia
lễ diễu hành cùng 70 xe mô hình biểu
trưng cho các thành tựu củaTQ. Các con
đường dẫn tới quảng trường Thiên An
Môn hiện đã bị phong tỏa để phục vụ
cho lễ kỷ niệm. Chủ tịch Tập Cận Bình
dự kiến sẽ có bài phát biểu quan trọng
khai mạc sự kiện.
VĨ CƯỜNG
Trung Quốc rượt đuổi Mỹ về
trí tuệ nhân tạo
Mỹ đang dẫn đầu thế giới về AI, Trung Quốc đứng thứ hai, đang bắt kịp rất nhanh
và Liênminh châu Âu đang đứng thứ ba.
Một nhân viên điều khiển robot bằng điều khiển từ xa tại hội nghị Trí tuệ
nhân tạo thế giới ở ThượngHải (TQ). Ảnh: THX
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook