225-2019 - page 7

7
Ngày 30-9, TAND quận Cầu Giấy (Hà Nội)
mở phiên tòa xét xử vụ kiện dân sự giữa Công
ty CP Tập đoàn FLC (gọi tắt là FLC) với báo
điện tử
Giáo Dục Việt Nam.
Đây là vụ việc
từng gây ồn ào dư luận hồi cuối năm 2018
vừa qua.
Theo hồ sơ, ngày 1-1-2018, báo điện tử
Giáo Dục Việt Nam
đăng tải bài viết
“Doanh
nghiệp tố FLC chây ì, nợ hàng trăm tỉ đồng”,
phản ánh việc FLC nợ Công ty CP Tập đoàn
Xây dựng Hòa Bình 213 tỉ đồng. Ngay sau
đó, FLC có đơn khởi kiện báo điện tử
Giáo
Dục Việt Nam
ra TAND quận Cầu Giấy. Đến
tháng 11-2018, tòa thụ lý vụ án.
Theo FLC, báo điện tử
Giáo Dục Việt Nam
đã có hành vi cố ý đưa tin không chính xác,
đưa thông tin mang tính chất tiêu cực. Hành
vi này đã trực tiếp xâm phạm uy tín của FLC
khiến đối tác và thị trường đánh giá, nhìn
nhận không đúng về tập đoàn, từ đó gây thiệt
hại không nhỏ đến hoạt động.
Do đó, FLC yêu cầu tòa buộc báo điện tử
Giáo Dục Việt Nam
phải bồi thường hơn 14
triệu đồng; gỡ bỏ ngay tất cả bài viết đưa
thông tin không chính xác; công khai xin lỗi
FLC trên các phương tiện thông tin đại chúng,
trong đó đăng tải ít nhất ba bài báo xin lỗi
công khai trên ba tờ báo trung ương, trong ba
số báo liên tiếp.
Về phía mình, báo điện tử
Giáo Dục Việt
Nam
cho rằng việc đăng tải thông tin tại bài
báo của mình là hoàn toàn đúng sự thật, dựa
trên các tài liệu chính xác, đúng Luật Báo
chí... Báo hoan nghênh việc FLC khởi kiện và
coi đó là hành vi văn minh.
Ở một diễn biến khác, tháng 11-2018, Cục
Báo chí thuộc Bộ TT&TT đã ban hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính 30 triệu
đồng đối với báo điện tử
Giáo Dục Việt Nam
,
do đơn vị này đã có nhiều hoạt động không
tuân thủ đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy
phép hoạt động báo chí.
Quyết định này được ban hành sau khi Cục
Báo chí tiến hành rà soát, đánh giá nội dung
thông tin trên báo điện tử
Giáo Dục Việt Nam
,
căn cứ theo phản ánh của FLC gửi tới Cục.
Tại tòa, FLC có bảy luật sư tham gia bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp. Cả nguyên đơn và
bị đơn đều giữ nguyên quan điểm của mình,
phía báo điện tử
Giáo Dục Việt Nam
còn cho
hay đang khiếu nại quyết định xử phạt của
Cục Báo chí.
Trong khi đó, được triệu tập tới phiên xử
với tư cách người làm chứng, đại diện Công
ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình xác nhận
phía FLC có nợ mình khoản tiền 213 tỉ đồng.
Công ty này cho hay sau nhiều lần đề nghị
FLC trả nợ nhưng chưa được giải quyết, họ
đã có đơn kêu cứu gửi tới các cơ quan truyền
thông, trong đó có báo điện tử
Giáo Dục Việt
Nam
. Công ty này khẳng định nội dung bài
báo đăng tải trên báo điện tử
Giáo Dục Việt
Nam
là chính xác so với những gì đã phản
ánh đến báo.
Sau một ngày xét xử, HĐXX quyết định
chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của phía
FLC. Theo tòa, trên thực tế, giữa FLC và
Công ty Hòa Bình vẫn chưa thống nhất được
phương thức thỏa thuận, số tiền phải thanh
toán với nhau. Bài viết đăng tải trên báo điện
tử
Giáo Dục Việt Nam
là không đúng với tôn
chỉ, mục đích, giấy phép hoạt động. Khi đăng
bài, báo chưa xác minh, tìm hiểu nguyên nhân
nợ đọng giữa hai công ty, cũng không có tài
liệu thể hiện việc báo liên hệ với FLC trong
quá trình thu thập thông tin viết bài. Do vậy,
tòa cho rằng bài viết của báo điện tử
Giáo
Dục Việt Nam
nói FLC “chây ì” không trả nợ
là chưa có căn cứ.
TUYẾN PHAN
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa1-10-2019
CHÂUANH
L
iên quan đến vụ lắp camera an
ninh tại nhà riêng các ủy viên
Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy
Sóc Trăng mà
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, cuối giờ chiều 30-9,
Tỉnh ủy Sóc Trăng đã phát đi thông
cáo báo chí.
Theo đó, BTVTỉnh ủy Sóc Trăng
đã nhận sai và hủy việc lắp camera
nhà các ủy viên BTV Tỉnh ủy.
Thông cáo trên cho hay BTV
Tỉnh ủy trong cuộc họp ngày 30-9
đã thảo luận và kết luận việc lắp
đặt camera an ninh nhằm góp
phần bảo đảm an ninh chính trị
và trật tự, an toàn xã hội trên địa
bàn là chủ trương đúng đắn của
tỉnh. Trong đó, việc giám sát khu
vực có nhà riêng của các ủy viên
BTV Tỉnh ủy gắn với giám sát an
ninh lối xóm, cộng đồng.
Tuy nhiên, việc triển khai thực
hiện sai về quy mô, số lượng,
nguồn kinh phí lắp đặt. Do đó, BTV
Tỉnh ủy Sóc Trăng thống nhất hủy
Quyết định số 1542-QĐ/TU ngày
23-4-2019 của BTV Tỉnh ủy cấp
kinh phí lắp đặt camera an ninh
nhà riêng của các ủy viên trong
BTV Tỉnh ủy. Đồng thời, BTV
Tỉnh ủy cũng thu hồi số tiền hơn
882 triệu đồng đã chi lắp đặt tại
nhà của 12 ủy viên BTV Tỉnh ủy.
“BTV Tỉnh ủy tiến hành họp
kiểm điểm trách nhiệm của tập
thể BTV và các cá nhân liên quan
đã để xảy ra sai sót này, báo cáo
đầy đủ sự việc và xin ý kiến chỉ
đạo của trung ương” - thông cáo
báo chí nêu rõ.
Trước đó, như
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin, ngày 23-4, Phó Bí
thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Huỳnh Văn
Sum đã ký Quyết định số 1542
cấp kinh phí lắp đặt camera an
ninh tại nhà riêng của 16 cán bộ
BTV Tỉnh ủy tỉnh này.
Camera đã lắp trước nhàmột cán bộ Ban Thường vụ và thông cáo báo chí của Tỉnh ủy Sóc Trăng về việc
hủy quyết định lắp đặt camera này. Ảnh: CTV
Quyết định trên giao dự toán
kinh phí không tự chủ từ nguồn
dự phòng ngân sách Đảng cho
Văn phòng Tỉnh ủy thực hiện và
được bảo mật với dự toán kinh
phí gần 982 triệu đồng.
Sự việc ngay sau đó đã gây xôn
xao dư luận với nhiều phản ứng
trái chiều. Nhiều người đặt câu
hỏi việc lấy tiền ngân sách để chi
cho việc lắp đặt camera như vậy
có đúng luật không và có nhất
thiết phải lắp camera với số tiền
lớn như vậy ở một tỉnh không
giàu như Sóc trăng.•
BTV Tỉnh ủy họp kiểm
điểm trách nhiệm của tập
thể BTV và các cá nhân
liên quan đã để xảy ra sai
sót này, báo cáo đầy đủ
sự việc và xin ý kiến chỉ
đạo của trung ương.
Lắp camera để…
phòng, chống
khủng bố
Trước đó, trao đổi với báo chí,
ông Huỳnh Văn Sum, Phó Bí thư
thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng,
cho biết việc lắp camera nhằm
bảo vệ các lãnh đạo trong BTV
Tỉnh ủy về an ninh trật tự.
“BTV Tỉnh ủy Sóc Trăng có 16
người, tuy nhiên tỉnh chỉ tiến
hành lắp camera an ninh cho 15
người vì bí thư Tỉnh ủy không
đồng ý lắp đặt. Dự kiến tổng
kinh phí lắp đặt khoảng 882
triệu đồng, từ nguồn dự phòng
ngân sách Đảng. Việc này đã
được triển khai mấy tháng qua,
theo yêu cầu của cơ quan chức
năng nhằmbảo vệ các đồng chí
lãnh đạo. Nhà tôi cũng được lắp
đặt camera an ninh” - ông Sum
thông tin thêm.
Đại táNguyễnMinhNgọc, Phó
GiámđốcCôngan tỉnhSócTrăng,
cho biết đơn vị này đã nhiều lần
đề xuất lắp camera an ninh tại
nhà riêng của những cán bộ kể
trên vì đây là mục tiêu bảo vệ
của cơ quan công an và… để
phòng, chống khủng bố.
Toàn cảnh phiên tòa ngày 30-9. Ảnh: TUYẾNPHAN
TòaxửFLC thắngkiệnbáođiện tử
GiáoDụcViệtNam
TAND quận Cầu Giấy, Hà Nội chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của Tập đoàn FLC đối với báo điện tử
Giáo Dục Việt Nam.
Sóc Trăng hủy lắp camera
nhà cán bộ thường vụ tỉnh ủy
BanThường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng nhận sai và hủy quyết định lắp camera nhà riêng
các ủy viên BanThường vụ, thu hồi 882 triệu đồng và kiểmđiểm trách nhiệm tập thể, cá nhân.
Công ty tư vấn thuế
bị phạt hơn 170
triệu đồng
UBND TP.HCM vừa xử
phạt Công ty TNHH Tư vấn
thuế ACB hơn 170 triệu
đồng. Công ty TNHH Tư
vấn thuế ACB ở quận Tân
Bình (Công ty ACB) bị xử
phạt về lỗi chậm đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc và
đóng bảo hiểm y tế không
đủ số tiền phải đóng. Với
lỗi này, Công ty ACB bị xử
phạt hơn 170 triệu đồng.
Ngoài ra, Công ty ACB
phải khắc phục hậu quả là
truy nộp số tiền bảo hiểm xã
hội (bao gồm bảo hiểm tai
nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp), bảo hiểm thất
nghiệp chưa đóng, chậm
đóng và đóng số tiền lãi của
số tiền bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thất nghiệp chưa đóng,
chậm đóng) theo quy định
pháp luật. Số tiền bảo hiểm
y tế phải đóng và số tiền lãi
phát sinh của số tiền phải
đóng vào tài khoản thu của
quỹ bảo hiểm y tế theo quy
định.
KIM PHỤNG
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook