225-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBa1-10-2019
Sau một năm
thương chiến
Mỹ-Trung: Việt
Nam được gì?
MINHPHƯƠNG
C
uộc chiến thương mại
giữa hai nền kinh tế lớn
nhất thế giới Mỹ-Trung
nổ ra từ giữa năm ngoái và
vẫn chưa có dấu hiệu chấm
dứt ảnh hưởng đến các doanh
nghiệp (DN) Việt Nam (VN)
ra sao. DN Việt có thực sự
được hưởng lợi như dự báo
trước đây?... TS Phạm Sỹ
Thành, Giám đốc Chương
trình Nghiên cứu kinh tế
Trung Quốc (TQ) thuộc Viện
Nghiên cứu kinh tế và chính
sách (VEPR), đã trả lời phỏng
vấn
Pháp Luật TP.HCM
xung
quanh vấn đề này.
Nhà đầu tư nước
ngoài hưởng lợi
.
Phóng viên
:
Đến thời điểm
này, ông có cho rằng VN là
nước hưởng lợi trong cuộc
chiến thương mại Mỹ-Trung
như nhiều người đã dự báo
trước đây?
+ Ông
Phạm Sỹ Thành
:
Về mặt lý thuyết, khi Mỹ
giảm nhập hàng TQ thì sẽ
tăng nhập khẩu từ các quốc
gia khác, VN có thể tăng
xuất khẩu hàng vào Mỹ. VN
có những ngành hàng có thể
được lợi như dệt may, gỗ,
điện tử, điện thoại di động
hay linh phụ kiện.
Nhưng kiểmnghiệmvới các
nhómhàngnôngsản,thựcphẩm
chế biến,
hóa chất,
nhựa, gỗ
giấy, dệt
may, da
giày, sản
p h ẩ m
điện tử
cho thấy
hàngxuất
khẩu VN bị hạn chế bởi thị
phần quá nhỏ, không có thế
mạnh ở mảng sản phẩm mà
TQ bị áp thuế. Vì thế, DNVN
tận dụng được rất ít các mức
thuế quan Mỹ áp bổ sung lên
hàng xuất khẩu từ TQ.
. Góc nhìn của ông thế
nào về lợi thế và bất lợi của
DN VN trong cuộc thương
chiến này?
+ Đừng nhìn tăng trưởng
xuất khẩu sang Mỹ để đánh
giá DN Việt đang hưởng lợi
vì đây là vấn đề rất khác trong
bức tranh chung đó. Từ những
quan sát, chúng tôi thấy DN
đầu tư trực tiếp nước ngoài
mới là đối tượng hưởng lợi
lớn từ căng thẳng thương mại
Mỹ-Trung. Bởi họ có thể dựa
trên thế mạnh chuỗi sản xuất
cũng như công nghệ để tăng
cường xuất khẩu sang Mỹ.
Thực tế cho thấy trong nhiều
nhóm hàng mà VN có ưu thế
như quần áo, đồ gỗ…, DNđầu
tư trực tiếp nước ngoài đang
lấn sân, giành nhiều đơn hàng
xuất khẩu trong vòngmột năm
qua. Một nghiên cứu của Fiin
Group cũng chỉ ra từ tháng
6-2018 đến tháng 6-2019,
các DN VN chỉ chiếm 16%
tổng giá trị xuất khẩu quần
áo sang Mỹ. Trong khi DN
đến từ Đài Loan chiếm 12%
và Hàn Quốc chiếm tới 49%
tổng kim ngạch xuất khẩu.
. Nhưng không lẽ các công
ty VN trắng tay trong cuộc
chiến này?
+ Chúng tôi cho rằng một
điều bất lợi là khi thương chiến
leo thang, TQgiảmnhập khẩu
tối đa để đảm bảo thặng dư
vãng lai. Do đó các công ty
VN sẽ không xuất khẩu nhiều
sang TQ được nữa. Trong
bối cảnh ấy, một trong các
hướng của DN Việt là tìm
đến thị trường Mỹ như một
đối tác xuất khẩu tiềm năng.
Điều đó có thể khiến thâm
hụt thương mại giữa Mỹ và
VN tăng mạnh.
Xuất khẩu di động, linh phụ
kiện là chỉ dấu cho điều tôi
nói là bất lợi ở trên. Hai ngành
hàng này gia tăng đến 82%
chỉ trong vòng nửa đầu năm
nay trong bối cảnh giảm 3%
bên phía TQ. Điều đó khiến
Mỹ chú ý hơn về thâm hụt
thương mại với VN.
Tiền Việt tăng không
có lợi cho xuất khẩu
. Trong bối cảnh thương
chiến căng thẳng, nhiều thắc
mắc dồn vào việc tiền đồng
không những ổn định mà có
dấu hiệu mạnh lên. Điều đó
đem đến lợi ích hoặc thiệt hại
gì cho nền kinh tế VN?
+ Quan sát tỉ giá thực và
biến động tỉ giá gần đây cho
thấy đồng VN đang đắt lên,
trong bối cảnh các đồng tiền
cạnh tranh với hàng hóa xuất
khẩu của chúng ta như nhân
Đừng để hàng Việt bị lợi dụng
TS PhạmSỹThành cho rằng thương chiếnMỹ-Trung cũng
đặt ra thách thức nữa liên quan đến xuất xứ. Đó là nếu khâu
cấp C/O làm đúng nhưng không cấp đúng đối tượng cũng
có thể khiến các đối tác áp dụng các biện pháp trừng phạt
thươngmại lênVN. Như chúng ta đã thấyMỹ từng cáo buộc
nhiều hàng VN xuất sang Mỹ lại đến từ TQ hay TQ sản xuất
tại VN mượn xuất xứ.
“Lợi thế về thuế suất ưu đãi khi ký FTA chỉ phát huy khi
DN có C/O hợp lệ. Nhưng việc hàng hóa TQ gian lận xuất
xứ là hàng VN khiến các cơ quan chức năng Mỹ xem nhẹ
giá trị của các C/O và cảnh giác hơn với hàngVN”- TSThành
nhấn mạnh.
Bài toán tỉ giá và
xuất xứ hàng VN sẽ
là hai yếu tố cần chú
ý nếu muốn DN VN
được hưởng lợi từ
thương chiến giữa
Mỹ-Trung.
Ngày 30-9, Công ty CP Tiffany & Son (TiffSon, đơn
vị chuyên cung cấp giải pháp, xử lý hàng tồn kho bằng
phương pháp trao đổi hàng hóa, dịch vụ) xác nhận vừa có
văn bản gửi Cục Hàng không Việt Nam xin được trao đổi
máy bay Boeing 727-200 bỏ tại sân bay Nội Bài.
Theo TiffSon, công ty sẽ dùng hàng hóa là bia rượu,
bánh kẹo trị giá 3 tỉ đồng để đổi chiếc máy bay trên.
TiffSon cho biết một số đối tác của doanh nghiệp này
muốn sử dụng chiếc máy bay để làm quán cà phê, nhà
hàng, địa điểm vui chơi hoặc quảng cáo thương hiệu, nhân
vật, sản phẩm…
Bà Mai Thanh Thủy, Tổng giám đốc TiffSon, nhận định:
“Boeing 727-200 là một vật thể mang tính đặc thù, đặc
biệt. Nếu biết khai thác hết các tiềm năng, đây sẽ là một
địa điểm kinh doanh độc đáo, giá trị”.
Trả lời báo chí, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho
rằng thực tế rất nhiều doanh nghiệp muốn sở hữu máy bay
này. Tuy nhiên, đơn vị vẫn chưa thể giải quyết vì phía cơ
quan chức năng chưa định giá đúng giá trị của sản phẩm
trên. Nguyên nhân, một phần do máy bay này không đủ
hồ sơ, tài liệu để thẩm định giá.
Máy bay Boeing 727-200 nói trên với sức chứa 134
hành khách từng thuộc sở hữu của hãng hàng không
Royal Khmer Airlines - Campuchia. Sau khi khai thác
được vài chuyến bay trên chặng Siêm Riệp - Hà Nội thì
gặp sự cố kỹ thuật và ngừng bay, đỗ lại sân bay quốc tế
Nội Bài từ ngày 1-5-2007.
Sau đó một thời gian, hãng bay Campuchia phá sản và
bỏ lại máy bay này vì chi phí sửa chữa quá cao. Nhà chức
trách Campuchia đã thông báo máy bay B727-200 bị xóa
đăng ký quốc tịch Campuchia.
Năm 2017, Chính phủ đã chỉ đạo xác lập quyền sở hữu
dân tệ của TQ, đồng baht
Thái, đồng tiền Malaysia…
đềumất giá 2%so với USD từ
đầu năm đến giờ. Đây là chỉ
dấu khá tiêu cực cho ngành
hàng xuất khẩu của VN.
Chính vì thế, tôi cho rằng lợi
ích thuế quan mà VN có thể
tậndụng từTQ
sẽ bị trung hòa
nếu diễn biến
tỉ giá vẫn như
hiện nay. Do
đó, bài toán tỉ
giá và xuất xứ
hàng VN sẽ là
hai yếu tố cần
chúýnếumuốn
DN VN được
hưởng lợi từ
thương chiến giữaMỹ-Trung.
. Ông có thể nói cụ thể hơn
về vấn đề này?
+ Theo tôi, từ nay đến cuối
năm, tỉ giá sẽ không dao động
quá mức 2% mà Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) đề ra,
thậm chí tăng giá nhẹ. Vì cán
cân tổng thể VN đang rất tốt,
đầu tư nước ngoài vào nhiều,
đặc biệt kiều hối có thể lên
đến con số 14 tỉ USD trong
năm nay…Do đó không còn
nhiều dư địa dùng tỉ giá để
hỗ trợ xuất khẩu.
Nhưng chúng ta có nhiều
công cụ tạo môi trường thuận
lợi kinh doanh cho các DN
xuất khẩu. Ví dụ, chúng ta
có thể thay đổi thuế suất đối
với DN xuất khẩu cũng như
DN nhập khẩu phục vụ xuất
khẩu để tạo lợi thế mà không
cần can thiệp nhiều đến tỉ giá.
Coi chừng bị vạ lây
. Nhiều chuyên gia kinh tế
cho rằng VN có thể tận dụng
tốt các hiệp định thương mại
tựdo(FTA)đã
kývớicácnước
đểlàmtấmđệm
giảm bớt rủi
ro từ thương
chiến. Quan
điểm của ông
thế nào về vấn
đề này?
+ Có một
nghịch lýVN
đang cố gắng
đàm phán nhiều FTA với
16 hiệp định đã ký, có hiệu
lực và chuẩn bị có hiệu lực.
Nhưng tỉ lệ tận dụng FTA
còn thấp, bình quân chỉ đạt
khoảng 40% lợi thế từ thuế
suất. Riêng những hiệp định
ký với TQ và Hong Kong thì
tỉ lệ thấp hơn, khoảng 30%.
Kết quả trên được cho là
liên quan đến việc cấp chứng
nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).
Thực tế, chúng ta thử nghiệm
nhiềumô hình cấpC/Onhưng
vẫn chưa có mô hình tốt để
thực hiện. Điều này khiến các
nỗ lực đàm phán chưa thật
sự ý nghĩa với công ty trong
nước. Do vậy, trước mắt VN
cần xem lại khâu cấp C/O.
. Xin cám ơn ông.•
Chiến tranh thươngmại khiến tôm, cá, thịt…từMỹ đổ vào Việt Namnhiều hơn. Ảnh: QH
Doanh nghiệp Việt tận dụng được rất ít các mức
thuế quanmàMỹ áp bổ sung lên hàng xuất khẩu
từ Trung Quốc.
TS PhạmSỹ Thành.
Đề nghị dùngbia rượu, bánhkẹo…đổimáy bay
Máy bay
Boeing B727-
200 của hãng
Royal Khmer
Airlines bị bỏ
quên ở sân
bay Nội Bài.
Ảnh: NIA
nhà nước và phương án xử lý đối với chiếc máy bay này.
Chính phủ giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan thực hiện việc bán đấu giá tài sản theo
đúng quy định của pháp luật.
V.LONG
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook