225-2019 - page 10

10
Bất động sản -
ThứBa1-10-2019
thông tin dự án đang thế chấp
ngân hàng, chưa có văn bản
của Sở Xây dựng về nhà ở
đủ điều kiện để bán, cho thuê
mua…Trong thành phần hồ
sơ, TP đề nghị Sở Xây dựng
có văn bản thông báo BĐS đủ
điều kiện được bán, cho thuê
mua phải có “hợp đồng bảo
lãnh của tổ chức tín dụng”.
UBND các quận, huyện
có trách nhiệm đưa ra các
hình thức thông tin tuyên
truyền qua trang thông tin
điện tử, dán thông báo tại
UBND phường, qua đường
dây nóng, bộ phận địa chính
phường, qua ứng dụng công
nghệ thông tin và công tác
giám sát CĐT tại địa bàn.
Ngoài ra, TPcũng kiến nghị
Thủ tướng giao Bộ Tư pháp
xem xét, đề xuất Chính phủ
sửa đổi quy định đối với giao
dịch BĐS hình thành trong
tương lai theo hướng phải
công chứng để đảm bảo tính
nhà nắmrõ” - ôngChâu góp ý.
Đại diện một công ty BĐS
thì cho rằng “án phạt” cần
hợp lý trong từng trường hợp.
Thường CĐT có nhiều dự án
nên không thể vì một dự án
chưa công khai đầy đủ pháp
lý mà đình chỉ hoạt động kinh
doanh của họ. Như vậy sẽ gây
ảnh hưởng rất lớn đến doanh
nghiệp, người mua nhà và cả
ngân hàng.
Cần một đầu mối
công khai
Theo luật sư Bùi Quang
Tín, Đoàn Luật sư TP.HCM,
công khai thông tin pháp lý
về dự án như đã thế chấp, có
bảo lãnh… là rất cần thiết cho
khách hàng. Điều quan trọng
là hình thức công khai những
thông tin đó như thế nào để
người dân dễ dàng tiếp cận,
nắm bắt.
“Theo tôi, có nhiều cách
thức, nhiều kênh để công
khai. Ví dụ như trên các thông
báo của Sở Xây dựng, ngân
hàng... Bên cạnh việc buộc
các CĐT công khai thông
tin pháp lý đầy đủ tại vị trí
dự án thì quan trọng nhất
vẫn phải tập trung thông tin
về một đầu mối. Làm sao để
có kênh chính thống, thuận
lợi nhất để ai cũng tiếp cận
được” - ông Tín nói.
Ông Tín cho rằng quy định
chế tài nặng như buộc ngưng
kinh doanh 12-24 tháng chưa
chắc hiệu quả bằng việc tập
trung một đầu mối thông tin
tại Sở Xây dựng. Bây giờ
người mua nhà hầu hết tiếp
cận tốt công nghệ thông tin.
Do đó, website của Sở Xây
dựng, các ngân hàng bảo lãnh
nên cập nhật đầy đủ thông tin
các dự án BĐS để người dân
vào là thấy. Trách nhiệmCĐT
dự án là phải cập nhật thông
tin, nếu không Sở Xây dựng
giám sát, xử lý.
“Quan trọng nhất vẫn là
thay đổi cách thức quản lý,
giải pháp hiệu quả chứ chế
tài chỉ là một phần” - ông
Tín góp ý.•
chặt chẽ (cập nhật, theo dõi,
tra cứu cơ sở dữ liệu công
chứng), bảo vệ quyền lợi của
khách hàng và phòng ngừa
vi phạm của doanh nghiệp.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ
tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM
(HoREA), cho biết quy định
các điều kiện để dự án BĐS
hình thành trong tương lai
được bán, cho thuê mua đã có
trong luật rồi. Thực tế, năm
2018, Sở TN&MT cùng với
Website của Sở Xây
dựng, các ngân
hàng bảo lãnh nên
cập nhật đầy đủ
thông tin các dự án
BĐS để người dân
vào là thấy.
SởXây dựng đã công khai các
dự án có thế chấp ngân hàng.
Đây là quy định cần thiết để
người mua nhà có thông tin
rõ ràng về dự án, tránh rủi ro.
Tuy nhiên, thời gian qua,
các ngân hàng cũng lơ là
chuyện bảo lãnh vì nếu thực
hiện sát quá thì chính ngân
hàng cũng vào thế khó, không
đủ nguồn lực để bảo lãnh
cho nhiều dự án BĐS quy
mô lớn một lúc. Ví dụ, dự án
quy mô vài ngàn tỉ đồng thì
ngân hàng có vốn 10.000 tỉ
đồng chỉ bảo lãnh được 1-2
dự án mà thôi.
“Việc thế chấp ngân hàng
không có gì là bí mật nhưng
việc cập nhật công bố thông
tin dự án thế chấp, giải chấp
phải được cơ quan nhà nước
cập nhật kịp thời để ngườimua
QUANGHUY
T
rước thực trạng nhiều dự
án bất động sản (BĐS)
hình thành trong tương
lai huy động vốn trái pháp
luật, chưa đủ điều kiện pháp
lý đãmở bán.Mới đây, UBND
TP.HCM đã gửi văn bản đề
xuất Bộ Xây dựng kiến nghị
Chính phủ đưa ra quy định
xử lý nghiêm các chủ đầu tư
(CĐT) không công bố, công
khai pháp lý của dự án.
Người mua nhà tránh
được rủi ro
TP kiến nghị Bộ Xây dựng
quy định CĐT phải thực hiện
thông báo công khai thông
tin về BĐS hình thành trong
tương lai tại UBND các quận,
huyện nơi dự án được triển
khai. Cùng với đó, bổ sung
hình thức chế tài đình chỉ
hoạt động đến 12 tháng đối
với CĐT không công khai
Các chuyên gia đề xuất cần tập
trung thông tin pháp lý các dự án
bất động sản về một đầumối để
người mua nhà dễ dàng tiếp cận.
“Neo” dự án 12 tháng nếu
không công khai pháp lý
Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám
đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành, hiện
nay không chỉ người mua nhà gặp rủi ro
mà chính CĐT cũng đang gặp nhiều rủi ro
về chính sách, thủ tục do những quy định
chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật với
nhau. Điều cần làm là cơ quan quản lý nhà
nước cần hỗ trợ, hướng dẫn cho doanh
nghiệp tháo gỡ các vướng mắc, đáp ứng đủ
các điều kiện pháp lý để dự án được triển
khai nhanh, đúng tiến độ và người dân
nhanh chóng được nhận nhà ở.
Cần chính quyền hỗ trợ, hướng dẫn
Thủ tướng chỉ đạo xử lý 21 lôđất đứng tênngười TrungQuốc
Văn phòng Chính phủ mới đây đã gửi văn bản cho
UBND TP Đà Nẵng, truyền đạt nội dung Thủ tướng chỉ
đạo TP Đà Nẵng phải xử lý theo đúng pháp luật 21 lô đất
do người Trung Quốc (TQ) đứng tên. 
Trước đó báo chí đã đưa tin dọc các khu đô thị ven biển
thuộc khu vực sân bay Nước Mặn (quận Ngũ Hành Sơn)
hiện có 246 lô đất. Trong số này có 21 trường hợp người
TQ đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thông tin từ Sở TN&MT TP Đà Nẵng, qua rà soát, hiện
có hai doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài được thuê đất,
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ tổ chức, cá
nhân trong nước tại 21 giấy chứng nhận trên.
Một là công ty liên doanh du lịch và giải trí quốc tế
đặc biệt Silver Shores Hoàng Đạt. Công ty này được TP
cho thuê diện tích 20 ha đất cơ sở sản xuất, kinh doanh
ven biển quận Ngũ Hành Sơn trong thời hạn 50 năm, đến
ngày 21-6-2056 hết hạn. Hiện công ty đang xây dựng
công trình du lịch. Khu đất này nằm ngay mặt tiền sân bay
Nước Mặn. Công ty này gồm bên Việt Nam là Công ty cổ
phần Hoàng Đạt (góp vốn 10%), bên nước ngoài là Công
ty TNHH Silver Shores, trụ sở tại Mỹ do ông Sui Gui
Nan, quốc tịch TQ đại diện (góp vốn 90%).
20 lô đất còn lại được các cá nhân, doanh nghiệp Việt
Nam chuyển nhượng cho Công ty TNHH Thương mại, Du
lịch và Dịch vụ V.N. Holiday. Đây là doanh nghiệp Việt
Nam có vốn đầu tư nước ngoài với giá trị phần vốn góp
48% từ cá nhân Li Ji Nan (quốc tịch TQ).
Ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở TN&MT TP Đà Nẵng,
cho hay tại khoản 4 Điều 29 Luật Đầu tư năm 2005 quy
định nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư
như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư
Việt sở hữu từ 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp trở lên.
Trường hợp Công ty V.N. Holiday, việc nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất trên được thực hiện trước ngày
1-7-2015 (ngày Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực) nên cơ
quan công chứng, cơ quan đăng ký đất đai áp dụng điều
kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước.
Theo ông Hùng, Sở TN&MT có trách nhiệm quản lý
nhà nước về đất đai và thường xuyên, liên tục quản lý,
giám sát, xử lý đúng quy định đối với các trường hợp vi
phạm pháp luật về đất đai. Trả lời câu hỏi liệu có chế tài
nào đối với những trường hợp trên hay không, ông Hùng
khẳng định tất cả phải theo quy định của pháp luật.
“21 trường hợp này do trước đây mảnh đất được cấp
giấy đỏ cho người Việt Nam nhưng quá trình khai thác,
sử dụng người TQ đã dùng hình thức góp vốn mở công
ty, mua cổ phần để có được quyền sử dụng đất. Tất nhiên
người đứng tên trên giấy đỏ vẫn là người Việt Nam” - ông
Hùng nói.
HẢI HIẾU
Chủ đầu tư phải công khai thông tin pháp lý dự án hình thành trong tương lai ởUBNDphường, xã.
Ảnh: HOÀNGGIANG
Một khu đất người TrungQuốc đứng tên. Ảnh: TẤNVIỆT
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook