231-2019 - page 13

13
“Tôi đã có những hành động
phản giáo dục”
NGUYỄNQUYÊN
C
ô H. cho biết ngành giáo
dục quy định giáo viên
không được phép đánh
HS, thậm chí việc dùng thước
gỗ gõ lên bàn học sinh (HS)
cũng không được phép vì âm
thanh từ thước phát ra sẽ ảnh
hưởng đến tâm lý các em.
Cô giáo nhận lỗi
“Việc trong clip xảy ra ở
tuần lễ đầu của năm học, khi
HS chưa vào nề nếp. Lớp 50
em nhưng có đến nửa số đó
không tập trung, ngồi nói
chuyện. Do quá nóng vội
cũng như lo lắng cho các em
khi chương trình lớp 2 có rất
nhiều bài nên tôi đã có những
hành động phản giáo dục.
Dù nặng hay nhẹ thì việc tôi
đánh HS là sai, tôi xin nhận
mọi hình thức kỷ luật, đồng
thời gửi lời xin lỗi tới phụ
huynh. Sai phạm của tôi tới
mức độ nào hiện bên thanh
tra quận đang xác minh. Từ
ngày 13-9 tôi đã bị đình chỉ
công tác, chuyển sang làm
công việc học vụ trong khi
chờ kết luận từ thanh tra” -
cô H. nói.
CôH. nói thêm: “Tôi không
hiểu sao thời điểm này phụ
huynh lại tung clip cho báo
chí trong khi đã phản ánh với
trường vào ngày 9-9. Đến
ngày 13-9 tôi đã bị trường
tạm đình chỉ công tác và vụ
việc đang được UBND quận
xử lý, hoạt động của lớp 2/11
đã được bàn giao cho trưởng
khối 2 nên phụ huynh có thể
yên tâm”.
Tại sao phụ huynh
có thể vào trường
lắp camera?
“Hiện toàn trường chỉ có
hệ thống camera ở phía hành
lang chứ không có camera
trong lớp học. Việc lắp camera
trong lớp học không hề dễ
dàng vì theo quy định, phụ
huynh không được vào lớp,
vậy tại sao họ có thể bí mật
lắp camera để ghi lại những
hoạt động của tôi?” - cô H.
thắc mắc.
Được biết cô H. là người
từng đứng ra tố cáo một số
sai phạm trong công tác quản
lý, điều hành nhà trường của
bà Đỗ Thị Sửu, Hiệu trưởng
Trường Tiểu học Phan Chu
Trinh, quận Tân Phú. Tại
Thông báo 188/TB-UBNDdo
bà Hứa Thị Hồng Đang, Chủ
tịch UBND quận Tân Phú,
ký ngày 22-8-2019, quận Tân
Phú xác định việc côH. tố cáo
hiệu trưởng kê khai chứng từ,
bảng kê phụ trội thêm giờ để
trả lương cho giáo viên dạy
hợp đồng cácmôn tin học, mỹ
thuật là đúng. Bên cạnh đó,
việc cô H. tố cáo hiệu trưởng
vừa chi lương cho các trường
hợp giáo viên của trường khi
bị ốm đau, vừa lập hồ sơ lãnh
tiền bảo hiểm xã hội là có.
Liênquanđếnvấnđềnày,
Pháp
LuậtTP.HCM
đãtìmđếntrường
nhưng không gặp được hiệu
trưởng, chỉ trao đổi được với
hai phó hiệu trưởng.
Bà Trần Thị Ánh Tuyết,
Phó Hiệu trưởng Trường
Tiểu học Phan Chu Trinh,
quận Tân Phú, nói: “Sự việc
đã được UBND quận Tân
Phú giao Thanh tra quận và
Thanh tra Phòng GD&ĐT
xác minh. Chúng tôi cũng
đợi xác minh từ phía lãnh
đạo để có hướng xử lý tiếp
theo. Hiện nhà trường đã
tạm thời đình chỉ công tác
giảng dạy và phân công cô
H. làm bộ phận học vụ của
trường, phân công một giáo
viên khác làm công tác chủ
nhiệm lớp 2/11. Vấn đề này
tôi cũng đã họp cha mẹ HS
và thông tin đến phụ huynh
và làm công tác tâm lý, tư
Đề nghị quận xử lý nghiêm
Trước đó, chiều 6-10, về sự việc giáo viên đánh, véo tai HS
đang gây xôn xao dư luận, bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó Giám
đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, đã khẳng định: “Quan điểm của sở
là giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, đánh HS như thế
phải cho nghỉ việc, ra khỏi ngành giáo dục”.
Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết trường này
thuộc quyền quản lý của UBND quận Tân Phú nên quận
có trách nhiệm xử lý vụ việc. Bà Thu sẽ đề nghị quận xử lý
nghiêm ở mức cao nhất.
Hiện nhà trường đã
tạm thời đình chỉ
công tác giảng dạy
và phân công cô H.
làm bộ phận học vụ
của trường.
Đời sống xã hội -
ThứBa8-10-2019
“Dù vì lý do gì, việc tôi đánh học sinh là sai, là phản sư phạm. Tôi xin nhậnmọi hình thức kỷ luật và gửi lời
xin lỗi tới phụ huynh” - cô NHH (người đánh học sinh trong clip) đã nói khi trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
sáng 7-10.
tưởng để các HS yên tâm
học tập”.
Về câuhỏi tại saophụhuynh
lại có thể dễ dàng vào trường
lắp camera trong lớp học, bà
Trần Thị Mai Hoa, Phó Hiệu
trưởng Trường Tiểu học Phan
Chu Trinh, quận Tân Phú, xin
phép không trả lời câu hỏi
trên và nói thêm rằng theo
nội quy của trường, khi HS
Họ đã nói
Trấn an các học sinh
xuất hiện trong clip
Ngaysaukhiclipsựviệcđược
phát tán ra ngoài, lênmạng xã
hội, chúng tôi đặc biệt quan
tâm đến những HS xuất hiện
trong clip bằng cách trấn an
và theo dõi rất sát để các em
không bị ảnh hưởng tâm lý.
Theo phản hồi của cô giáo chủ
nhiệm mới thì những HS trên
đều ổn định tư tưởng và học
tập bình thường.
Lãnh đạo Trường Tiểu học
Phan Chu Trinh
đã vào học thì trường chỉ cho
phụ huynh vào lớp ngày đầu
tiên trong năm học để đưa
đón các em tại lớp. Còn sau
đó phụ huynh sẽ đưa đón các
em tại sân trường và không
được lên lớp học, mọi trao
đổi với giáo viên đều diễn ra
ở các phòng làm việc của ban
giám hiệu và phòng tiếp dân.
“Quy định là như thế nhưng
trong tuần đầu của năm học,
nhà trường có tổ chức trang
trí lớp vì phụ huynh có ủng
hộ cho các lớp quạt, rèm cửa,
tivi. Do đó tuần đầu chúng
tôi tạo điều kiện cho phụ
huynh vào lớp để lắp các
vật dụng trên” - bà Tuyết
cho hay.•
Trường Tiểu học Phan Chu Trinh, quận Tân Phú, nơi xảy ra sự việc cô giáo đánh, véo tai học sinh
gây xôn xao dư luận. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Sổ tay
Bạo lực ở biênđộnào cũngkhôngphải làdạydỗ
Ngay sau khi clip một cô giáo ở Tân Phú đánh trẻ thô bạo
được đưa lên truyền thông, đã có hai luồng ý kiến tranh cãi
xung quanh câu chuyện này. Bên cạnh những người phản đối
bạo lực học đường, phản đối phương pháp phản sư phạm của
cô giáo thì cũng rất nhiều người cho rằng chuyện không có gì
ầm ĩ. Trong đó nhiều người cho rằng: “Tôi cũng đã bị đòn roi
nghiêm khắc, rồi cũng thành đạt, có sao đâu”. Hoặc có người
góp ý: “Đánh vài cái thì được, đánh mạnh thì không nên”.
Nhiều người lớn đã rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa kinh
nghiệm cá nhân để đánh giá sự việc theo góc nhìn chủ quan
hạn hẹp đó. Bạn không bị ám ảnh và tổn thương bởi đòn roi
không có nghĩa là người khác cũng như thế. Bạn thấy vài cái
tát không là vấn đề gì không có nghĩa là sức chịu đựng của
người khác cũng như thế. Đã có rất nhiều người trưởng thành
vẫn phải chật vật chung sống với những tổn thương do bị bạo
hành thời thơ ấu và những vết thương đó vĩnh viễn không có
cơ hội tự chữa lành nếu không có sự giúp đỡ, can thiệp của các
chuyên gia tâm lý.
Chọn đòn roi, dù ở cái gọi là “biên độ chấp nhận được” thì
bạn đã chọn cách dễ nhất nhưng cũng vô trách nhiệm nhất
để giáo dục con trẻ. Bạo lực từ giáo dục sẽ hình thành trong
nhận thức của trẻ em rằng con người có quyền dùng bạo lực
trong trường hợp nào đó. Bạo lực cũng làm cho trẻ em nhận
thức sai về nhân quyền, về lòng tự trọng, tự tôn. Bởi vậy, khi xã
hội đang trả giá cho việc bạo lực tràn lan hiện nay, từ trong gia
đình ra ngoài xã hội, một phần trong đó là do nền giáo dục gia
đình và nhà trường không khước từ bạo lực.
Thật trùng hợp, ngày 7-10, sau một ngày clip được phổ
biến trên mạng thì Hội Bảo vệ quyền trẻ em phối hợp với
Viện Nghiên cứu - phát triển bền vững và Tổ chức Cứu trợ trẻ
em đã tổ chức buổi tập huấn, hội thảo “Sự tham gia của trẻ
em trong truyền thông bảo vệ trẻ em”. Đây là một phần của
chiến dịch Lan tỏa yêu thương, yêu thương đẩy lùi bạo lực
2019. Những ý kiến của các chuyên gia trẻ em đã được đưa ra
trước tình trạng trẻ em vẫn đang phải hứng chịu bạo lực từ
người lớn.
PGS-TS Nguyễn Ngọc Oanh (Học viện Báo chí tuyên truyền)
nói: “Nhiều người vẫn bảo rằng thương cho roi cho vọt. Nếu
còn nhận thức như vậy thì tình trạng trẻ em bị bạo hành vẫn
xảy ra dài dài. Bạo lực nối tiếp như một chuỗi mắt xích, nhiệm
vụ chúng ta phải tháo mắt xích của mình ra”. Trong khi đó thì
các môn học phương pháp sư phạm, tâm lý sư phạm trong
các trường sư phạm luôn phản đối bạo lực thì lẽ gì các thầy
cô vẫn thỏa hiệp với bạo lực như một phương pháp giáo dục?
ThS Nguyễn Trọng Tiến (Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam)
cho rằng trừng phạt trẻ bằng đòn roi hay mắng chửi đều là
ngược đãi trẻ em và vi phạm quyền trẻ em. Người lớn rất cần học
kỹ năng làm cha mẹ để biết rằng có rất nhiều cách để giáo dục
con trẻ mà không dùng đến roi vọt.
Để bọn trẻ được lớn lên an toàn, giải pháp không phải là lắp
camera hay kỷ luật cô giáo “quá tay”. Giải pháp là người lớn phải
thay đổi nhận thức, tôn trọng quyền trẻ em, nói không với bạo
lực, dạy trẻ không dùng bạo lực.
HỒNG MINH
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook