231-2019 - page 16

16
Ông Trump cho biết ông
không thấy có vấn đề gì với
hàng loạt những lần thử tên
lửa của Triều Tiên và khẳng
định mối quan hệ cá nhân
của ông với nhà lãnh đạo
Kim vẫn rất tốt. Trên tờ tạp
chí
Time
, các quan chức Mỹ
dự đoán ông Trump có thể
đưa ra một đề nghị có lợi
cho Bình Nhưỡng để đổi lấy
lệnh dỡ bỏ chương trình hạt
nhân của nước này.
Theo đó, người đứng đầu
Nhà Trắng có thể đề nghị ba
năm đình chỉ lệnh trừng phạt
của Liên Hiệp Quốc với xuất
khẩu dệt và than nếu ông Kim
đồng ý dỡ bỏ cơ sở hạt nhân
chính ở Yongbyon và ngừng
sản xuất uranium. Nếu Liên
HiệpQuốc không sẵn sàng với
đề nghị này, Mỹ có thể tạm
ngừng các lệnh trừng phạt đó,
nguồn tin của
Time
cho biết.
Đại diệnWashington tuyên
bố rằng họ đã chấp nhận lời
mời của Thụy Điển về việc sẽ
quay trở lại nước này để tiếp
tục cuộc thảo luận với Bình
Nhưỡng. Tuy nhiên, cơ hội
để đạt được một thỏa thuận
phi hạt nhân hóa Mỹ-Triều
có vẻ khá mỏng manh khi cả
hai bên hiện nay vẫn chưa tìm
được tiếng nói chung.•
Quốc tế -
ThứBa8-10-2019
HÀMINHTHU
H
ôm 5-10, các nhà đàm
phán Mỹ và CHDCND
Triều Tiên bắt đầu cuộc
đối thoại cấp chuyên viên
tại Stockholm, Thụy Điển.
Hai bên trao đổi quan điểm
về vấn đề hạt nhân của Bình
Nhưỡng. Tuy nhiên, Triều
Tiên đã ngừng các cuộc đàm
phán với Mỹ ngay sau khi họ
bắt đầu gặp nhau, theo hãng
tin
Reuters
.
Triều Tiên thích
ông Trump hơn
Cuộc gặp gỡ tại Stockholm
là cuộc đàm phán chính thức
đầu tiên giữa Washington
và Bình Nhưỡng kể từ sau
thượng đỉnh Hà Nội hồi tháng
2-2019. Hai bên tập trung vào
các giải pháp nhằm thúc đẩy
tiến bộ trong thực thi thỏa
thuận được Tổng thống Mỹ
Donald Trump và lãnh đạo
TriềuTiênKimJong-un thống
nhất tại hội nghị thượng đỉnh
ở Singapore năm ngoái.
Bà Jenny Town, biên tập
viên cấp cao của trang
38
North
đánh giá kết quả từ
những cuộc đàm phán có
vẻ không hứa hẹn. Việc Nhà
Trắng loại bỏ Cố vấn an ninh
quốc gia John Bolton cũng
chỉ giúp Washington linh
hoạt hơn trong việc tạo dựng
những bước ban đầu. “Hơn
nữa, hai quốc gia dường như
vẫn chưa tìm thấy tiếng nói
chung và khoảng cách giữa
cơ sở đàm phán của hai bên
vẫn chưa được thu hẹp” - bà
Town nhận định.
Theo cựu quan chức Lầu
NămGóc Van Jackson, chính
sách ngoại giao cá nhân của
ông Trump đã phá hủy các
cuộc đàm phán hạt nhân. Từ
quan điểm của Triều Tiên,
họ thấy sẽ không đạt được
điều gì từ cuộc đối thoại cấp
chuyên viên và không có ý
định tham gia vào các cuộc
đàm phán này vì họ nhìn ra
nhiều lợi ích hơn nếu trực
tiếp thảo luận với Tổng
thống Trump, ông Jackson
phát biểu trên tờ
South China
Morning Post.
Mỹ sắp tung ra
đề nghị “vàng”?
Cựu GS nghiên cứu chiến
lược quốc tế tại Trường Đảng
TrungươngởBắcKinhZhang
Liangui lưu ý rằng Triều Tiên
mới đây chỉ thử một tên lửa
đạn đạo tầm ngắn và không
thể đánh vào lục địaMỹ. “Ông
Kim đã rất cẩn trọng trong
việc xử lý các mối quan hệ
ngoại giao vớiWashington kể
từ hội nghị thượng đỉnh đầu
tiên với ông Trump” - ông
Zhang Liangui cho biết.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên KimJong-un và Tổng thốngMỹ Donald Trump. Ảnh: AFP
Kể từ tháng 7 đến nay, Trung Quốc (TQ)
có những hành xử rất ngang ngược ở vùng
biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Giới quan sát không khó vạch trần ý
đồ của TQ: (i) Tận dụng đồng thời thử
nghiệm các đảo nhân tạo phi pháp do TQ
xây dựng từ năm 2013 để thi hành chính
sách bắt nạt tất cả các quốc gia ở biển
Đông, thậm chí các nước thứ ba như Mỹ
và đồng minh; (ii) Duy trì sự hiện diện
trong vùng biển đường chín đoạn - vốn đã
bị Tòa Trọng tài bác bỏ năm 2016. Nói
cách khác, nếu trước đây TQ chỉ tuyên bố
yêu sách đường chín đoạn thì bây giờ, bất
chấp cộng đồng quốc tế lên án hành vi phi
nghĩa, nước này tiến hành nước cờ hiện
thực hóa đường chín đoạn.
Tranh luận ngay lập tức diễn ra: Việt
Nam nên kiện TQ ngay lập tức hay là
chưa? Một số chuyên gia ở nhóm ủng hộ
kiện TQ ngay lập tức. Họ đưa ra ba luận
điểm. Một là TQ đã xâm phạm biển Việt
Nam nghiêm trọng, kéo dài. Hai là các
giải pháp phản đối về ngoại giao, các giải
pháp phản ứng quyết liệt trên thực địa, sự
tham gia của các nước khác mà thậm chí
là Mỹ cho đến nay chưa “ghè chân” được
TQ. Cuối cùng, tiền lệ vụ Philippines kiện
TQ là một chỉ dấu đắt giá, cho thấy tòa
quốc tế, nếu Việt Nam khởi kiện Bắc Kinh,
có khả năng sẽ thụ án vụ kiện rất cao và
Việt Nam sẽ thắng.
Theo nhóm ủng hộ kiện ngay, việc thắng
kiện TQ trong bối cảnh hiện nay sẽ có
ý nghĩa lớn về mặt dư luận dẫu cho TQ
không chấp nhận tham gia vụ kiện hay
thừa nhận phán quyết như vụ Philippines
kiện TQ. Tuy nhiên, nhóm ủng hộ cũng lưu
ý rằng: Phải chấp nhận và có phương án
đối phó với các đòn trả đũa về ngoại giao,
kinh tế khả dĩ từ phía TQ. Bắc Kinh chắc
chắn sẽ tức giận và ra đòn ngay khi Việt
Nam nộp đơn ra tòa cho đến khi tòa có
tuyên bố cuối cùng.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến
nhóm thứ hai, dù cũng ủng hộ việc xem
xét kiện TQ nhưng vẫn ưu tiên các giải
pháp cấp bách khác, tỏ ra thận trọng hơn.
Theo đó, Việt Nam vẫn còn nhiều nước cờ
quan trọng cần đi trước khi chính thức
khởi kiện TQ tại thời điểm này. Điển hình
là việc đánh động cộng đồng quốc tế ở
nhiều cấp độ khác nhau, từ các quốc gia
khu vực, ASEAN đến Liên Hiệp Quốc.
Việt Nam nên vận động các giải pháp
thực địa cứng rắn hơn với TQ, như: Vận
động Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông
qua dự luật Trừng phạt biển Đông và biển
Hoa Đông; xem xét đề xuất của GS Carl
Thayer (ĐH New South Wales, Học viện
Quốc phòng Úc) về việc thông báo sẽ bắt
giữ các tàu TQ hoạt động trái phép trong
vùng biển VN và đề nghị cảnh sát quốc tế
(Interpol) truy nã các tàu đó; xem xét các
khả năng xin tư vấn của Tòa án Công lý
quốc tế (ICJ) và Tòa án quốc tế về Luật
Biển (ITLOS) về việc diễn giải các phán
quyết của Tòa Trọng tài thường trực đối
với vùng biển VN để tăng cơ sở pháp lý
cho VN…
Việc chọn lựa kiện bây giờ (nhóm 1)
hay dùng các phương án thay thế cho đến
khi “hết cách” và buộc phải khởi kiện
(nhóm 2) không phải dễ dàng vì phương
án nào cũng có rủi ro và đều phải “trả
giá”. Phương án nào cũng được một bộ
phận không nhỏ người dân, giới tư vấn
chính sách ủng hộ. Vì vậy, việc cấp bách
hiện nay là khẩn trương cân nhắc và
quyết liệt chọn lựa để theo đuổi lợi ích
cốt lõi của quốc gia. Muốn làm được điều
đó, việc lên đối sách tuy rất quan trọng
nhưng sự quyết tâm cao độ và quyết liệt
đi đến cùng của ngành chức năng lẫn
công luận trong việc thực hiện đối sách
càng quan trọng hơn.
ĐỖ THIỆN
Sức ép từ liên minh Trung-Triều
Bình Nhưỡng cũng đang chuẩn bị chomột chuyến thăm
có thể xảy ra của ông Kim đến một thành phố biên giới
Trung Quốc (TQ). Theo tờ
Dong-A Ilbo
của Hàn Quốc, Triều
Tiên đã cử một nhóm quan chức đến Đan Đông thuộc tỉnh
Liêu Ninh tuần trước để chuẩn bị cho chuyến thămcủa nhà
lãnh đạo Kim. Điều này có vẻ không quá xa lạ vì Chủ tịchTQ
Tập Cận Bình và ông Kimđã gặp nhau năm lần từ hồi tháng
3-2018, tờ
The Guardian
cho hay.
“Ông Kim thực hiện những chuyến thăm này để dùng
Bắc Kinh như một phương tiện trong việc đương đầu với
Washington, để chứng tỏ rằng Bình Nhưỡng cũng có sự hỗ
trợ của Bắc Kinh”- theo GS Zhang Liangui.“Tuy nhiên, TQ sẽ
không hỗ trợ tất cả những gì Triều Tiên mong muốn vì Bắc
Kinh vàWashington đã đạt được sự đồng thuận trong việc
xây dựng một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân cho lợi ích
chung của cả hai cường quốc” - ông Zhang nói.
Ông Trump cho biết
ông không thấy có
vấn đề gì với hàng
loạt những lần thử
tên lửa của Triều
Tiên và khẳng định
mối quan hệ cá nhân
của ông với nhà lãnh
đạo Kim vẫn rất tốt.
Phi hạt nhân hóa: Từ thâm tình
Kim-Trump đến lời đề nghị “vàng”
BìnhNhưỡng nhìn thấy nhiều lợi ích trong việc trực tiếp thảo luận với tổng thốngMỹ
hơn là thamgia cuộc đối thoại cấp chuyên viên.
Góc nhìn
BiểnĐông: Phíasaucâuhỏi kiệnhay chưakiệnTrungQuốc
Lộ diện chủ nhân giải
Nobel Y học 2019
Ba nhà khoa học William Kaelin, Peter
Ratcliffe và Gregg Semenza đã cùng thắng
giải Nobel Y học năm nay với phát hiện cách
các tế bào cảm giác và thích nghi với oxy.
Theo Hội đồng Nobel, dù ai cũng biết
vai trò sống còn của oxy với sự sống
nhưng cơ chế phản ứng của tế bào khi
lượng cung cấp oxy tăng hay giảm vẫn
chưa được giải mã. Và “phát hiện mang
tính nền tảng của các cá nhân đoạt giải
Nobel năm nay đã cho thấy cơ chế của
một trong những tiến trình thích nghi có ý
nghĩa nhất của cuộc sống”.
Nhà khoa học William Kaelin là giáo sư
y khoa tại ĐH Harvard (Mỹ). Nhà khoa
học Peter Ratcliffe là bác sĩ người Anh
chuyên về sinh học tế bào và phân tử. Nhà
khoa học Gregg Semenza là giáo sư y khoa
tại ĐH Y khoa Johns Hopkins (Mỹ). Ba
nhà khoa học chia nhau giải thưởng trị giá
913.000 USD.
ĐĂNG KHOA
Các nhà khoa học đoạt giải Nobel Y học 2019.
Ảnh: SPUTNIK
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook