231-2019 - page 14

14
TRÚCPHƯƠNG
C
huyện nạn nhân bị số
lạ gọi đến tự xưng là
công an, bưu chính để
yêu cầu chuyển tiền xác
minh vụ án, nhận hàng…
đã là chiêu thức lừa đảo cũ.
Tội phạm lừa đảo qua điện
thoại giờ đã biết dùng cả số
điện thoại giống y như số
của công an, bưu chính để
gọi đến cho nạn nhân.
Giả cả số điện thoại
của công an, bưu chính
Chị ĐTH (ngụ quận Tân
Bình, TP.HCM) kể sáng 2-10,
chị nhận được cuộc gọi từ đầu
số 02838297643, nghe giọng
một người nam tự xưng là
lãnh đạo Phòng PC45, Công
an quận 1, TP.HCM. Người
gọi cho biết chị H. liên quan
đến một vụ án lớn đang được
điều tra, yêu cầu chị H. hỗ trợ
cung cấp thông tin.
Trước thông tin này, chị
H. khá bất ngờ vì bản thân
và gia đình đều không tham
gia các hoạt động phi pháp.
Thêm vào đó, người gọi điện
thoại biết rõ họ tên, lý lịch cá
nhân của chị. Đây là những
thông tin chị rất ít cung cấp
ra bên ngoài.
Thấy đáng ngờ, chị H. phản
ứng “Sao chị thấy chiêu này
quen quá em ơi” thì ngay lập
tức người gọi cúpmáy. Chị H.
tra cứu trên mạng thì thấy số
điện thoại trên quả thật là của
Công an quận 1 nên chị gọi
lại. Lần này một giọng nam
khác nghe máy, cũng xưng là
đại diện Công an quận 1. Chị
H. liền nói: “Một lãnh đạo
PC45 vừa gọi tôi và thông
báo tôi đang liên quan đến
vụ án lớn…”. Bấy giờ, phía
Công an quận 1 cho biết chỉ
trong sáng 2-10 cơ quan này
đã tiếp nhận hơn chục cuộc gọi
đến chỉ để xác minh “Số điện
thoại 02838297643cóphải của
Cônganquận1không?”.Đồng
thời, người gọi
cũng trình báo
về việc có đối
tượng gọi điện
thoại giả danh
công an để lừa
đảo.
Chúng tôi
đã liên hệ số điện thoại trên
để xác minh thì đúng là số
của Công an quận 1 và nơi
đây cũng xác nhận thời gian
qua có nhận những phản ánh
tương tự. Phía Công an quận
1 cho biết thêm không có
chuyện công an gọi đến số
điện thoại cá nhân để thông
báo bất cứ vấn đề nào.
“Số điện thoại của cơ quan
công an lại được các đối tượng
xấu sử dụng để lừa đảo, đó là
điều tôi rất bức xúc và thắc
mắc” - chị H. nói.
Tương tự, chị HK cho
biết chị cũng thường nhận
đ ượ c c u ộ c
gọi từ đầu số
02838221677
của Bưu điện
Trung tâmSài
Gòn.Ngườigọi
luôn thôngbáo
một nội dung
duy nhất là chị K. có một bưu
phẩm gửi từ Hà Nội và yêu
cầu chị cung cấp các thông
tin cá nhân, đặc biệt là số
tài khoản ngân hàng để làm
thủ tục xác minh nhận hàng.
Chị K. liền gọi đến bưu
điện để trình bày vụ việc.
“Phía bưu điện cho tôi biết họ
không bao giờ yêu cầu người
nhận cung cấp các thông tin
cá nhân. Vì bưu điện đã yêu
cầu người gửi cung cấp đầy
đủ thông tin của người nhận.
Bưu điện càng không yêu cầu
cung cấp số tài khoản ngân
hàng người nhận” - chị K.
cho biết.
Nghe một cuộc gọi,
bay ngay tiền triệu
Không may mắn thoát khỏi
thủ đoạn của đối tượng xấu
chị Nguyễn Thị Ngọc Ánh
(ngụ phường Phú Thọ Hòa,
quận Tân Phú) vừa bị dính
bẫy. Chị Ánh kể lại: “Mới
đây tôi nhận được cuộc gọi
từ số 0377697… xưng là
nhân viên ngân hàng, thông
báo số tài khoản thẻ của tôi
có vấn đề, có người gửi tiền
cho tôi nhưng hệ thống ngân
Chuyên gia lý giải vì sao trùng
đầu số công an…
Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Công ty An ninh mạng
Athena, cho biết trong các trường hợp trên, các đối tượng
giả danh công an, tòa án hay bưu điện đã sử dụng công
nghệ giả số điện thoại (Voice over IP, viết tắt là VoIP). Với
công nghệ này, người gọi khi muốn giấu số điện thoại,
hay muốn “hô biến” thành một số điện thoại khác thì
chỉ cần gọi vào tổng đài dịch vụ và chọn các chức năng
tương ứng với loại số muốn thay đổi rồi mới nhập số cần
gọi. Như vậy, thông qua công nghệ VoIP, các đối tượng
xấu dễ dàng giả danh bất kỳ cơ quan chức năng nào để
đánh lừa người dân.
Để tránh các thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại ngày càng
tinh vi, ông Thắng khuyên bạn đọc lưu ý ba điểm sau:
+ Cảnh giác với những đầu số lạ hoặc những cuộc gọi
thông báo “trên trời rơi xuống” của cơ quan chức năng. Đa
phần các cơ quan nhà nước, đặc biệt là công an, tòa án…
khi có vấn đề cần triệu tậpmột cá nhân để xác minh, làm rõ
đều phải có văn bản thông báo gửi đến cá nhân chứ không
làm việc qua điện thoại.
+ Không nên cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản,
chuyển tiền khi không biết rõ nội dung và người nhận là ai.
Hạn chế đăng thông tin cá nhân lên mạng xã hội, đây vừa
là kênh thông tin rất hữu ích nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều
loại tội phạm. Kẻ phạm tội có thể lấy các thông tin cá nhân
đó và thực hiện hành vi phạm tội.
+ Tra cứu số điện thoại trên Facebook hoặc Google: Đây
là cách dễ nhất để bạn đọc xem thử đó có phải số lừa đảo
hay không. Nếu đó làmột công ty lừa đảo sẽ có nhiều người
đưa thông tin về số điện thoại đó lên mạng để cho người
khác không mắc phải.
Bạn đọc -
ThứBa8-10-2019
Không có chuyện
công an gọi đến số
điện thoại cá nhân
để thông báo bất cứ
vấn đề nào.
Dùng số điện thoại của công an
để lừa đảo
Dùng cả số điện thoại giống y như số của công an, bưu chính để gọi đến nạn nhân yêu cầu chuyển tiền,
cung cấp số tài khoản… là chiêu thức mới của tội phạm lừa đảo qua điện thoại.
hàng bị treo nên không gửi
được”.
Người này cho biết nếu
muốn nhận được số tiền gửi
đến, chị Ánh phải cung cấp số
thẻATMđang sử dụng. Trước
yêu cầu này, chị Ánh đắn đo,
không muốn cung cấp nhưng
đối tượng trên hối thúc.
“Thấy tôi khôngmuốn cung
cấp số thẻ, người gọi liền
nói tôi chỉ cần cung cấp ba
số cuối của số thẻ để họ giải
quyết việc chuyển tiền cho tôi.
Người này còn nói thêm chỉ
khi cung cấp đầy đủ số thẻ thì
mới sợ người khác lấy được
tiền trong tài khoản của tôi.
Tôi tin nên đã cung cấp ba số
cuối của thẻ” - chị Ánh nói.
Chỉ năm phút sau khi cung
cấp số thẻ ATM, tài khoản
của chị Ánh đã bị trừ 500.000
đồng. Tiếp theo đó vài giây
thì tài khoản tiếp tục bị trừ
tiền liên tục gần 2 triệu đồng.•
BộCônganđềxuấtbốntrườnghợpCSGTđượcdừngxe
Góc ảnh
Bộ Công an đề xuất chỉ còn bốn trường hợp CSGT
được dừng xe tại dự thảo Thông tư 01/2016 quy định
nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra,
kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT.
Theo khoản 1 Điều 9 dự thảo thông tư thay thế Thông
tư số 01/2016, Bộ Công an đề xuất CSGT chỉ được
dừng xe để kiểm soát trong bốn trường hợp, thay vì
năm trường hợp như hiện nay.
Cụ thể, Bộ Công an đề xuất việc dừng xe khi tuần tra,
kiểm soát của CSGT phải thuộc bốn trường hợp sau:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện,
thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các
hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát
phương tiện, kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát,
xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
- Có văn bản đề nghị của thủ trưởng, phó thủ trưởng
cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức
năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát
phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh
phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp
luật khác.
Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến
đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực
lượng tham gia phối hợp.
- Tin báo, phản ánh, tố giác của tổ chức, cá nhân về
hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện
tham gia giao thông.
Như vậy, so với quy định hiện hành, trường hợp
thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử
lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của
trưởng phòng tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ
cao tốc thuộc Cục CSGT, trưởng phòng CSGT hoặc
trưởng công an cấp huyện trở lên không được xem là
trường hợp CSGT được dừng phương tiện giao thông
để kiểm tra.
TRÚC PHƯƠNG
Hố ga quá nguy hiểm!
Trên đường số 5, khu
phố 2, phường An Bình,
TP Biên Hòa, Đồng Nai
có nhiều nắp hố ga hỏng
từ lâu. Có nắp hỏng hoàn
toàn, có nắp trơ những
cọng thép gỉ sét.
Trước mối nguy hiểm
cho người và phương
tiện qua lại, người dân
đã đặt vật cảnh báo
(ảnh 1, 2).
Rất mong cơ quan
chức năng sớm thay nắp
mới để tránh những rủi
ro có thể xảy ra.
THÁI HOÀNG
1
2
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook