231-2019 - page 9

9
Hà Nội quyết dẹp phố
cà phê đường tàu
Dù nhiều ý kiến tiếc nuối “cà phê đường tàu” nhưng các cơ quan quyết dẹp
để đảmbảo an toàn cho người dân và du khách.
TRỌNGPHÚ-VIẾT LONG
B
ộ GTVT vừa kiến nghị
“khai tử” các tụ điểm cà
phê đường sắt trên địa
bàn TP Hà Nội vì vi phạm trật
tự, an toàn giao thông đường
sắt. Trong đó có nguyên nhân
do người dân và du khách tụ
tập đông người để chụp ảnh,
uống cà phê trong lòng đường
sắt gây nguy hiểm.
Trải nghiệm mạo hiểm
Conphốdài 200m, nối đường
Điện Biên Phủ với đường Trần
Phú. Trước đây phố là khu ổ
chuột, giữa là tuyến đường
sắt, hai bên là những dãy nhà
xập xệ. Từ khi xuất hiện “cà
phê đường tàu”, phố bỗng trở
thành điểm đến du lịch thú vị
với khách Tây và giới trẻ trong
nước. Theo UBND quận Hoàn
Kiếm, chỉ tính riêng khu vực
đoạn đường tàu 200 m (giữa
phố Trần Phú và Điện Biên
Phủ) có tới khoảng chục hộ
kinh doanh cà phê, quầy lưu
niệm. Tại khu vực phường
Đống Đa có sáu quán cà phê
mới mở.
Theo ôngDươngQuốcTuấn,
phụ trách công tác đảm bảo
hành lang an toàn giao thông
đường sắt thuộc Công ty cổ
phần Đường sắt Hà Hải, đơn
vị trực tiếp quản lý khu vực
“cà phê đường tàu”, từ giữa
năm 2018, các công ty du lịch
bắt đầu dẫn du khách nước
ngoài đến đây trải nghiệm
mạo hiểm với tiêu chí “chưa
đến phố đường tàu là chưa
ghé Hà Nội”.
Đặc biệt là gần đây, từ 14
giờ đến 23 giờ 30 hằng ngày,
sinh viên, khách du lịch rất
đông, ngồi sát và thậm chí ra
giữa đường ray uống cà phê.
Khi tàu đến, nhiều người đứng
sát đường tàu để quay phim,
chụp ảnh, gây mất an toàn cho
người dân và du khách. Thậm
chí mới đây một nữ du khách
Canada gặp nạn vì lúc tàu đến
trên vai đeo ba lô chưa kịp tháo
ra để nép vào
tường.
“Theo quy
định chỉ giới
đảm bảo an
toàncôngtrình
đường sắt là
8,6 m tính từ
mépđườngray
ngoài cùng.
Tuy nhiên,
khu vực “cà
phê đường tàu” do tính lịch sử
nên hai bên nhà dân chỉ cách
mép ray ngoài cùng từ 1,8 m
đến 2,3 m. Khi tàu chạy qua
khoảng không còn lại rất ít, đe
dọa nghiêm trọng đến an toàn
giao thông, nguy cơ tai nạn rất
cao. Việc lấn chiếm mở quán
hết sức nguy hiểm nên cần
phải giữ nguyên hiện trạng
theo quy định pháp luật” - ông
Tuấn cho biết thêm.
Báo cáo trước
ngày 12-10
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, Phó Chủ tịch UBND
quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn
Long cho biết
quận đã nhiều
lần vào cuộc xử
lývớinhữngquán
càphêxâmphạm
hành langan toàn
đường sắt trên
địa bàn. Trong
đó đã áp dụng
cả biện pháp vận
động,tuyêntruyền
thuyết phục lẫn
xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, mức xử phạt còn nhẹ
nên cũng chưa có tính răn đe.
Theo lãnh đạo quận Hoàn
Kiếm, hiện các mức xử phạt
tương đối nhẹ. Hơn nữa khó
xử lý nếu các hộ kinh doanh
chỉ kê bàn ghế bày bán trong
nhà, không xâm phạm vào
hành lang an toàn đường sắt.
“Chính vì vậy từ trước đến
nay, biện pháp chủ yếu vẫn là
áp dụng hình thức vận động,
tuyên truyền các chủ hộ kinh
doanh tuân thủ pháp luật” - ông
Long nói.
Theo ôngLong, quận đang có
báo cáo TP về việc này, trong
đó đề xuất hướng xử lý thu hồi
các giấy phép kinh doanh đã
cấp cho các hộ kinh doanh cà
phê, giải khát tại khu vực trên.
Trong khi đó, ông Đoàn
Duy Hoạch, Phó Tổng giám
đốc Tổng Công ty Đường sắt
Việt Nam, cho biết các đoàn
tàu chạy hằng ngày qua lại
đi phía Nam và phía Bắc Hà
Nội khá nhiều. Khi đi qua
tụ điểm cà phê, tàu thường
phải chạy chậm (30 km/giờ)
và lái tàu phải cảnh báo từ
xa để chờ du khách nhường
đường, gây chậm tàu. Ngoài
ra, nhiều đoàn tàu thay đổi
giờ chạy nên có thể đi qua
bất ngờ và không đảm bảo
an toàn cho du khách đi lại
khu vực này. “Nhiều năm
trước đã có một số vụ trật
bánh tàu trong trung tâm Hà
Nội khiến một số người chết
và bị thương, do đó để đảm
bảo an toàn thì chính quyền
cần nghiêm cấm không kinh
doanh du lịch trong hành lang
đường sắt đang hoạt động.
Hà Nội đã quy hoạch khu
vực tham quan tại vòng cầu
đường sắt phố Phùng Hưng
hay ga Long Biên để phục vụ
du khách, không nên hoạt động
tự phát…” - ông Hoạch nói.•
Du khách thích thú khi đến trải nghiệmcà phê đường tàu. Ảnh: TRỌNGPHÚ
Chiều 7-10, Phó Chủ tịch UBNDTP Hà Nội NguyễnThế Hùng
đã có văn bản chỉ đạo xử lý các vi phạm an toàn đường sắt
trên địa bàn sau yêu cầu của Bộ GTVT về việc xử lý vi phạm an
toàn đường sắt, nhất là khu vực các quán cà phê đường tàu
tại quận Hoàn Kiếm và Đống Đa. Theo đó, UBND TP giao các
quận, huyện có tuyến đường sắt đi qua chỉ đạo lực lượng chức
năng tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm vi
phạm trật tự trên địa bàn, hoàn thành trước ngày 12-10-2019.
Trong quá trình triển khai chủ động phối hợp với Tổng Công
ty Đường sắt Việt Namvà các đơn vị trong ngành đường sắt để
thực hiện có hiệu quả, xử lý dứt điểm các vi phạm, đảmbảo an
toàn giao thông nói chung và đường sắt nói riêng. UBND TP
cũng giao Sở GTVT làm đầu mối kiểm tra, đôn đốc các quận,
huyện thực hiện yêu cầu trên để báo cáo TP trước ngày 12-10.
Quận đang có báo
cáo TP, trong đó
đề xuất hướng xử
lý thu hồi các giấy
phép kinh doanh đã
cấp cho các hộ kinh
doanh cà phê, giải
khát tại khu vực trên.
Nhiềutuyếnđường“thất
thủ”saukhi cấmxe
đườngNguyễnHữuCảnh
Theo ghi nhận của PV, chiều tối 7-10, nhiều tuyến
đường quanh khu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh rơi
vào tình trạng kẹt xe nghiêm trọng.
Tại giao lộ Tôn Đức Thắng và Nguyễn Hữu Cảnh
đã diễn ra tình trạng kẹt xe vào giờ tan tầm, các
phương tiện di chuyển chậm do khu vực này đang
được rào một phần đường để thi công cầu Thủ
Thiêm 2.
Tương tự, đoạn đường cầu vượt cầu Thủ Thiêm
đến cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh cũng xảy ra
tình trạng kẹt xe. Nguyên nhân là đoạn đường
này mới được dựng hai lô cốt hướng từ quận 2
- Bình Thạnh. Các phương tiện di chuyển chậm
và nhích từng chút một để thoát ra được đường
Ung Văn Khiêm (Bình Thạnh). Đường Ung Văn
Khiêm hiếm khi kẹt xe nay cũng đã kẹt bởi toàn
bộ xe từ trung tâm TP đều đổ về hướng này để di
chuyển về Xô Viết Nghệ Tĩnh, quốc lộ 13 và khu
vực Hàng Xanh.
Chị Nguyễn Thị Thu, nhà ngay trên đường
Ung Văn Khiêm, than thở đáng lý chị có thể đi từ
Nguyễn Hữu Cảnh ra thẳng nút D1 (cũ) để về đường
Ung Văn Khiêm nhưng nay toàn bộ xe đều phải chui
qua dạ cầu Sài Gòn, xe đã nhúc nhích hơn 30 phút
vẫn chưa về được nhà.
Tại đường Đinh Bộ Lĩnh, nhiều xe cũng kẹt cứng
vì các xe chạy vào đường này để di chuyển lên ngã
tư Hàng Xanh.
Còn ở tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận
Bình Thạnh), các xe cũng kẹt cứng bởi các xe
từ hướng Điện Biên Phủ đều chạy vào đường
này để di chuyển ra cầu Bình Triệu. Lực lượng
CSGT cùng với TNXP phải rất vất vả để điều
tiết giao thông nhưng do lượng xe đổ dồn về
ngày càng đông nên tình hình cũng không khả
quan hơn.
Theo Ban quản lý đầu tư xây dựng các công
trình giao thông TP.HCM (chủ đầu tư), hiện đường
Nguyễn Hữu Cảnh chưa thi công mà chỉ tiến hành
rào chắn một phần mặt đường để tiến hành quan sát.
Nếu tình hình giao thông ổn định thì đơn vị mới tiến
hành thi công, trường hợp xảy ra sự cố thì đơn vị sẽ
điều chỉnh cho phù hợp.
Lộ trình ô tô lưu thông thay thế:
NgôTấtTố --> rẽ trái NguyễnHữuCảnh -->quayđầu
hẻm113VõDuyNinh -->hầmchui NguyễnHữuCảnh.
Ngô Tất Tố --> Trần Quang Long/Nguyễn Văn
Lạc --> PhạmViết Chánh --> Nguyễn Hữu Cảnh.
Giai đoạn hai: Thi công cải tạo mặt đường Nguyễn
HữuCảnh (đoạn từhết phạmvi nút giaocầuThủThiêm
đến đầu cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh). Các phương
tiện vẫn lưu thông như hiện nay.
Lộ trình thay thế tại nút Điện Biên Phủ và D1 cũ:
Lộ trình 1 (đường Điện Biên Phủ, từ vòng xoay
Nguyễn Bỉnh Khiêmđến nút giaoHàng Xanh): Đường
Điện Biên Phủ --> Nguyễn Hữu Cảnh --> Điện Biên
Phủ --> Nguyễn Văn Thương --> Ung Văn Khiêm;
Lộ trình 2 (đường Điện Biên Phủ, từ nút giao Hàng
Xanh): ĐườngĐiệnBiênPhủ -->NguyễnHữuCảnh -->
giao lộ UngVăn Khiêm -->Điện Biên Phủ -->Nguyễn
Văn Thương;
Lộ trình 3 (xa lộ Hà Nội, đường Nguyễn Gia Trí):
Đường Điện Biên Phủ --> nút giao Hàng Xanh -->
Điện Biên Phủ --> D1 nối dài;
Lộ trình 4 (đườngD1 nối dài): ĐườngD1 nối dài -->
Điện Biên Phủ --> Nguyễn Hữu Cảnh --> Điện Biên
Phủ --> Nguyễn Văn Thương;
Lộ trình5 (đườngNguyễnVănThương): NguyễnVăn
Thương -->Điện Biên Phủ --> nút giaoHàng Xanh -->
Điện Biên Phủ --> D1 nối dài --> Nguyễn Hữu Cảnh;
Lộ trình 6 (đường Nguyễn Hữu Cảnh): Nguyễn Hữu
Cảnh --> Điện Biên Phủ --> nút giao Hàng Xanh;
Lộtrình7(đườngXôViếtNghệTĩnh,đoạntừcầuKinh
Thanh Đa đến giao lộ Ung Văn Khiêm): Xô Viết Nghệ
Tĩnh --> UngVăn Khiêm --> NguyễnVănThương -->
Điện Biên Phủ --> nút giao Hàng Xanh;
Lộ trình 8 (đường Ung Văn Khiêm): Ung Văn
Khiêm -->NguyễnVănThương -->Điện Biên Phủ -->
nút giao Hàng Xanh.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook