245-2019 - page 11

Môi trường
&
Doanh nghiệp -
ThứNăm24-10-2019
9A
(028)
TVC quảng bá hạt nêm Chin-su
đạt 13 triệu lượt xem trên YouTube
Bảng xếp hạng APACYouTube Leaderboard tháng 8 đã gọi tên Chin-su với TVC ramắt sản phẩmhạt nêm
vị ngọt thanhmới.
MẪNPHI
T
ừ trước đến nay, gia vị
luôn là một ngành hàng
sôi động với sự tham gia
của nhiều công ty đa quốc gia
lẫn nội địa. Ngành hàng gia
vị luôn đa dạng chủng loại
sản phẩm, mức độ quan tâm
của người tiêu dùng thấp,
giá trị sản phẩm nhỏ. Do
đó, dùng thử sản phẩm mới
là niềm vui mua sắm của
người tiêu dùng. Vì lý do
này, các thương hiệu luôn
phải nỗ lực, chi nhiều cho
cải tiến sản phẩm và truyền
thông để liên tục làm mới và
cạnh tranh.
Từ khác biệt về
công thức hạt nêm…
Đầu năm 2019, Chin-su
giới thiệu sản phẩm hạt nêm
vị ngọt thanh từ thịt và tôm
với mục tiêu hoàn chỉnh bô
sản phẩm gia vi của mình.
Được kỳ vọng là sản phẩm
chủ lực của ngành hàng hạt
nêm và củng cố vị thế của
Masan, hạt nêm từ tôm và
thịt chứa đựng nhiều nỗ lực
khác biệt cả về công thức sản
phẩm lẫn truyền thông.
Đối với những người nội
trợ, vị ngọt của nước dùng
thường đến từ việc hầm thịt,
ninh xương cùng rau củ quả.
Do đó, phần lớn sản phẩm
hạt nêm đều có hai thành
phần này. Thành phần từ
tôm chưa được các thương
hiệu gia vị khai thác, trong
khi đó tôm lại được biết
đến nhờ vị ngọt tự nhiên,
dễ hiểu, dễ hình dung trong
đầu người tiêu dùng.
Việc đưa vị ngọt từ tôm
kết hợp với thịt là một nỗ lực
khác biệt của Chin-su vì nếu
không khác biệt, một “tân
binh” như Chin-su sẽ không
thể cạnh tranh với các thương
hiệu dẫn đầu trong ngành hàng
hạt nêm. Với thông điệp “Vị
ngọt thanh từ thịt và tôm”,
hạt nêm Chin-su giúp món
ăn cân bằng hơn mà không
thay đổi mùi vị vốn có. Sự kết
hợp mới lạ này thể hiện khả
năng am hiểu khẩu vị người
tiêu dùng Việt.
Đến khác biệt về “công
thức” truyền thông…
Thành công của chiến dịch
không thể không kể đến TVC
với hình ảnh “bếp xưa”. Đi
ngược lại với hình ảnh gia
đình quây quần bên căn “bếp
hiện đại” xuất hiện trong nhiều
TVC gia vị trên thị trường,
đội ngũmarketing củaChin-su
quyết định khai thác concept
“câu chuyện dân gian” nhằm
mang đến cảmgiác nhẹ nhàng,
giải trí cho nhóm người tiêu
dùng mục tiêu.
Tuy khai thác hình ảnh dân
gian nhưng câu chuyện lại
xoay quanh chủ đề “thoát ế”
của một cô gái quê, chỉ trông
cậy vào tài nêm nếm nấu ăn
của mình để hy vọng có được
hoàng tử. Yếu tố xưa và nay
được kết hợp khéo léo với
nhau đã mang đến màu sắc
mới mẻ cho TVC này.
Với thông điệp “Vị ngọt thanh từ thịt và tôm”, hạt nêmChin-su đã
làmnên điều khác biệt về truyền thông.
Diễn xuất tự nhiên và
duyên dáng của Ninh Dương
Lan Ngọc đã góp phần giúp
thông điệp về sản phẩm hạt
nêm ngọt thanh mới dễ dàng
lan tỏa đến nhóm người tiêu
dùng mục tiêu.
Thành công của chiến dịch
chưa thể đánh giá ngay nhưng
dám khác biệt, khai thác một
concept mới là bước đi đầu
tiên để có thể đến đích. Chin-
su đã dũng cảm làm nên điều
khác biệt này.
Vận dụng nhuần
nhuyễn “công thức”
truyền thông đa kênh
Kết hợp giữa ba hình thức
quảng cáo mang đến hiệu quả
cao tại YouTube là quảng
cáo Masthead, Trueview và
Bumper Ad, thương hiệu
có thể tối đa hóa tiếp cận
và lan tỏa thông điệp chiến
dịch đến số đông người tiêu
dùng mục tiêu. Chỉ trong một
ngày, quảng cáo Masthead
của TVC đã thu về gần 8
triệu lượt xem. Không chỉ
“lọt top” APAC YouTube
Leaderboard trong tháng 8,
kênhYouTube Chin-su Foods
cũng nhận được gần 17.000
lượt đăng ký theo dõi. Nhờ
đó, thương hiệu đã nhận được
nút bạc YouTube, một “phần
thưởng” cho những nỗ lực
trong thời gian qua của đội
ngũ Chin-su.
Đại diện nhãn hàng Chin-
su chia sẻ: “Toàn bộ các hoạt
động của chiếndịchđềuhướng
đến mục tiêu tăng nhận biết
thương hiệu cho sản phẩm
mới và thúc đẩy người tiêu
dùng dùng thử sản phẩm.
Cũng như các chiến dịch tung
hàng khác, thương hiệu thực
hiện chiến dịch truyền thông
phối hợp đa kênh từ TVC đến
OOH, Digital…”.
Ngân sách dành choDigital
chỉ chiếm khoảng 8% tổng
ngân sách chiến dịch nên việc
TVC của thương hiệu lọt top
APACYouTube Leaderboard
là một bất ngờ lớn.•
Cần có văn bản hướng dẫn
xử lý cơ sở gây ô nhiễm
TP.HCMkiến nghịThanh tra Chính phủ có văn bản hướng dẫn cụ thể về quy định
cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạmhành chính đối với cơ sở sản xuất gây ô nhiễm.
CHÂUNGUYÊN
V
ừa qua, Đoàn đại biểu
Quốc hội TP.HCM thực
hiện giám sát thực hiện
chính sách pháp luật về bảo
vệ môi trường trong các khu
chế xuất (KCX), khu công
nghiệp (KCN), khu công nghệ
cao và cụm công nghiệp trên
địa bàn TP.
Đã kiểm soát ô nhiễm
các khu chế xuất,
khu công nghiệp
Theo báo cáo của UBND
TP.HCM, công tác bảo vệmôi
trường tại các KCX, KCN
đã được Thành ủy, HĐND,
UBND TP thường xuyên chỉ
đạo sâu sát, quyết liệt, cùng
với sự phối hợp tích cực của
các đơn vị chức năng như Sở
TN&MT, CụcCảnh sát phòng
chống tội phạmvềmôi trường,
Phòng Cảnh sát môi trường
và UBND các quận, huyện.
Bên cạnh đó, với vai trò quản
lý, Ban quản lý các KCX và
KCN TP.HCM (Hepza) đã
tích cực triển khai công tác
quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường tại cácKCX, KCN
trên địa bàn toàn TP.
Theo đó, công tác bảo vệ
môi trường tại KCX, KCN đã
ổn định và kiểmsoát được tình
hình phát sinh ô nhiễm. Việc
xử lý nghiêm các trường hợp
gâyônhiễmmôi trườngđãgóp
phần nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước về môi trường,
phát hiện kịp thời các hành vi
vi phạm. Ngoài ra, công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp
luật thườngxuyên, địnhkỳgóp
phần nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường của doanh nghiệp
trong KCX, KCN.
Đặc biệt, thời gian qua ý
thức về bảo vệmôi trường của
các doanh nghiệp được nâng
cao, tuân thủ các quy định về
bảo vệ môi trường. Một số
doanh nghiệp chủ động cải
tiến công nghệ, sử dụng các
loại nguyên liệu thân thiện
với môi trường...
Quy định pháp luật
về môi trường vẫn
bất cập
Ngoài những kết quả đạt
được, hiện các chính sách,
quy định pháp luật môi trường
vẫn còn bất cập, ảnh hưởng
đến việc thực thi pháp luật về
quản lý môi trường.
Cụ thể, Nghị định 38/2015
quy định về quản lý chất thải
và phế liệu ban hành từ năm
2015 nhưng cho đến nay vẫn
chưa có thông tư quy định về
quản lý, xử lý chất thải rắn
Nên sớmcó văn bản hướng dẫn cụ thể về quy định cưỡng chế thi
hành quyết định xử lý vi phạmhành chính với cơ sở sản xuất gây
ô nhiễm. Ảnh: CN
thông thường, thiếu quy định
về tái sử dụng các chất thải
phát sinh.
Đại diện Phòng Cảnh sát
môi trường (CônganTP.HCM)
cho biết mức phạt tiền đối
với các hành vi vi phạm theo
Nghị định 155/2016 tương
đối cao, đủ sức răn đe. Thế
nhưng việc chấp hành của các
cơ sở chưa nghiêm, quy định
pháp luật còn sơ hở, chồng
chéo, thiếu nhất quán… đã
gây khó khăn cho các cơ
quan quản lý nhà nước và
thực thi pháp luật.
Vì vậy, UBNDTP.HCMđã
có những kiến nghị, đề xuất
tháo gỡ. Theo đó, UBND
TP.HCM đề xuất Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ xem
xét, sớm điều chỉnh các nội
dung liên quan đến nghị định
đã ban hành, hướng dẫn thi
hành Luật Bảo vệ môi trường
như Nghị định 18/2015, Nghị
định 38/2015.
TP cũng kiến nghị Thanh
tra Chính phủ có văn bản
hướng dẫn cụ thể về quy định
cưỡng chế thi hành quyết
định xử lý vi phạm hành
chính như đình chỉ cơ sở
sản xuất gây ô nhiễm, đình
chỉ hoạt động công đoạn sản
xuất gây ô nhiễm…, các
biện pháp cưỡng chế khấu
trừ tài khoản ngân hàng,
ngưng cấp điện, cấp nước
để đơn vị vi phạm không có
điều kiện tiếp tục hoạt động
gây ô nhiễm môi trường…•
ĐạidiệnSởTN&MTTP.HCM
cho biết hầu hết các KCX,
KCN, khu công nghệ cao
đãhoàn tất vàđưa vàovận
hành ổn định hệ thống
xử lý nước thải tập trung.
Riêng chất thải rắn công
nghiệp, sinh hoạt và chất
thải nguy hại cũng đang
được giám sát chặt chẽ.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16,17,18,19,20,...21
Powered by FlippingBook