245-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm24-10-2019
ĐÔNGHÀ
N
gày 23-10, đại diện Công
ty cổ phần BOT Trung
Lương - Mỹ Thuận cho
hay: Việc Ủy ban Thường vụ
Quốc hội thông qua nghị quyết
bổ sung dự toán thu ngân sách
nhà nước và phân bổ, sử dụng
nguồn tăng thu ngân sách
trung ương 2018 với số vốn
2.186 tỉ đồng cho dự án cao
tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
là tín hiệu vui mừng để tiếp
tục tăng tốc cho dự án.
Ông Lưu Xuân Thủy, Phó
Chủ tịch HĐQT Công ty cổ
phần BOT Trung Lương - Mỹ
Thuận, cho hay: “Chúng tôi
mong nguồn vốn ngân sách nhà
nước hỗ trợ cho dự án như trời
hạn mong mưa. Dù việc phân
bổ khá trễ so với thời hạn còn
lại rất ngắn phải hoàn thành
thông tuyến vào ngày 31-12-
2020 nhưng chúng tôi cũng
được tiếp thêm sức mạnh, có
động lực để tăng tốc thi công
và đề ra những giải pháp quyết
liệt để hoàn thành”.
Ông Nguyễn Hữu Thọ, Phó
Giám đốc Ban quản lý dự án
Trung Lương - Mỹ Thuận,
cho biết: Mới trong tuần trước
đó, khi đi kiểm tra hạng mục
ở gói thầu XL13 còn hết sức
băn khoăn về nguồn vốn và sự
thiếu thốn cát vật liệu để đắp
gia tải cho nền
đường. Nay
thì thở phào.
“Chúng tôi đã
trút được một
phầngánhnặng”
- ông Thọ nói.
Cũng theo
chia sẻ của ông
Thọ, có vốn
đồng nghĩa với việc có tiền
để huy động nguồn nguyên
vật liệu để gia tăng tiến độ
thi công. Khi có vốn và đủ
nguyên liệu, gói thầu này sẽ
tăng tốc gấp 3-4 lần. Nếu cần
để bảo đảm tiến độ thì nhà đầu
tư, nhà thầu sẽ huy động máy
móc thi công ba ca, thi công
xuyên đêm.
Theo ông Mai Mạnh Hồng,
Tổng giám đốc BOT Trung
Lương - Mỹ
Thuận, đến nay
toàn dự án đã
đạt khối lượng
thi công 27%.
Đây là một nỗ
lực lớn trong
sáu tháng qua
ở một dự án đã
trì trệ 10 năm
ròng rã trước đó. Toàn tuyến
có trên 50 cây cầu đã ra hình ra
hài và 40 km nền đất yếu đang
được cắm bấc thấm, trải vải
địa kỹ thuật và đắp cát gia tải.
“Đây cũng là hạng mục phức
tạp, xử lý mất nhiều thời gian,
tốn kém khi phải gia tăng mật
độ bấc thấm và tăng cường dày
lớp cát gia tải để hút ép nước
ra khỏi nền đất yếu, giúp nền
đất cố kết vĩnh cửu. Thay đổi
giải pháp kỹ thuật này cũng
là một phần nguyên nhân dẫn
đến thay đổi tổng mức đầu tư
của dự án vì gia tăng nguyên
vật liệu để giảm thời gian thi
công, bảo đảm tiến độ” - ông
Hồng lý giải.
Dù vốn ngân sách đã được
hỗ trợ, khó khăn bước đầu
đã được tháo gỡ, song nói về
chặng đường phía trước, ông
Hồng chia sẻ dự án vẫn còn
khó khăn về vốn tín dụng.
Ông Lưu Xuân Thủy cho
biết: “Về vốn tín dụng thì
Ngân hàng Nhà nước đã có
chỉ đạo Vietinbank cùng các
ngân hàng BIDV,Argibank, VP
Bank phối hợp tích cực nhưng
do thủ tục hợp vốn chưa thống
nhất nên đang chờ các ngân
hàng hoàn thiện. Do đó, cho
tới bây giờ vẫn chưa xác định
thời điểm giải ngân. Chúng
tôi tin vào sự ủng hộ của các
ngân hàng nhưng thực lòng
mà nói là rất nóng ruột!” - ông
Thủy bày tỏ.•
Cao tốc Trung
Lương - Mỹ
Thuận hiện thi
công được 27%
toàn dự án.
Ảnh: ĐH
Theo ông Lưu Xuân Thủy, ngoài nguồn vốn để dự án về đích
đúng hẹn như lời hứa của Chính phủ với nhân dân ĐBSCL thì
cũng còn những khó khăn phía trước. Đó là thời gian còn lại
rất ít, chỉ còn 14 tháng nữa phải thông tuyến và bắt buộc đến
30-4-2021 phải đưa vào vận hành.
“Đồng vốn về chậm lâu nay đã khiến các nhà đầu tư, nhà
thầu chúng tôi kiệt sức. Chúng tôi đã hết sức nỗ lực để xoay xở
thời gian qua, nay có tín hiệu tích cực nhưng không vì thế mà
lạc quan tếu. Nếu một lần nữa vốn tín dụng về không kịp thời,
dự án sẽ khó về đích đúng hẹn…” - ông Thủy nói.
Nhà đầu tư dự án
cho biết: Nếu cần để
bảo đảm tiến độ thì
nhà đầu tư, nhà thầu
sẽ huy động máy móc
thi công ba ca, thi
công xuyên đêm.
Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi
thất hứa hoàn trả đường công vụ
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản gửi Bộ
GTVT, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh
nghiệp về việc chỉ đạo giải quyết các tồn tại của
dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đoạn qua
huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.
Văn bản cho hay cao tốc Đà Nẵng - Quảng
Ngãi, đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi đã được khai
thác tạm hơn một năm qua. Bộ GTVT nhiều lần
chỉ đạo Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường
cao tốc Việt Nam (VEC) và các nhà thầu thi
công khẩn trương hoàn thành các hạng mục còn
lại, hoàn trả các tuyến đường của địa phương đã
mượn phục vụ thi công dự án (đường công vụ) và
giải quyết dứt điểm các tồn tại có liên quan đến
dự án.
Tuy nhiên, đến nay việc hoàn trả các tuyến
đường địa phương và giải quyết các tồn tại có liên
quan của VEC và ban quản lý dự án đối với đoạn
qua huyện Bình Sơn là quá chậm, gây bức xúc đối
với cử tri và nhân dân của các xã bị ảnh hưởng
bởi dự án của huyện Bình Sơn.
Do đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Bộ
GTVT và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh
nghiệp chỉ đạo VEC hoàn trả các tuyến đường địa
phương.
Cụ thể là tại huyện Bình Sơn có bốn tuyến
đường huyện và ba tuyến đường của UBND xã
Bình Trung quản lý bị hư hỏng nghiêm trọng.
Hiện nhà thầu mới chỉ thi công hoàn trả được
600 m cho một tuyến bằng kết cấu đá dăm láng
nhựa. Các tuyến còn lại chưa được hoàn trả gây
ảnh hưởng rất lớn đến việc di chuyển và sinh hoạt
của người dân, gây mất an toàn giao thông.
“Việc hoàn trả các tuyến đường địa phương phải
thực hiện trước mùa mưa lũ nên VEC phải chỉ đạo
các nhà thầu sớm triển khai thi công hoàn trả các
tuyến đường địa phương trước ngày 30-11. Đồng
thời yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các cá nhân
trong việc chậm thông qua hồ sơ thiết kế hoàn trả
các tuyến đường địa phương” - văn bản nêu rõ.
TẤN VIỆT
Cà Mau: Kiểm tra lại vị trí tàu chìm
ở cửa biển Khánh Hội
Ngày 23-10, ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc
Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, cho hay vừa chỉ đạo
các đơn vị chuyên môn kiểm tra lại vị trí tàu của
ông Trịnh Văn Đời bị chìm ở cửa biển Khánh Hội
(huyện U Minh, Cà Mau).
Ông Nam cũng thông tin thêm: Đơn vị thi công
cũ, tức Công ty cổ phần Xây dựng công trình Hồng
Lâm đã đưa cơ giới đến cửa biển Khánh Hội để nạo
vét lại. Tuy nhiên, do dự án đã được nghiệm thu
nên Công ty Hồng Lâm sẽ được tính thêm chi phí
nạo vét lần này. 
Trước đó, ngày 21-10,
Pháp Luật TP.HCM
bài
“Cà Mau: Cửa biển vừa nạo vét xong đã bồi
lấn”
. Bài báo có phần phản ảnh kết quả kiểm tra
vị trí tàu của ông Trịnh Văn Đời bị chìm ở cửa
biển Khánh Hội hôm 3-9 (do đoàn kiểm tra do Sở
NN&PTNT chủ trì) là không nằm trong khu vực dự
án nạo vét cửa biển Khánh Hội.
Tuy nhiên, ông Đời khẳng định tàu của ông bị
chìm trong khu vực dự án, hôm đoàn kiểm tra vị trí
tàu chìm ông không có mặt. Bên cạnh đó, theo một
biên bản được đồn biên phòng Khánh Hội lập lúc
tàu mới chìm cho thấy tàu chìm là do vướng các
mô đất ngầm của dự án nạo vét năm ngoái để lại và
vị trí được xác định rõ tọa độ thuộc khu vực dự án. 
Dự án tránh trú bão kết hợp bến cá Khánh Hội,
tại cửa biển Khánh Hội được triển khai năm 2016,
tổng vốn đầu tư 134 tỉ đồng, do Sở NN&PTNT tỉnh
Cà Mau làm chủ đầu tư. Trong đó hạng mục nạo
vét cửa biển có chiều dài 4.500 m, từ Cống Kinh
Hội thấu biển 800 m, vốn đầu tư gần 14 tỉ đồng.
Công trình nạo vét hoàn tất, được nghiệm thu
đưa vào sử dụng từ tháng 12-2018. Tuy nhiên,
ngư dân cửa biển Khánh Hội phản ảnh sau khi
cửa biển nạo vét xong lại khó đi hơn trước, nhiều
tàu mắc cạn, phải thuê tàu kéo ra vào để tránh rủi
ro.
TRẦN VŨ
Dự án Trung Lương -
Mỹ Thuận tăng tốc
Dù vốn ngân sách đã được hỗ trợ nhưng dự án cao tốc
Trung Lương - MỹThuận vẫn gặp khó về vốn tín dụng.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn
Thể vừa thay mặt Chính phủ báo cáo
Quốc hội việc thực hiện chính sách
phát triển giao thông vận tải đường
sắt.
Bộ GTVT cho biết: Theo chiến lược
và phát triển quy hoạch đường sắt, từ
nay đến năm 2020 sẽ tập trung đầu tư
nâng cấp, cải tạo các tuyến đường sắt
hiện có. Trong đó ưu tiên nâng cấp
tuyến đường sắt Bắc-Nam để đạt tốc
độ 50-60 km/giờ đối với tàu hàng và
80-90 km/giờ đối với tàu khách.
Giai đoạn này ngành cũng sẽ nghiên
cứu xây mới tuyến đường sắt tốc độ
cao, đường đôi khổ 1.435 mm, điện
khí hóa trên trục Bắc-Nam.
Giai đoạn từ năm 2020 đến 2030,
ngoài khai thác đường sắt hiện hữu,
bộ bắt tay vào xây mới tuyến đường
sắt tốc độ cao, trước mắt khai thác tốc
độ từ 160-200 km/giờ, sau đó có thể
đáp ứng khai thác tốc độ cao tốc 350
km/giờ.
Sau năm 2050, bộ đặt mục tiêu hoàn
thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ
cao khổ 1.435 mm trên trục Bắc-Nam.
Sau năm 2050, triển khai tổ chức khai
thác tốc độ cao tốc 350 km/giờ.
VIẾT LONG
Xây mới tuyến đường sắt tốc độ cao 350 km/giờ
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...21
Powered by FlippingBook