245-2019 - page 9

9
Dự án mở rộng xa lộ Hà Nội có
chiều dài 15,7 km với 16 làn xe
thay thế cho tám làn xe hiện hữu,
do Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ
thuậtTP.HCM(CII) đầu tư theohợp
đồng BOT.
Dự án có tổngmức đầu tư được
UBND TP phê duyệt năm 2009 là
2.287,8 tỉ đồng. Sau đó, năm2016
UBNDTPđiềuchỉnh tổngmứcđầu
tư hơn 4.905 tỉ đồng.
trọng vào giờ cao
điểm. Đặc biệt là
khi xe container
từ các cảng lưu
thông qua xa lộ
Hà Nội đã xung
đột với dòng xe
vốn đã ùn tắc trên
tuyến đường này.
Dự ánmở rộng xa
lộHàNội với mục
tiêu giảm tình trạng tắc nghẽn giao
thông ở đây đang gặp khó về công
tác giải phóng mặt bằng (GPMB).
Do dự án đi qua nhiều quận, huyện
và một phần của Bình Dương nên
sở đang rà soát và làm việc cụ thể
với chủ đầu tư, địa phương để xác
định lại tiến độ của từng đoạn đang
gặp vướng mắc. Từ đó sẽ cùng với
nhà đầu tư xây dựng lại tổng mức
đầu tư và đánh giá lại phương án tài
chính. Sở đang nỗ lực để trình TP
trong tháng 10-2019 này.
Theo Sở GTVT, cảng Trường Thọ
cũng là một phần nguyên nhân gây
kẹt xe tại điểm này. Hiện cảng này đã
vượt sản lượng quy hoạch khai thác,
thống kê trung bình có 1.500-2.450
xe/ngày đêm ra vào. Để giải quyết
tình trạng kẹt xe, quá tải tại cảng
Trường Thọ, năm 2015 Bộ GTVT
và Thủ tướng đã thống nhất đề nghị
của UBND TP triển khai dự án xây
dựng cụm cảng trung chuyển - ICD
mới tại phường Long Bình, quận 9
để di dời khu cảng Trường Thọ. Dự
kiến khi hoàn thành cụm cảng trung
chuyển - ICD mới sẽ di dời các đơn
vị, doanh nghiệp đang hoạt động tại
đây để giải quyết tình trạng ùn tắc
giao thông và ô nhiễm môi trường
trong nội đô.
Dự án chồng dự án
Trao đổi với PV, ông Nguyễn
Thanh Nam, Giám đốc Ban điều
hành dự án mở rộng xa lộ Hà Nội,
cho biết hiện khối lượng toàn công
trình đã đạt được 75%. Riêng địa
bàn TP.HCM đạt hơn 90%, chỉ còn
phần Bình Dương còn vướng nhiều.
Khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là
công tác GPMB.
ÔngNamcũng cho biết phần đường
chính xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn
đến ĐH Quốc gia đã xong và đưa
vào khai thác mấy năm nay, chỉ còn
đường song hành chưa hoàn thành.
Theo đó, phía TP.HCM thì đường
song hành phía bên trái, quận 2 và
Thủ Đức bàn giao mặt bằng xong
nhưng vấn đề là phải phối hợp với
một số dự án khác. “Như dự án vệ
sinh môi trường nước thì cống nước
thải nằm sâu dưới lòng đường, phải
để dự án này triển khai trước. Nếu
mình làm trước rồi sau này họ lại đào
lên làm nữa thì lãng phí. Còn phần
đường sắt chờ phối hợp để triển khai
đồng bộ. Phía quận 9 hiện chỉ còn
vướng 800 m, 29 hộ dân và một tổ
chức” - ông Nam cho biết.
Mặt khác, mặt bằng trên địa bàn tỉnh
Bình Dương dài khoảng 2,2 km vẫn
chưa được bàn giao và hiện công tác
này được giao cho Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng các công trình giao
THÁI NGUYÊN-KIÊNCƯỜNG
D
ự án mở rộng xa lộ Hà Nội
là tuyến đường huyết mạch,
nằm trong nhóm các dự án
trọng điểm mà TP.HCM ưu tiên đầu
tư để giảm ùn tắc giao thông. Dự
án này được khởi công năm 2010,
đáng lý sẽ được hoàn thành sau ba
năm khởi công. Tuy nhiên, dự án
này vẫn kéo dài đến nay mà chưa
biết khi nào mới về đích.
Điểm nghẽn kẹt xe
Theo ghi nhận của PV, khu vực cầu
Rạch Chiếc phía quận 9 là một đoạn
đường nằm trong dự án mở rộng xa
lộ Hà Nội, đoạn
đường dài khoảng
1 km luôn trong
tình trạng ùn tắc.
Vào giờ cao điểm,
người dân phải
leo lề, chạy cả lên
thảmcỏ hoặc chui
dưới dạ cầu để di
chuyển. Để tránh
cảnh kẹt xe, nhiều
ô tô, xe máy còn
chạy vào đường Nam Hòa khiến cả
đoạn đường này cũng rơi vào tình
trạng kẹt cứng.
Bên cạnh đó, tại khu vực này xe
container từ các cảng lưu thông ra xa
lộ Hà Nội thường xuyên xung đột với
dòng xe đang bị chôn chân khiến giao
thông càng thêm ùn tắc kéo dài. Vào
giờ cao điểm, các phương tiện phải
xếp hàng dài từ ngã tưMK đến đại lộ
Mai Chí Thọ, ở hướng ngược lại kéo
dài hơn 2 km, qua ngã tư Thủ Đức.
Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc
SởGTVTTP.HCM, cho biết xa lộ Hà
Nội được ghi nhận luôn kẹt xe nghiêm
Nguy hiểm
rình rập khi xe
container và
xemáy chạy
hỗn độn tại
ngã tưMK.
Ảnh:
ĐÀOTRANG
thôngTP.HCM. “Chúng tôi đã có báo
cáo lên UBND TP, nếu có mặt bằng
sạch thì phần TP.HCM chỉ trong sáu
tháng kể từ lúc bàn giao mặt bằng
là chúng tôi làm xong, phần Bình
Dương là 12 tháng” - ông Nam nói.
Còn theo Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng các công trình giao thông
TP.HCM, năm 2016, TP ban hành
quyết định điều chỉnh bổ sung dự án
đầu tư xây dựngmở rộng xa lộHàNội
và QL 1 (dự án BOT, thơi han thưc
hiên 2008-2017). Trong đó bổ sung
1.410 tỉ đồng GPMB xa lộ Hà Nội
đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương.
Chấp thuận cho Công ty cổ phần Đầu
tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM(CII) tiếp
tục ứng tiền cho Khu quản lý giao
thông đô thị số 2 để thực hiện công
tác bồi thường GPMB giai đoan hai
(201 trường hợp, 24,5 ha).
Trao đổi với PV, đại diện Ban
GPMB quận 9, nơi duy nhất ở TP
chưa giải quyết xong vấn đề bàn
giao mặt bằng, cho biết khó khăn
để bàn giao đất cho dự án xa lộ Hà
Nội đã gần hoàn tất. Hiện tất cả hộ
dân đã giao mặt bằng lại cho quận,
duy nhất một công ty chưa bàn giao.
UBND quận đang xin ý kiến để thực
hiện cưỡng chế và bàn giao đất trong
năm 2019 này.•
“Như dự án vệ sinh môi
trường nước thì cống
nước thải nằm sâu dưới
lòng đường, phải để dự
án này triển khai trước.”
Ông
Nguyễn Thanh Nam
,
Giám đốc Ban điều hành dự án
mở rộng xa lộ Hà Nội
Chính phủ vừa có báo cáo Quốc hội việc thực hiện chính
sách phát triển giao thông vận tải đường sắt đô thị. Theo đó,
TP.HCM sẽ xây dựng tám tuyến xuyên tâm và vành khuyên
nối các trung tâm chính của TP, chủ yếu đi ngầm trong nội
đô với chiều dài khoảng 173 km.
Cụ thể, tuyến số 1: Bến Thành - Suối Tiên, chiều dài
khoảng 19,7 km, nghiên cứu kéo dài tới TP Biên Hòa - tỉnh
Đồng Nai và tỉnh Bình Dương.
Tuyến số 2: Đô thị Tây Bắc (huyện Củ Chi) - quốc lộ 22 -
Bến xe Tây Ninh - Trường Chinh - (nhánh vào depot Tham
Lương) - Cách Mạng Tháng Tám - Phạm Hồng Thái - Lê
Lai - Bến Thành - Thủ Thiêm, chiều dài khoảng 48 km.
Tuyến số 3a: Bến Thành - Phạm Ngũ Lão - ngã sáu Cộng
Hòa - Hùng Vương - Hồng Bàng - Kinh Dương Vương -
depot Tân Kiên - ga Tân Kiên, chiều dài khoảng 19,8 km.
Nghiên cứu kéo dài tuyến số 3a kết nối TP Tân An (tỉnh
Long An) từ ga Hưng Nhơn đi dọc theo quốc lộ 1.
Tuyến số 3b: Ngã sáu Cộng Hòa - Nguyễn Thị Minh Khai
- Xô Viết Nghệ Tĩnh - quốc lộ 13 - Hiệp Bình Phước, chiều
dài khoảng 12,1 km. Đồng thời nghiên cứu kết nối với thị
xã Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) từ ga Hiệp Bình và đi
dọc quốc lộ 13, kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 1 của
tỉnh Bình Dương.
Tuyến số 4: Thạnh Xuân - Hà Huy Giáp - Nguyễn Oanh
- Nguyễn Kiệm - Phan Đình Phùng - Hai Bà Trưng - Bến
Thành - Nguyễn Thái Học -Tôn Đản - Nguyễn Hữu Thọ -
khu đô thị Hiệp Phước, chiều dài khoảng 36,2 km.
Tuyến số 4b: Ga Công viên Gia Định (tuyến số 4) -
Nguyễn Thái Sơn - Hồng Hà - Cảng hàng không quốc tế
Tân Sơn Nhất - Trường Sơn - Công viên Hoàng Văn Thụ -
ga Lăng Cha Cả (tuyến số 5), chiều dài khoảng 5,2 km.
Tuyến số 5: Bến xe Cần Giuộc mới - quốc lộ 50 - Tùng
Thiện Vương - Phù Đổng Thiên Vương - Lý Thường Kiệt -
Hoàng Văn Thụ - Phan Đăng Lưu - Bạch Đằng - Điện Biên
Phủ - cầu Sài Gòn, chiều dài khoảng 26,0 km.
Tuyến số 6: Bà Quẹo - Âu Cơ - Lũy Bán Bích - Tân Hòa
Đông - vòng xoay Phú Lâm, chiều dài khoảng 5,6 km.
Bên cạnh đó, TP.HCM sẽ xây dựng ba tuyến xe điện mặt
đất hoặc đường sắt một ray (tramway hoặc monorail) với
chiều dài khoảng 57 km.
Cụ thể, tuyến xe điện mặt đất số 1: Ba Son - Tôn Đức
Thắng - công trường Mê Linh - Võ Văn Kiệt - Lý Chiêu
Hoàng - Bến xe Miền Tây hiện hữu, chiều dài khoảng 12,8
km. Định hướng kéo dài từ Ba Son đến khu đô thị Bình
Quới (Thanh Đa - Bình Thạnh).
Tuyến monorail số 2: Quốc lộ 50 (quận 8) - Nguyễn Văn
Linh - Trần Não - Xuân Thủy (quận 2) - khu đô thị Bình
Quới (Thanh Đa - Bình Thạnh); định hướng kết nối với
tuyến đường sắt đô thị số 3a, chiều dài khoảng 27,2 km.
Tuyến monorail số 3: Ngã tư (Phan Văn Trị - Nguyễn
Oanh) - Phan Văn Trị - Quang Trung - Công viên phần
mềm Quang Trung - Tô Ký - ga Tân Chánh Hiệp, chiều dài
khoảng 16,5 km.
Chính phủ cho biết hiện nay Bộ GTVT, UBND TP.HCM
đang tích cực triển khai đầu tư xây dựng các dự án theo quy
hoạch được phê duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, từng
bước thay đổi bộ mặt giao thông đô thị, đồng thời tạo nên
dáng dấp đô thị hiện đại tại TP.HCM.
Theo số liệu báo cáo của UBND TP Hà Nội và TP.HCM,
nguồn lực đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị trên địa
bàn TP giai đoạn vừa qua là 29.994 tỉ đồng. Trong đó Hà
Nội là 12.750 tỉ đồng để chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu
tư đối với hai dự án (tuyến số 1 và tuyến số 3) và TP.HCM
là 17.244 tỉ đồng để chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư đối
với hai dự án (tuyến số 1, tuyến số 2).
VIẾT LONG - ĐỨC MINH
Vì sao 10 năm chưa xong dự án
mở rộng xa lộ Hà Nội?
Đầu năm2018, TP.HCMđã đồng ý với đề xuất lùi thời gian hoàn thành dự án đến cuối năm,
tuy nhiên đến nay dự án vẫn dậm chân tại chỗ.
11 tuyếngiao thông sẽ đượcTP.HCMxâydựng
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...21
Powered by FlippingBook