255-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBa5-11-2019
Giám sát chặt kho
nhôm Trung Quốc
khổng lồ ở Vũng Tàu
T.PHAN
N
gày 4-11, Tổng cục Hải
quan thông tin thêm về
lô hàng nguyên liệu
nhôm trị giá 4,3 tỉ USD của
một công ty tại Bà Rịa-Vũng
Tàu. “Lực lượng hải quan
đang phối hợp với các cơ
quan chức năng giám sát
chặt chẽ kho nhôm này để
ngăn chặn nguy cơ gian lận
xuất xứ khi xuất khẩu sang
Mỹ” - Tổng cục Hải quan
cho hay.
Tổng cục Hải quan khẳng
định đơn vị sở hữu kho nhôm
khổng lồ trên làCông tyTNHH
NhômToànCầu, có địa chỉ trụ
sở chính tại Khu công nghiệp
MỹXuânB1 - Conac, phường
Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, Bà
Rịa-Vũng Tàu.
Công ty TNHH Nhôm
Toàn Cầu là doanh nghiệp
chế xuất, do đó hàng hóa xuất
nhập khẩu của công ty thuộc
đối tượng không chịu thuế.
Bên cạnh đó, theo quy định
của Luật Hải quan, hàng hóa
nhập khẩu của doanh nghiệp
chế xuất chịu sự giám sát hải
quan từ khi nhập khẩu trong
suốt quá trình sản xuất cho
đến khi xuất khẩu sản phẩm
ra nước ngoài.
Hiện nay công ty đang
lưu giữ hơn 1,8 triệu tấn
nhôm tại các kho thuê ngoài
và hơn 200.000 tấn nhôm ở
nhà máy, trị giá khoảng 4,3
tỉ USD. Nhôm nguyên liệu
công ty nhập khẩu chủ yếu
từ Trung Quốc, Mexico, Mỹ,
Úc, Nga,Malaysia, Indonesia.
Nhôm thành phẩm công
ty xuất đi nhiều nước khác
nhau như Canada, Ai Cập,
Ấn Độ, Malaysia, Indonesia,
Singapore, Mỹ…
“Hiện công tác giám sát
hàng hóa thuê tại kho bãi
ngoài của công ty được lực
lượng chức năng giámsát chặt
chẽ bằng hình thức camera tại
cổng ra vào và toàn bộ khu
vực bãi; bãi thuê có tường
rào cứng ngăn cách với khu
vực bên ngoài; có cán bộ,
công chức tuần tra giám sát
thường xuyên” - Tổng cục
Hải quan cho hay.
Trước đó Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan Nguyễn
Văn Cẩn khẳng định cơ quan
này đã chặn đứng 1,8 triệu
tấn nhôm Trung Quốc nhập
về Việt Nam có dấu hiệu giả
mạo xuất xứ nhằm xuất khẩu
sang Mỹ và các nước. Đây là
vụ việc có dấu hiệu giả mạo
xuất xứ lớn nhất từ trước đến
nay đối với mặt hàng nhôm.
“Vụ việc do một tập đoàn
có công nghệ, dây chuyền
nhưng lại nhập khẩu nhôm
thỏi, nhôm thanh, nhôm
bán thành phẩm nhằm đưa
ra các sản phẩm để xuất
khẩu đi Mỹ và một số nước
khác nhằm hưởng lợi thế từ
chênh lệch thuế suất” - ông
Cẩn cho hay.
Cụ thể, nhômcủaViệt Nam
xuất khẩu sang Mỹ chỉ phải
chịu thuế khoảng 15%, còn
nhôm của Trung Quốc xuất
khẩu vào Mỹ phải chịu thuế
lên đến 374%, cao gấp 25 lần.
Sau khi bị hải quan kiểm tra
thực tế, doanh nghiệp này đã
không làm thủ tục xuất khẩu
đi Mỹ nữa mà chuyển sang
nhập về Việt Nam.
Vụ việc dấy lên sự lo lắng
về tình trạng Việt Nam có thể
trở thành điểm trung chuyển
của các mặt hàng có xuất xứ
TrungQuốc nhằmné thuế xuất
sangMỹ. Trao đổi với báo chí,
ông Trịnh Khôi Nguyên, Phó
Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt
Nam, cho rằng trong vụ việc
nhập khẩu nhôm này, nếu xác
minh có dấu hiệu gian lận
xuất xứ, mượn Việt Nam để
tạm nhập tái xuất nhằm lách
thuế sẽ rất nguy hiểm.
“Nó sẽ khiến cho cả ngành
nhôm bị liên lụy. Chỉ một
công ty gian lận thì các công
ty khác xuất mặt hàng đó
cũng chịu ảnh hưởng theo.
Thứ hai, nếu không xuất được
mà để trong nước tiêu thụ sẽ
triệt tiêu các doanh nghiệp
trong nước” - ông Nguyên
nhấn mạnh.•
Phối hợp với Mỹ điều tra
Tổng cục Hải quan cho biết đã phối hợp với hải quan
Mỹ xác minh về vụ kho nhôm khổng lồ tại Vũng Tàu. Các
đặc vụ của Bộ An ninh nội địa Mỹ đã đến Việt Nam để phối
hợp điều tra. “Hải quan Mỹ trao đổi với Tổng cục Hải quan,
kể cả khi doanh nghiệp dùng thủ đoạn nhập khẩu nhôm
thanh, nhôm thỏi, nhôm thành phẩm về đưa vào lò nấu
thành nhôm thỏi rồi cán thành nhôm thanh cũng không
đủ điều kiện có xuất xứ Việt Nam để hưởng ưu đãi. Không
để Việt Nam thành điểm trung chuyển của hàng hóa gian
lận thương mại” - đại diện Tổng cục Hải quan nhấn mạnh.
Tại buổi gặp gỡ báo chí sáng 4-11, đại diện Bộ
NN&PTNT cho biết: Bộ Nông nghiệp Mỹ đã chính thức
công bố quyết định công nhận tương đương hệ thống
kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) cá da trơn của
Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, trong đó chủ yếu là cá tra
và ba sa. Bên cạnh đó, Việt Nam còn được bổ sung thêm
doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu cá tra vào Mỹ (hiện nay
là 13 doanh nghiệp).
“Sự kiện này khẳng định năng lực kiểm soát chất
lượng, ATTP chuỗi sản xuất, chế biến xuất khẩu cá tra
của Việt Nam đã đáp ứng một trong những yêu cầu khắt
khe nhất. Từ đó giúp cá tra Việt Nam dễ dàng hơn trong
việc tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ
Mỹ mà còn các thị trường khác. Quan trọng hơn là tạo
niềm tin cho nhà nhập khẩu Mỹ yên tâm nhập khẩu” -
Bộ NN&PTNT nhận định.
Trước đó Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cũng đã thông báo
quyết định sơ bộ của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần
thứ 15 đối với sản phẩm cá tra, cá ba sa của Việt Nam. Theo
đó Công ty Vĩnh Hoàn, Công ty Biển Đông duy trì mức thuế
suất 0 USD/kg; bổ sung hai công ty được xem xét áp dụng
mức thuế suất 0 USD/kg dự kiến trong tháng 11-2019. Như
vậy sắp tới có bốn doanh nghiệp Việt được phép xuất khẩu
cá tra vào Mỹ với thuế suất 0 USD/kg.
MAI HIỀN
Tổng cục Hải quan phát hiện và ngăn chặn vụ việc có nguy cơ gian lận
xuất xứ hàng Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay.
Đơn vị sở hữu kho nhômkhổng lồ ở Vũng Tàu là Công ty TNHHNhômToàn Cầu
(ảnh lớn)
.
Kho nhômkhổng lồ được phủ bạt đen ở Vũng Tàu. Ảnh: KHÁNH LY -WALL STREET JOURNAL
Không để Việt Nam
thành điểm trung
chuyển của hàng
hóa gian lận
thương mại.
Mỹ chính thức công nhận chuẩn an toàn thực phẩm cá tra Việt
Hãng hàng không Việt tuyển người Ý
làm lãnh đạo
Ngày 4-11, Công ty TNHH Hàng không lữ hành
Việt Nam (Vietravel Airlines) đã trao quyết định bổ
nhiệm chức vụ phó tổng giám đốc cho ông Livio
Arizzi (quốc tịch Ý). Tân phó tổng giám đốc sẽ phụ
trách mảng quan hệ quốc tế và phụ trách việc tìm
kiếm mua máy bay cũng như tìm nguồn nhân lực
hàng không chất lượng cao từ nước ngoài cho hãng.
Ông Livio Arizzi có trình độ tiến sĩ, là cơ trưởng dày
dạn kinh nghiệm với hơn 20.000 giờ bay trên các loại
máy bay thương mại hiện đại.
Ông Vũ Đức Biên, Tổng giám đốc Vietravel
Airlines, cho biết chiến lược dài hạn của hãng là thuê
phi công nước ngoài, liên kết đào tạo, tuyển dụng phi
công trong nước chứ không lôi kéo phi công từ hãng
khác trong bối cảnh thị trường nguồn nhân lực đang
phức tạp.
Theo báo cáo của Boeing, tại khu vực Đông Nam
Á, Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu về vận chuyển
bằng đường hàng không với tốc độ tăng trưởng trung
bình giai đoạn 2014-2018 đạt 20,5% về hành khách và
13,2% về hàng hóa. Dự kiến đến năm 2020, Việt Nam
đạt 120 triệu hành khách và 2,5 triệu tấn hàng hóa.
TÚ UYÊN
Phạt 2 doanh nghiệp để ô tô có
bản đồ “đường lưỡi bò” phi pháp
Chiều 4-11, Tổng cục Hải quan cho biết đã
có phương án xử lý cuối cùng đối với chiếc ô tô
Volkswagen có “đường lưỡi bò” gây xôn xao dư luận
nhiều ngày qua.
Theo đó, Công ty TNHH Ô tô Thế giới, đơn vị nhập
khẩu chiếc xe sẽ bị phạt tiền từ 40 triệu đến 60 triệu
đồng theo quy định tại Nghị định 159/2013; đồng thời
bị đình chỉ hoạt động 6-9 tháng vì có hành vi nhập
khẩu ô tô có thiết bị định vị vệ tinh (GPS) cài đặt
phần mềm ứng dụng dẫn đường (navigator) sử dụng
các hình ảnh không đúng về chủ quyền biển đảo của
Việt Nam. Công ty TNHH Ô tô VW Việt Nam, đơn
vị trưng bày chiếc xe cũng bị phạt ở mức tương tự.
Ngoài ra, áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu
chiếc ô tô trên theo quy định.
Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo Cục Hải quan
các tỉnh, thành kiểm tra thực tế các lô hàng ô tô nhập
khẩu từ Trung Quốc. Trong đó lưu ý kiểm tra thiết
bị định vị vệ tinh có cài đặt phần mềm ứng dụng dẫn
đường. Trường hợp phát hiện thiết bị có gắn, có chứa
nội dung, hình ảnh vi phạm chủ quyền lãnh thổ quốc
gia, xuyên tạc lịch sử thì tạm dừng thông quan và xử
lý vi phạm theo quy định tại Nghị định 159/2013.
Trước đó, tại Hội chợ triển lãm ô tô Việt Nam 2019
(Vietnam Motor Show), hãng xe Volkswagen đã trưng
bày chiếc ô tô Volkswagen Touareg nhập khẩu có bản
đồ “đường lưỡi bò”. Hãng này thừa nhận đã mượn xe
của đối tác Trung Quốc. Volkswagen Việt Nam cũng
đã lên tiếng nhận lỗi và thừa nhận do sơ suất trong
khâu kiểm tra.
TUYẾN PHAN
Chiếc ô tô Volkswagencó bản đồ “đường lưỡi bò”.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook