255-2019 - page 9

9
ĐÀOTRANG
N
gày 4-11, đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra
dự án mở rộng đường Tô Ký (Hóc Môn, TP.HCM).
Đây là một trong 10 công trình trọng điểm thuộc
Ban quản lý dự án (BQLDA) đầu tư xây dựng các công
trình giao thông TP. Tại đây, cả ba gói thầu thi công của
dự án đều bị xử phạt.
Tại buổi kiểm tra, chánh Thanh tra Sở GTVT TP.HCM,
ông Trần Quốc Khánh chia sẻ với những khó khăn của chủ
đầu tư, đơn vị thi công về vướng mắc trong giải phóng mặt
bằng (GPMB) khiến dự án bị chậm. Ông Khánh cho rằng
chủ đầu tư cần kiến nghị huyện Hóc Môn sớm bàn giao
mặt bằng để thúc đẩy dự án.
Tuy nhiên, ngay tại dự án, ông Khánh cũng khẳng định cả
ba đơn vị thi công trên ba gói thầu của dự án đều có nhiều
sai sót. Cụ thể, gói thầu 1, 2 thiếu người điều tiết giao thông,
biển công bố dự án còn thiếu giấy phép xây dựng. Việc thiếu
người điều tiết gây ảnh hưởng đến giao thông bởi đây là trục
đường chính có nhiều phương tiện qua lại. Đồng thời tại gói
thầu 3 thiếu hàng rào trong quá trình thi công, việc này không
đảmbảo an toàn lao động, gây nguy hiểmnếu có sự cố xảy ra.
Ông Khánh yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị thi công khắc
phục ngay thiếu sót. Đồng thời khi thi công vào buổi tối,
đơn vị thi công phải cử lực lượng điều tiết, lắp đặt camera
hai đầu để theo dõi tình hình giao thông, lắp đèn, biển báo
công trình.
Về vấn đề này, chủ đầu tư là BQLDAgiao thông TP thừa
nhận thiếu sót, đồng thời cho biết sẽ chỉ đạo các nhà thầu
khắc phục ngay.
Về phía Sở Công Thương, qua kiểm tra, vị đại diện cho
rằng công trường có máy phát điện và dây điện bị vương
vãi, ảnh hưởng đến người đi đường, đề nghị các đơn vị thi
công khắc phục ngay và không để tái diễn.
Làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành, đại diện chủ đầu
tư là BQLDA các công trình giao thông TP cho biết dự án
mở rộng đường Tô Ký đoạn từ đường Đặng Thúc Vịnh
đến ngã ba Bầu có chiều dài 2,4 km, song hiện nay còn
vướng mặt bằng, gây khó khăn trong quá trình thi công.
Theo BQLDAcông trình giao thông TP, đường Tô Ký hiện
quá nhỏ hẹp, thường xuyên bị kẹt xe, nhất là vào giờ cao
điểm. Đặc biệt, hệ thống cống thoát nước không đảm bảo,
khi trời mưa cả tuyến đường sẽ bị ngập nặng.
Dự án này khi hoàn thành sẽ góp phần tăng năng lực giao
thông, giải quyết tình trạng ngập nước cho cả khu vực. Một
phần đường Đặng Thúc Vịnh sẽ ngầm hóa các công trình
hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đường phố, góp phần cải thiện
môi trường, mỹ quan khu
vực, hoàn thiện hệ thống
hạ tầng giao thông theo
quy hoạch.
Tuy nhiên, hiện nay công
trình đang thi công gặp rất
nhiều khó khăn. Cụ thể,
công trình phải thi công
vào ban đêm, việc tái lập
cũng phải thực hiện ngay
trong đêmnên thời gian thi
công ít. Bên cạnh đó, đơn
vị vừa thi công vừa phải
đảm bảo cho các hộ dân kinh doanh bởi nếu lô cốt đóng
quá lâu sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của người dân.
Đặc biệt, về vấn đề GPMB, đơn vị thi công đang gặp nhiều
khó khăn vì vừa thi công vừa chờmặt bằng, công trình không
được thông suất. Từ đó việc di chuyển máy móc, hàng rào,
trang thiết bị cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện huyện HócMôn
đã bàn giao mặt bằng của 240/485 hộ dân. BQLDAkiến nghị
huyện Hóc Môn sớm bàn giao mặt bằng còn lại trong năm
2019 để tới quý II-2020 hoàn thiện dự án này.
Chủ đầu tư cũng kiến nghị Điện lực Hóc Môn, ban quản
lý phân phối lưới điện TP sớm triển khai công tác di dời
trạm, trụ điện trên tuyến Tô Ký để có mặt bằng triển khai
thi công.•
án khác cũng đang được triển
khai như nâng cấp, mở rộng
đường Trường Chinh và Tân
Kỳ Tân Quý (nằm trên địa
bàn hai quận Tân Bình và
Tân Phú).
Sở GTVT cũng thông tin
thêm về việc đang tiến hành
thí điểm ứng dụngAI vào khu
vực này qua giải pháp nhận
diện tự động phương tiện lưu
thông vào khu vực sân bay
Tân Sơn Nhất.
Bài toán nan giải
khu Đông
Ghi nhận của PV tại cửa ngõ
phía Đông TP, vào sáng 4-11,
hướng lưu thông từ đường Võ
Chí Công qua vòng xoay Mỹ
Thủy (quận 2), lượng phương
tiện rẽ trái qua đường Đồng
Văn Cống để ra đại lộ Mai
Chí Thọ khiến các hướng
lưu thông trên trục Đồng Văn
Cống - NguyễnThị Định ra vào
cảng Cát Lái liên tục bị xung
đột và rơi vào trạng thái ùn tắc
nghiêm trọng. Ngoài ra, tình
trạng kẹt xe từ vòng xoay Mỹ
Thủy - Đồng Văn Cống còn
lan đến đường Mai Chí Thọ
dẫn đến hàng loạt xe container
xếp hàng dài chờ đợi.
Để giải quyết thực trạng ùn
tắc giao thông khu Đông, TP
đã nghiên cứumở tuyến đường
kết nối từ cảng Cát Lái (quận
2) đến đường vành đai 2. Ông
Lương Minh Phúc, Giám đốc
Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng các công trình giao thông
TP, cho biết: “Dự án xây dựng
tuyến đường kết nối từ cảng
Cát Lái đến đường vành đai 2
đã xong bước khảo sát, thiết
kế bản vẽ thi công, đồng thời
đangchờchấp thuậncủaUBND
TP để Sở GTVT phê duyệt”.
Theo Sở GTVT, trong kế
hoạch từ nay đến cuối năm,
ngành giao thông TPcũng tính
đến việc mở rộng nhiều tuyến
quan trọng nhằm giải cứu kẹt
xe khu Đông. Phó Chủ tịch
UBNDTPVõ Văn Hoan cũng
đã đồng ý cho nghiên cứu thực
hiện công trìnhmở rộng đường
Nguyễn Thị Định (đoạn từ nút
giao Mỹ Thủy đến phà Cát
Lái, dài gần 2 km) và đường
Nguyễn Duy Trinh (đoạn từ
vành đai 2 đến đường ra vào
cảng Phú Hữu, quận 9).•
n kẹt xe
Đường Tô Ký hiện
quá nhỏ hẹp, thường
xuyên bị kẹt xe, nhất
là vào giờ cao điểm,
bên cạnh đó hệ thống
cống thoát nước không
đảm bảo, khi trời mưa
cả tuyến đường sẽ bị
ngập nặng.
Đoàn kiểmtra liên ngành cùng với đơn vị thi công đi khảo sát
hiện trường dự ánmở rộng đường Tô Ký. Ảnh: ĐÀOTRANG
Xửphạt tại 3gói thầu
thi côngdựánđườngTôKý
Tại buổi kiểm tra, thanh tra giao thông đã lập biên bản, xử phạt hai lỗi thiếu
người điều tiết tại gói thầu 1, 2 và xử phạt lỗi thiếu hàng rào tại gói thầu 3.
Sáng 4-11, HĐND TP Hà Nội tổ chức phiên giải trình về
việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực
phẩm trên địa bàn Hà Nội. Tại đây, nhiều đại biểu đã đặt câu
hỏi về vấn đề an toàn thực phẩm, trong đó có nước sạch cho
hàng triệu người dân thủ đô được quản lý, bảo đảm như thế
nào. Đặc biệt liên quan đến vụ nước sạch sông Đà nhiễm
dầu, TP có những biện pháp gì để ứng phó với các sự cố mất
an toàn thực phẩm xảy ra trên địa bàn.
Giải trìnhvềnội dungnày,Chủ tịchUBNDTPHàNộiNguyễn
Đức Chung cho hay nhàmáy nước sạch SôngĐà - Công tyCP
đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) là nhà máy đầu tiên
cung cấp nước cho TP được xây dựng ở tỉnh ngoài. Sau khi
phát hiện vụ việc, ông đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị vào cuộc
kiểm tra, lấy mẫu và gửi đến các cơ quan xét nghiệm của Bộ
Y tế. Đồng thời tổ chức điều tiết nước sạch từ nhà máy khác
cho một số khu vực tại quận Hà Đông và huyện Quốc Oai.
Theo ông Chung, qua kiểm tra mới phát hiện Viwasupco
là nhà máy duy nhất không có hệ thống quan trắc đối với
nguồn nước đầu vào. “Từ nhà máy nước mặt sông Đuống
đến các nhà máy xử lý nước ngầm trên địa bàn đều có hệ
thống quan trắc tự động. Riêng Nhà máy sông Đà không có
hệ thống quan trắc tự động, sử dụng công nghệ cũ, lại sử dụng
chung hồ Đầm Bài để làm bể lắng bùn” - ông Chung nói.
Chủ tịch TP Hà Nội cũng thẳng thắn cho rằng trong vụ
việc trên, TPcũng có trách nhiệm. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh
trách nhiệm chính là do Viwasupco đã “giấu giếm sự việc”.
Họ biết vụ việc từ đầu và đã chỉ đạo công nhân cho rất nhiều
clo để xử lý. Thậm chí đến ngày 15-10, khi TP công bố kết
quả xét nghiệm của BộY tế, Viwasupco vẫn chưa thừa nhận.
“Trực tiếp tôi và đồng chí Thế Hùng (Phó Chủ tịch UBND
TP Nguyễn Thế Hùng) phải gọi cho lãnh đạo cao nhất và
các cổ đông chính của công ty thì lúc đó họ mới thừa nhận
việc phát hiện nước nhiễm dầu” - ông Chung nói.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng cho biết sau vụ việc
trên, TP sẽ tổ chức một cuộc họp để rút kinh nghiệm. Trên
cơ sở đó sẽ có các phương án phản ứng kịp thời hơn đối với
các sự cố về nước cũng như an toàn thực phẩm khác. Tại
buổi chất vấn, ông Chung thay mặt lãnh đạo TP xin được
rút kinh nghiệm sâu sắc trong giải quyết sự cố.
Riêng đối với nguồn nước sông Đà, ông Chung cho biết
TP đồng tình với quan điểm của lãnh đạo tỉnh Hòa Bình.
Nhà máy nước sông Đà phải tách riêng hệ thống lấy nước
và sử dụng chung nước với hồ Đầm Bài. “Chúng tôi đã yêu
cầu công ty này lắp hệ thống quan trắc tự động. Lãnh đạo
công ty cũng hứa ba tháng nữa sẽ hoàn thành. Đồng thời
họ phải tách riêng hệ thống bể lắng nước đầu vào với hồ
Đầm Bài” - chủ tịch TP Hà Nội cho biết.
Theo ông Chung, trên thực tế thời điểmvỡ đường ống nước
sôngĐà, phíaViwasupco chỉ cung ứng được khoảng 140.000-
150.000 m
3
 nước/ngày đêm. Đến năm 2016, Hà Nội yêu cầu
Viwasupco làm bể tăng áp 30.000 m
3
 ở khu vực đường vành
đai 3 và thay 8 km đường ống. Sau đó đơn vị này mới cung
ứng được 210.000m
3
/ngày đêm. Chưa bao giờ đơn vị này cung
ứng được 300.000 m
3
/ngày đêm như thiết kế.
TRỌNGPHÚ
Chủ tịch TP Hà Nội: Viwasupco đã “giấu giếm sự việc”
Người đi xemáy đã tìm lối thoát không đúng luật là leo lên lề trong
giờ cao điểmở đườngNguyễn Tất Thành (quận 4). Ảnh: T.TRINH
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook