255-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa5-11-2019
PHƯƠNGNAM
N
gày 4-11, nguồn tin của
Pháp
Luật TP.HCM
cho biết TAND
huyệnTuyPhong (BìnhThuận)
đã thụ lý đơn khởi kiện của ông
Nguyễn Duy Hoàn. Ông Hoàn kiện
chính quyền địa phương và những
người móc ngoặc chiếm đoạt tài sản
của ông, tự ý lấy đi phần đất mà
ông đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng hợp pháp.
Cụ thể, năm 2001, ông Hoàn có
sang nhượng lại 32.000 m
2
đất ở xã
Phước Thể. Số diện tích đất này đều
đã được UBND huyện Tuy Phong
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất (giấy đỏ).
Sau khi san ủi, đào ao nuôi tôm
thất bại, ông Hoàn thế chấp giấy đỏ
diện tích đất trên để vay vốn ngân
hàng. Tuy nhiên, đến năm 2012, khi
trả nợ ngân hàng xong, rút hồ sơ về,
ông Hoàn mới tá hỏa khi phát hiện
UBND xã Phước Thể đã tự ý lấy
khoảng 28.000 m
2
đất của ông cho
bảy người khác, trong đó có một số
cán bộ thuê để sản xuất.
Điều trớ trêu là trong khi ông
Hoàn đang làm đơn khiếu nại đòi
lại đất thì năm 2016, UBND huyện
Tuy Phong lại cho phép xây dựng
Trường Mẫu giáo Phước Thể trên
diện tích hơn 1.700 m
2
đất gần đó
của ông. Chưa hết, số diện tích còn
lại UBNDxã PhướcThể cũng ngang
nhiên cho Trường THCS Phước Thể
xây dựng tường rào. Thậm chí thửa
đất số 38 với diện tích hơn 1.000
m
2
cuối cùng còn lại của ông Hoàn
cũng bị UBND xã Phước Thể “họp
xét tính pháp lý”, đề nghị UBND
huyện cấp chồng lên cho một cơ sở
chế biến hải sản.
Giải trình về việc ngang nhiên lấy
hơn 32.000 m
2
đất của ông Hoàn,
UBND xã Phước Thể cho rằng do
trước đây có chủ trương hoán đổi đất
dự phòng của xã cho ông Hoàn. Tuy
nhiên, xã không đưa ra được bằng
chứng nào. Đến năm 2017, UBND
huyện Tuy Phong đã hai lần có văn
bản yêu cầu xác minh, làm rõ việc
này. Sau đó Phòng TN&MT huyện
Tuy Phong đã có báo cáo, khẳng
định qua rà soát không hề có một
văn bản nào của huyện hay của xã
liên quan đến chủ trương hoán đổi
đất ở khu vực này.
Được biết từ năm 2014 đến nay,
UBND huyện Tuy Phong, Phòng
TN&MT huyện đã có nhiều văn
bản giải quyết việc này. Trong
đó, số diện tích khoảng 28.000
m
2
của ông Hoàn mà xã Phước
Thể đã ngang nhiên lấy cho bảy
người khác thuê lẽ ra phải trả lại
cho ông Hoàn. Thế nhưng UBND
huyện lại hướng dẫn ông Hoàn
gửi đơn tranh chấp với bảy hộ
dân trên để… UBND xã Phước
Thể hòa giải. Nếu hòa giải không
thành thì ông Hoàn có thể gửi đơn
ra tòa án để tranh chấp.
Đáng chú ý, theo một số tài liệu,
hồ sơ thì UBND xã Phước Thể cho
rằng họ đang quản lý diện tích hơn
34.000 m
2
đất dự phòng ở vị trí trên.
Tuy nhiên, qua xác minh của Phòng
TN&MT thì không hề tồn tại diện
tích nào do UBND xã quản lý nằm
trong phần đất của ông Hoàn.
“Đất đai của tôi có giấy đỏ hợp
pháp với diện tích khá lớn chứ
đâu phải vài ba mét vuông mà
xã, huyện muốn lấy cấp cho ai
thì cấp. Điều khó hiểu là trong
khi tôi đang khiếu nại thì họ lại
ngang nhiên lấy đất của tôi xây
trường học rồi cấp chồng cho
người khác. Đến khi vụ việc bị
phát hiện thì họ lại đùn đẩy cho
nhau, không chịu giải quyết nên
buộc tôi phải khởi kiện ra tòa” -
ông Hoàn chua chát nói.•
Bỗng dưng bị UBND
xã lấy 3,2 ha đất
Hàng chục ngànmét vuông đất hợp pháp của dân bỗng dưng bị
xã lấy cho thuê, xây dựng trường học và cấp luôn cho người khác.
TrườngMầmnon Phước Thể xây hoàn toàn trên phần đất của ôngHoàn. Ảnh: PN
Xác minh của Phòng
TN&MT cho thấy không
hề tồn tại diện tích nào
do UBND xã Phước Thể
quản lý nằm trong phần
đất của ông Hoàn.
Tạmhoãnxử cựubí thư
BếnCát vì thiếu lời khai
quan trọng
Phiên tòa xét xử bị cáo NguyễnHồng Khanh cùng sáu
bị cáo bị tạmhoãn vì thiếu lời khai củamột người liên
quan đang định cư tại Mỹ…
Ngày 4-11, TAND tỉnh Bình Dương đã xử sơ thẩm bị cáo
Nguyễn Hồng Khanh (cựu bí thư thị xã Bến Cát, Bình Dương)
cùng sáu bị cáo vì liên quan đến các sai phạm về đất đai tại
Bình Dương.
Bị cáo Nguyễn Hồng Khanh, Nguyễn Huy Hùng (cựu giám
đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV - Chi nhánh
Tây Sài Gòn) và Nguyễn Quang Lộc (cựu phó trưởng Phòng
quan hệ khách hàng doanh nghiệp) bị truy tố về tội vi phạm
quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, gây thất thoát,
lãng phí.
Bốn bị cáo còn lại gồm Lê Hoài Linh (cựu giám đốc Văn
phòng Đăng ký đất đai - Chi nhánh thị xã Bến Cát), Nguyễn
Thành Luân (cựu cán bộ đo vẽ Văn phòng Đăng ký đất đai - Chi
nhánh thị xã Bến Cát), Nguyễn Minh Tâm (cựu phó chủ tịch
UBND xã An Tây, thị xã Bến Cát) và Đặng Văn Thọ (cựu cán bộ
địa chính UBND
xã An Tây) bị
truy tố về tội lợi
dụng chức vụ,
quyền hạn trong
khi thi hành
công vụ.
Tại tòa, luật
sư của bị cáo
Nguyễn Hồng
Khanh cho rằng
Công ty TNHH
SXTMAn Tây
(viết tắt là Công
ty An Tây) và
Công ty TNHH
SXCB Gỗ Mỹ
Hiệp (gọi tắt là
Công ty Gỗ Mỹ
Hiệp) do bà Hồ Thị Hiệp và con gái bà là Nguyễn Hiệp Hảo góp
vốn thành lập. Hiện nay bà Hiệp đã mất, bà Hảo thì đang định cư
tại Mỹ. Cơ quan điều tra đang tiến hành ủy thác tư pháp để lấy
lời khai của bà Hảo nhưng chưa có kết quả.
“Lời khai của bà Hảo rất quan trọng, vì bà không những là
người liên quan mà còn là người bị hại, nó có thể thay đổi bản
chất của cả vụ án. Không thể bỏ chứng cứ quan trọng này ra
khỏi hồ sơ vụ án. Hiện nay vẫn chưa có kết quả của việc ủy thác
tư pháp, phía VKS đưa ra nhận định không ảnh hưởng đến quá
trình xét xử là vô lý. Vì vậy, tôi đề nghị tạm hoãn phiên tòa” -
luật sư nêu quan điểm.
Đối đáp với ý kiến của phía luật sư, đại diện VKS vẫn giữ
nguyên quan điểm cho rằng lời khai của bà Hảo dù có hay không
thì đây cũng là một yếu tố nhỏ, không ảnh hưởng đến quá trình
xét xử.
Sau đó HĐXX hội ý và thống nhất tạm hoãn phiên tòa và sẽ
tiếp tục xét xử vào ngày 18-11.
Theo cáo trạng, từ năm 2005 đến 2008, bà Hồ Thị Hiệp (giám
đốc Công ty An Tây) đã vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam BIDV - Chi nhánh Tây Sài Gòn hơn 72 tỉ đồng, thể
hiện qua sáu bản hợp đồng. Tài sản thế chấp khi vay gồm hơn
20 ha đất, nhà xưởng, máy móc của Công ty An Tây với trị giá
theo thẩm định tài sản gần 81 tỉ đồng. Đến năm 2008, Công ty
An Tây không có khả năng trả nợ nên Ngân hàng BIDV đã đưa
khoản vay này vào danh mục nợ xấu, sau đó phải bán tài sản thế
chấp để thu hồi nợ.
Thông qua môi giới, bị cáo Nguyễn Hồng Khanh đã mua
toàn bộ tài sản thế chấp của bà Hiệp với giá gần 46 tỉ đồng. Tuy
nhiên, ngân hàng chỉ thu hồi được hơn 10 tỉ đồng và gây thiệt
hại cho ngân hàng gần 36 tỉ đồng.
Ngoài ra, bị cáo Hùng, Lộc còn lỏng lẻo trong quản lý tài sản
thế chấp để sót diện tích 1.689 m
2
đất trị giá hơn 748 triệu đồng
của bà Nguyễn Hiệp Hảo thế chấp cho BIDV Tây Sài Gòn để
Khanh quản lý, sử dụng.
Các bị cáo Linh, Luân, Tâm, Thọ biết hồ sơ xin cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích 1.689 m
2
kê khai
không đúng với nguồn gốc đất thực tế nhưng các bị cáo đã lợi
dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện các thủ tục và ký xác nhận
vào hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
LÊ ÁNH
Bị cáoNguyễnHồng Khanh tại tòa. Ảnh: LÊ ÁNH
Ngày 4-11, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xử phúc
thẩm, tuyên y án tù chung thân đối với bị cáo Đoàn
Văn Có (trú thị xã An Khê, Gia Lai) về tội giết người.
Theo cáo trạng, vợ chồng Có thường xuyên xảy
ra mâu thuẫn, cãi vã do bị cáo nghi ngờ vợ mình là
chị Trần Thị Nghĩa có quan hệ bất chính. Sợ chồng
đánh nên chị Nghĩa thuê nhà ông Bùi Kim Ngọc
(SN 1956, trú phường An Phú) để bán trái cây và ở
lại nhiều ngày không về.
Bực tức vì vợ không chịu về nhà, máu ghen
tuông, nghi ngờ nổi lên, tối 26-9-2018, sau khi
nhậu về, bị cáo gọi điện thoại cho chị Nghĩa để gây
chuyện. Sau đó bị cáo ra sau nhà lấy một chai nhựa
đựng 1 lít xăng rồi điều khiển xe đến chỗ chị Nghĩa
đang bán trái cây.
Thấy Có xách chai xăng, biết sự chẳng lành nên
chị Nghĩa sợ hãi chạy vào phòng ngủ ông Ngọc ở
sát quầy bán trái cây kêu cứu. Ông Ngọc nghe tiếng
kêu cứu, chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì Có đã
chạy đến cửa phòng. Không chút do dự, bị cáo cầm
chai xăng tạt về phía chị Nghĩa khiến xăng văng
trúng người ông Ngọc. Cùng lúc bị cáo bật quẹt
châm lửa đốt làm đám cháy bùng lên dữ dội phủ cả
người chị Nghĩa và ông Ngọc.
Hậu quả, ông Ngọc tử vong do bỏng độ hai, độ ba
diện tích 83% cơ thể; chị Nghĩa bị bỏng diện tích
khoảng 44% độ hai, độ ba rải khắp thân thể, tỉ lệ
thương tật 56%.
LỮ QUỲNH LOAN
Mang xăng đốt vợ khiến chủ nhà trọ chết thảm
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook