255-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa5-11-2019
kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố
cáo, tòa tối cao đã xử lý kỷ luật 43
công chức do vi phạm.
Ông Bình thừa nhận ngành tòa án
còn một số hạn chế, thiếu sót như tỉ
lệ giải quyết các vụ án hành chính
và đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái
thẩm chưa cao. Cạnh đó còn trường
hợp áp dụng các tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chưa
chính xác; xác định chưa đúng,
chưa đầy đủ các thành phần tham
gia tố tụng…
Các hạn chế, thiếu sót nêu trên
có cả nguyên nhân khách quan và
chủ quan. Khách quan do số lượng
án thụ lý tiếp tục tăng mạnh và tính
chất ngày càng phức tạp. Cạnh đó
một số cơ quan, tổ chức chưa phối
hợp, thậm chí chưa làm hết trách
nhiệm với tòa trong việc cung cấp
tài liệu, chứng cứ, giám định, tham
gia định giá tài sản, thực hiện ủy
thác tư pháp… Về chủ quan, còn
một số thẩm phán, công chức tòa án
thiếu trách nhiệm và kinh nghiệm,
không thường xuyên rèn luyện, tu
dưỡng nên có vi phạm và hiệu quả
công tác chưa tốt.
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ
nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga
cho biết Ủy ban Tư pháp cơ bản
tán thành với đánh giá của TAND
Tối cao. Năm 2019, TAND các
cấp tiếp tục triển khai đồng bộ các
giải pháp đổi mới trong hoạt động
xét xử và đạt được nhiều kết quả
tích cực. Nhiều chỉ tiêu công tác
tăng so với năm 2018, tiếp tục đạt
và vượt chỉ tiêu yêu cầu của Quốc
hội. Trong kỳ báo cáo chưa phát
hiện trường hợp nào kết án oan
người vô tội. Hình phạt mà tòa án
áp dụng cơ bản bảo đảm nghiêm
minh, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, theo bà Nga vẫn còn
107 trường hợp phải hủy án và 275
trường hợp phải sửa án do nguyên
nhân chủ quan và 81 trường hợp
cho hưởng án treo không đúng
quy định. Cạnh đó, qua khảo sát,
một số tòa địa phương phản ánh số
lượng kháng nghị giám đốc thẩm
của TAND cấp cao đối với bản án
của tòa cấp huyện ít hơn nhiều so
với trước đây khi thẩm quyền này
thuộc TAND cấp tỉnh.
Đã tinh giản 1.401 người
Chánh án TANDTối cao Nguyễn
Hòa Bình cũng cho hay công tác sắp
xếp tổ chức bộ máy, nhân sự tiếp
tục được các tòa án triển khai thực
hiện nghiêm túc. TAND Tối cao đã
xây dựng đề án đổi mới, sắp xếp tổ
chức bộ máy của TAND đảm bảo
tinh gọn, hiệu quả. Theo đó tính đến
ngày 30-9-2019, tòa án các cấp đã
tinh giản 1.401 người nhưng TAND
các cấp hiện vẫn thiếu biên chế và
các chức danh tư pháp.
Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán
bộ TAND Tối cao Đào Tú Hoa
(đại biểu Quốc hội TP Hà Nội)
ĐỨCMINH- CHÂNLUẬN
T
hông tin đáng chú ý trên được
các đại biểu Quốc hội ngành tư
pháp nêu tại phiên thảo luận về
các báo cáo của cơ quan tư pháp.
Ngoài những thành tích, nhiều ý
kiến cũng đã nêu ra thực trạng và
khó khăn mà ngành tòa án đang
phải đối mặt.
Tạm dừng bổ nhiệm
33 thẩm phán
Báo cáo trước Quốc hội, Chánh
ánTANDTối cao Nguyễn Hòa Bình
cho hay thực hiện quy định về xử lý
trách nhiệm người giữ chức danh tư
pháp trong TAND và bộ quy tắc đạo
đức và ứng xử của thẩmphán, TAND
Tối cao đã tạm dừng bổ nhiệm lại
33 thẩm phán; không xem xét bổ
nhiệm lại 10 thẩm phán; cách chức
một người. Đồng thời qua thanh tra,
BàĐào TúHoa
(trái)
và bà TrịnhNgọc Thúy phát biểu. Ảnh: ML
Báo động
nhiều
thẩmphán
xin nghỉ việc
Trong 10 tháng, cả nước có 51 thẩmphán
xin nghỉ việc vì áp lực quá lớn.
chỉ ra bất cập khi số lượng các loại
vụ việc hằng năm tăng, trong khi
biên chế hơn 15.200 người được
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân
bổ từ năm 2012. Bà Hoa so sánh:
“Tại thời điểm đó, tòa án các cấp
chỉ phải giải quyết hơn 303.800 vụ
việc/năm. Đến nay số lượng vụ việc
tăng gấp đôi so với thời điểm được
giao biên chế và theo dự báo thì số
lượng án sẽ tiếp tục tăng”.
Cũng theo bà Hoa, đến năm 2021,
ngành tòa án phải thực hiện tinh giản
tối thiểu 10%. Theo định mức xét
xử mỗi thẩm phán chỉ 4-5 vụ/tháng
nhưng thực tế mỗi người phải giải
quyết 9-10 vụ/tháng, nhiều tòa là
hơn 10 vụ/tháng. Có nhiều vụ án
lớn hàng trăm người tham gia tố
tụng được dư luận trong nước và
quốc tế quan tâm, hồ sơ vụ án cân
nặng hàng tạ, với hàng ngàn bút lục.
Do vậy bà đề nghị có sự cân nhắc
thấu đáo về chỉ tiêu tinh giản biên
chế đối với ngành tòa án.
Bà Hoa đề nghị Quốc hội không
ấn định chỉ tiêu trong nghị quyết mà
giao cho chánh án TAND Tối cao
chủ động căn cứ vào đặc điểm cụ thể
của ngành trong từng năm để triển
khai nhiệm vụ và giải quyết đúng
tiến độ, bảo đảm chất lượng xét xử.
Bà Hoa cho hay: “Để đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ, mỗi cán bộ tòa
án phải chịu áp lực quá lớn, công
việc quá nhiều, chế độ đãi ngộ quá
thấp đã dẫn đến việc trong 10 tháng
gần đây đã có 51 thẩm phán xin
nghỉ việc”. •
Phát biểu tại nghị trường, Phó Chánh án TAND
TP.HCMTrịnh Ngọc Thúy phán ánh thực tế tại TP.HCM,
một thẩm phán quận mỗi tháng phải giải quyết trên
10 vụ án. Bà Thúy nói:“Biên chế giảm nhưng vẫn phải
bổ nhiệm thẩm phán dẫn đến tình trạng thiếu thư
ký trầm trọng. Hiện nay một thư ký tòa án ở TP.HCM
phải giúp việc cho ba thẩm phán. Các phiên họp đưa
người đi cai nghiện, thẩm phán này phải làm... thư ký
cho thẩm phán kia”.
Bà Thúy cho biết TAND TP.HCM không xin tăng biên
chế nhưng đề nghị Quốc hội cho giữ nguyên biên chế
được phân bổ cho TP và được chủ động điều động
thẩmphán sơ cấp, trung cấp thuộcmình quản lý.TAND
TP.HCM đã nhận rất nhiều đơn xin nghỉ việc của thẩm
phán và thư ký do quá tải công việc và áp lực trách
nhiệm trong khi chế độ đãi ngộ tiền lương không phù
hợp. Biết rằng ngân sách nhà nước đang khó khăn
nhưng với mức lương hiện nay thì cán bộ tòa không
đủ để trang trải cuộc sống.
“Chúng tôi chỉ cho thư ký nghỉ việc, còn thẩm phán
chỉ cho nghỉ trong trường hợp bệnh nặng. Các trường
hợp khác thì động viên và giải quyết cho nghỉ lần lượt
vì cũng không có đủ kinh phí để trả thôi việc một lần.
Nhưng những người này thường làm việc một cách
cầm chừng, gây ảnh hưởng không tốt đến công việc
chung của tòa án. Tuần vừa rồi cũng có một chánh án
quận xin nghỉ việc, đây là lần thứ hai chánh án này xin
nghỉ” - bà Thúy nói.
Thiếu thư ký tòa trầm trọng
Đại ánngânhàngởCầnThơ:Đề nghị chỉ giảmán cho 1bị cáo
Ngày 4-11, TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc
thẩm lưu động tại TP Cần Thơ vụ vi phạm quy định về
cho vay, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng
Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Tây
Đô (VCB Tây Đô), gây thiệt hại hơn 1.800 tỉ đồng. Phiên
tòa dự kiến kéo dài trong ba ngày, từ ngày 4 đến 6-11.
Xử sơ thẩm vào tháng 6, TAND TP Cần Thơ đã tuyên
phạt bị cáo Nguyễn Minh Chuyển 20 năm tù, Trần Anh
Huy 18 năm tù, Nguyễn Hữu Nghĩa một năm tù cùng về
tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động các tổ
chức tín dụng.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hùng bị phạt 20 năm tù, Nguyễn
Hùng Cường 19 năm tù, Võ Vũ Bình 18 năm tù, Cao
Hoàng Thám 12 năm tù, các bị cáo Trịnh Minh Tú,
Nguyễn Công Trừng, Trang Hồng Sơn, Võ Hoàng Thám
mỗi người bảy năm tù, cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản. Sau đó, 10/11 bị cáo kháng cáo.
Tại tòa phúc thẩm, bảy bị cáo thừa nhận hành vi phạm
tội; ba bị cáo Bình, Thám, Sơn kêu oan, đề nghị hủy án để
điều tra lại. Phát biểu quan điểm, đại diện VKSND Cấp
cao nhận định đối với ba bị cáo kêu oan, căn cứ vào hồ sơ
và các tài liệu, các bị cáo thừa nhận ký khống vào chứng
từ không có thật. Tại tòa các bị cáo thừa nhận hành vi này.
CQĐT đối chiếu từng tài liệu, đủ chứng cứ để chứng minh
việc buộc tội các bị cáo này là không oan.
VKS cho rằng bị cáo Tú được ngân hàng xác nhận khắc
phục trên 400 triệu đồng, đây là tình tiết mới nên đề nghị
giảm án cho bị cáo này từ bảy năm xuống còn sáu năm tù.
VKS cho rằng không có cơ sở chấp nhận kháng cáo của
các bị cáo còn lại.
VKS cũng cho biết vụ án có một số cá nhân liên quan
và một số doanh nghiệp có dấu hiệu phạm tội đang được
các cơ quan tiến hành tố tụng tách ra để tiếp tục xử lý ở
giai đoạn hai.
Theo bản án sơ thẩm, Nguyễn Minh Chuyển được bổ
nhiệm chức vụ giám đốc VCB Tây Đô năm 2007. Từ năm
2010 đến 2014, Chuyển đã chỉ đạo cấp dưới mà trực tiếp
là Huy (trưởng phòng khách hàng) lập hồ sơ phát vay
cho nhóm khách hàng có quan hệ thân quen, không tuân
thủ các quy định về cho vay của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam. Việc này nhằm mục đích tạo điều kiện cho các
khách hàng trên đảo nợ xấu thành nợ tốt.
Cụ thể, các bị cáo đã không kiểm tra tính hợp lệ và xác
thực của hồ sơ vay, đối tượng được giải ngân, sử dụng
vốn vay, thẩm định qua loa, xếp hạng cao cho khách hàng
và đề nghị cấp giới hạn tín dụng không đúng, không đảm
bảo… Hậu quả, 53 hợp đồng tín dụng quá hạn (thuộc sáu
nhóm khách hàng Nam Sông Hậu, Du lịch Đại Dương, Cơ
khí Tây Đô, An Đô, Thép Đông Dương, Trường Nguyên)
mà khách hàng mất khả năng thanh toán, không thu hồi
được vốn, gây thiệt hại hơn 1.800 tỉ đồng.
NHẪN NAM
Trong kỳ báo cáo, chưa
phát hiện trường hợp
nào kết án oan người vô
tội, hình phạt mà tòa án
áp dụng cơ bản bảo đảm
nghiêmminh, đúng
pháp luật.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook