262-2019 - page 13

13
HOÀNG LAN
“T
ôi cũng không biết
mình hiến được bao
nhiêu sữa cả, cứ khi
nào đủ 8 lít là tôi báo bệnh
viện đến lấy, nghe bệnh viện
cho biết đến thời điểm hiện
tại tôi đã hiến được một trăm
bảy mấy lít thì phải”. Chị Đỗ
Phượng Quyên (37 tuổi, sống
ở quậnBìnhThạnh, TP.HCM)
chia sẻ tại buổi tổng kết sáu
tháng hoạt động ngân hàng
sữa mẹ (NHSM) của Bệnh
viện (BV) Từ Dũ nhân kỷ
niệm Ngày thế giới vì trẻ
sinh non, diễn ra sáng 12-11.
Sáu tháng hiến
172 lít sữa mẹ
Chị Quyên hiện được ghi
nhận là bàmẹ choNHSMBV
Từ Dũ nhiều nhất với 172 lít
sữa. Chia sẻ về việc đều đặn
hiến sữa cho NHSM, chị tình
cờ xem tivi biết được NHSM
ra mắt vào tháng 4-2019. Bản
thân chị lúc này có con nhỏ
hai tháng tuổi, bé không bú
mẹ, phải vắt sữa trữ rất nhiều.
Từng nuôi con đầu nay đã
tám tuổi được bú hoàn toàn
bằng sữa mẹ, chị cảm nhận
bé bú sữa mẹ rất khỏe mạnh,
ít bệnh vặt nên thấu cảm hoàn
cảnh các bé sinh non, mồ côi
thiếu sữa.
Ý tưởng được chị chia sẻ
với chồng và được chồng ủng
hộ nhiệt tình. Trong thời gian
vợ hiến tặng sữa, chính chồng
chị là người giúp chị vệ sinh
bình sữa, thiết bị hút sữa để
đảm bảo nguồn sữa an toàn,
tinh khiết nhất trước khi đến
với các bé cần sữa.
Là người hiến số sữa mẹ
nhiều thứ nhì cho ngân hàng
với 142 lít sữa, chị Nguyễn
Thanh Tâm (32 tuổi) chia
sẻ câu chuyện vui về tâm
trạng hăm hở của mình khi
biết có nơi nhận hiến sữa.
Vốn là người yêu thích thiện
nguyện, khi nghe hoạt động
củaNHSMqua lời điều dưỡng
khi sinh con tại BV Từ Dũ,
chị không ngần ngại đăng ký
hiến sữa liền.
Từ ngày hiến sữa cho ngân
hàng sữa, chị Tâmchia sẻ luôn
cố gắng ngủ đủ tám tiếng đồng
hồ và ăn uống đủ chất để có
chất lượng sữa tốt và kêu gọi
các bà mẹ khác có dư sữa
đừng cho lung tung. “Trước
đây tôi cũng nghĩ mình không
có bệnh gì thì sữa của mình
đảm bảo sạch nhưng sau này
tôi mới biết được không cẩn
thận trong thao tác hút sữa có
thể làm sữa nhiễm vi khuẩn,
gây hại cho bé khi bú vào.
Nếu mình có ý tốt cho các bà
mẹ cần sữa nhưng lỡ bé uống
phải nguồn sữa chứa vi khuẩn,
không đảmbảo vô trùng, phải
nhập viện thì lại gây hại cho
bé” - chị Tâm chia sẻ.
Giảm 20% tử vong
trẻ sinh cực non
Theo BS CKII Nguyễn Thị
TừAnh, TrưởngKhoa sơ sinh
BVTừDũ, sau sáu tháng hoạt
động, NHSM BV Từ Dũ đã
Vợ chồng chị Đỗ PhượngQuyên và con gái đến thamdự lễ tổng kết sáu tháng hoạt động
ngân hàng sữamẹ tại BV TừDũ, TP.HCM. Ảnh: HL
Tiêu điểm
NHSM BV Từ Dũ sẽ mở rộng
mạng lưới để có thể cung cấp
sữamẹ thanh trùng cho các trẻ
sơ sinh bệnh nặng đang điều
trị tại các BV Nhi đồng trong
TP bị thiếu hụt nguồn sữa mẹ.
Đời sống xã hội -
Thứ Tư13-11-2019
Hạnh phúc của người hiến 172 lít
sữa cho ngân hàng sữa mẹ
Hơn 2.700 trẻ sơ sinh, trong đó có hơn 1.600 trẻ sơ sinh bệnh nặng đã được dùng sữamẹ thanh trùng
do các bàmẹ hiến tặng.
Quy trình hiến sữa
NHSM BV Từ Dũ được xây dựng từ nguồn vốn phát triển
sự nghiệp của BV Từ Dũ với sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của
sáng kiến Alive and Thrive thuộc tổ chức FHI 360 và tài trợ
một phần kinh phí xây dựng từ quỹ Irish Aid của chính phủ
Ireland, hoạt độngvào tháng4-2019. Cácquy trìnhcủaNHSM
được xây dựng dựa trên các hướng dẫn của Anh quốc và
Hiệp hội NHSM Bắc Mỹ. Về quy trình thu nhận sữa, người
cho sữa phải đảm bảo không mắc bệnh lý như viêm gan
siêu vi B, HIV, giang mai... Những bà mẹ hiến sữa sẽ được
cho mượn máy vắt sữa, túi bảo quản sữa, nhiệt kế theo dõi
nhiệt độ sữa trong tủ lạnh. Trên chai sữa có dán nhãn code
tên người tặng và ngày, giờ vắt. Sau đó tình nguyện viên
của NHSM sẽ đến lấy sữa và đưa về ngân hàng lưu trữ xử lý,
xét nghiệm vi sinh thành nguồn sữa thanh trùng, đảm bảo
cung cấp cho trẻ bệnh nặng, sinh non yếu ớt.
“Phải tự nguyện báo cáo sự cố y khoa”
Ngày 12-11, Cục Quản lý khám chữa bệnh (KCB) - Bộ
Y tế tổ chức hội thảo quốc tế thực hiện giải pháp toàn cầu
về an toàn người bệnh.
Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sự cố
y khoa do chăm sóc không an toàn là một trong 10 nguyên
nhân gây tử vong và tổn thương hàng đầu thế giới. Cứ 10
người bệnh lại có một người bị tổn hại trong khi tiếp nhận
dịch vụ KCB. Trong đó có tới 50% đến từ các nguyên
nhân có thể phòng tránh được.
Theo Cục trưởng Cục Quản lý KCB Lương Ngọc Khuê,
thời gian gần đây ở Việt Nam xảy ra khá nhiều sự cố y
khoa. Đơn cử như tại TP.HCM, chỉ trong một tháng mà có
đến bốn sự cố về phẫu thuật thẩm mỹ và gây mê; tại BV
Sản Nhi Bắc Ninh xảy ra trường hợp bốn cháu bé tử vong;
sự cố về chạy thận ở BV đa khoa Hòa Bình dẫn đến nhiều
người vướng vào vòng lao lý...
“Về sự cố chạy thận ở BV đa khoa Hòa Bình, khi Bộ
Y tế đến giải quyết sự cố, gặp trực tiếp từng người nhà
của bệnh nhân thì không ai kiện cả, thậm chí họ còn viết
đơn xin cho BS Hoàng Công Lương. Thế nhưng vì trách
nhiệm và cũng không chịu được áp lực, BS Lương đã
nhận trách nhiệm mình chưa hoàn thành với người bệnh.
Giám đốc đi tù, phó giám đốc đi tù, trưởng khoa và cả bác
sĩ điều trị cũng đi tù. Chỉ vì một khâu xảy ra sự cố mà dẫn
đến tai biến đáng tiếc cho rất nhiều người.
Đó là nỗi đau kép của người bệnh và thầy thuốc. Bệnh
viện là môi trường đầy nguy cơ nhưng cũng là bộ mặt của
ngành y tế. Thậm chí là một xã hội thu nhỏ, có ngày có
đêm, có niềm vui nỗi buồn” - ông Khuê chia sẻ.
Để hạn chế sự cố y khoa, ông Khuê đã đưa ra các
nhóm giải pháp, trong đó ưu tiên các nhóm giải pháp toàn
cầu: Phải xác định chính xác người bệnh; giao tiếp hiệu
quả; an toàn sử dụng thuốc; phẫu thuật đúng vị trí, đúng
phương pháp; giảm nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện; giảm
nguy cơ và hậu quả do ngã.
“Đổi mới văn hóa về an toàn người bệnh bao gồm cả tự
nguyện báo cáo sự cố y khoa. Tại thông tư về báo cáo sự
cố y khoa, rủi ro nghề nghiệp ngày 25-12-2018, chúng tôi
đã đưa ra rất cụ thể về vấn đề này chứ trước đây là giấu,
sau đó mới kiểm điểm” - ông Khuê nhấn mạnh.
Ngoài ra, lãnh đạo bệnh viện phải cam kết tạo môi
trường không đổ lỗi, giao tiếp cởi mở ở tất cả cấp độ, nói
ra vì sự an toàn của người bệnh; đơn giản hóa và chuẩn
hóa các quy trình kỹ thuật chuyên môn; tập huấn, đào tạo
nhân viên y tế; để người bệnh tham gia chăm sóc sức khỏe
của chính họ; bảo đảm môi trường sạch và an toàn; báo
cáo và học từ sự cố y khoa...
A.HIỀN
vận động được 135 bà mẹ
hiến tặng sữa, trong đó có
120 bà mẹ đã được thu nhận
sữa mẹ. Trong đó có 42 bà mẹ
có con sinh non đang điều trị
tại Khoa sơ sinh BV Từ Dũ
và 78 bà mẹ ở cộng đồng.
Các bà mẹ đã hiến tặng cho
NHSM gần 2.100 lít sữa mẹ.
Tổng cộng có gần 2.800 trẻ
sơ sinh đã được dùng sữa mẹ
thanh trùng, trong đó có hơn
1.600 trẻ sơ sinh bệnh nặng.
Mỗi ngày khoa sơ sinh sử
dụng trung bình 14 lít sữa mẹ
thanh trùng. NHSM đã giúp
cứu sống nhiều trẻ sinh non.
Tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh
cực non và non tháng của khoa
đã được cải thiện từ khi tất cả
trẻ sơ sinh sinh non được sử
dụng sữa mẹ ruột hoặc sữa
mẹ thanh trùng, không còn sử
dụng sữa công thức. Tỉ lệ tử
vong của nhóm trẻ sinh cực
non dưới 28 tuần tuổi thai
đã giảm được khoảng 20%
so với trước khi có NHSM.
BS Từ Anh chia sẻ: Hiện
NHSM đang cung cấp sữa
miễn phí cho 25 trường hợp
gia đình nghèo, mẹ bệnh nặng
hoặc mẹ tử vong, trong đó có
mộtbàmẹlàngườiCampuchia.
“Có bé mẹ bị bệnh tim nên
không vượt qua được cửa tử
khi sinh, con chào đời phải
sử dụng hoàn toàn nguồn
sữa từ NHSM. Có bà mẹ bị
phỏng nên mất cả hai vú và
sinh non nên không thể nào
có sữa cho bé, phải sống nhờ
vào nguồn sữa của ngân hàng
khá lâu” - BS Từ Anh kể.
BVTừDũ đã ký kết hợp tác
với BVquốc tế Phương Châu
mở mạng lưới của NHSM tại
đây nhằm tạo cầu nối cho các
bà mẹ ở khu vực đồng bằng
sông Cửu Long hiến tặng sữa
cho NHSM, góp phần cứu
sống trẻ sinh non.•
TS LươngNgọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khámchữa bệnh,
Bộ Y tế. Ảnh: LH
Hiện NHSM của BV
Từ Dũ đang cung
cấp sữa miễn phí
cho 25 trường hợp
gia đình nghèo, mẹ
bệnh nặng hoặc mẹ
tử vong.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook