262-2019 - page 9

9
Tiêu điểm
bay Long Thành
Nhìn nhận vấn đề theo góc
độ tài chính, ĐB Hà Sỹ Đồng
(Quảng Trị) đánh giá: Nếu ACV
được giao dự án sân bay Long
Thành thì cần đi vay trên 2,6
tỉ USD. Mức lãi suất trái phiếu
kho bạc Mỹ kỳ hạn 20 năm và
10 năm tương đối thấp, chỉ số
hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng
của Việt Nam thấp, triển vọng
FED đã ba lần hạ lãi suất và khả
năng sẽgiữnguyên lãi suất hiện
hành cho tới năm 2020.
ĐBĐồng cho rằng khoản vay
này có tínhvàonợcông thì cũng
chưađụngtrần,khinăm2020với
mức tăng trưởng GDP dự kiến
6,8% so với năm2019, hạnmức
nợ nước ngoài của quốc gia tối
đa có thể tới cỡ 144 tỉ USD. Như
vậy, dư địa nợ nước ngoài của
khối doanh nghiệp, tổ chức tín
dụng theo phương thức tự vay
tự trả cũng được nới rộng, bảo
đảm cho phương án huy động
vốn quốc tế của ACV có điều
kiện thực hiện.
sân bay Vân Đồn do tư nhân
đầu tư, ĐB Nguyễn Thanh
Hồng (Bình Dương) đã đặt
lại vấn đề: “Nhiều ĐB cũng
đặt ra câu hỏi Sungroup làm
được sân bay Vân Đồn, tôi đặt
ra câu hỏi tại saoACV không
làm được hơn Sungroup? Bởi
vì chúng ta có QH, có Chính
phủ, có sự chỉ đạo, có nguồn
lực, tại sao chúng ta không
làm được?”.
Góp ý thêm, ĐB Nguyễn
Bá Sơn (Đà Nẵng) cho rằng:
Chính phủ đề xuất giao sân
bay Long Thành cho ACV
và VATM làm chủ đầu tư thì
QH cũng nên xem xét đưa
ra một số tiêu chí mang tính
định hướng, vừa để đảm bảo
đường lối được hoạch định
một cách rõ ràng và vừa tạo
điều kiện thuận lợi cho Chính
phủ thực hiện.
Theo ĐB Sơn, ngoài lý do
quốc phòng, an ninh, đảm bảo
tính đồng bộ, lợi ích của Nhà
nước thì việc bỏ ra tiền để giải
phóng mặt bằng từ sự chỉ đạo,
điều phối của Nhà nước là rất
cần thiết. “Cả nước hiện nay
có tới 22 cảng hàng không,
trong số đó cảng hàng không
hoạt động có hiệu quả chỉ vài
cái nhưng cả hệ thống không
vì vậy mà trở nên kém phần
quan trọng” - ĐB Sơn nói.
ĐB Sơn cũng đề cập đến
năng lực nhà đầu tư một cách
chi tiết: “Cảng hàng không là
một công trình phức hợp, càng
to thì vận hành quản lý càng
phức tạp. Chủ đầu tư làm thì
dễ nhưng làm chủ được cái
mới, cái lớn thì rất khó. Đó
là điều cần phải cân nhắc”.
Trước nhiều góp ý của các
ĐB, Bộ trưởng Bộ GTVT
Nguyễn Văn Thể thông tin
hiện ACV có khoảng 25.000
tỉ đồng. Trong giai đoạn 2019-
2025, dự kiến tích lũy 12.339 tỉ
đồng từ kết quả hoạt động sản
xuất, kinh doanh. Kế hoạch từ
nay đến năm 2025, ACV dự
kiến sẽ bố trí vốn tự có được
36.607 tỉ đồng, tương đương
1,566 tỉ USD, chiếm37% tổng
vốn đầu tư.
Phần vốn còn lại, ACV đã
làm việc với 12 tổ chức trong
và ngoài nước và ký các biên
bản thỏa thuận hợp tác (MOU)
về thu xếp vốn với tổng giá trị
đề xuất hơn 5 tỉ USD, thời gian
vay 15 năm, thời gian ân hạn
năm năm, lãi suất trung bình
dự kiến khoảng 5%-5,5%/năm.
“Hiệu quả kinh tế của dự án
sân bay Long Thành rất cao.
Nhà đầu tư nước ngoài hoàn
toàn yên tâm hỗ trợACV” - bộ
trưởng nhấn mạnh và khẳng
định sẽ tiếp thu ý kiến của
ĐBQH, huy động nguồn lực
trong nước trước. Khi nào
nguồn lực trong nước không
đảm bảo mới tiếp cận thêm
các tổ chức nước ngoài.
“Chúng tôi sẽ làm việc với
ACV xin cơ chế thuê chuyên
gia, tổ chức quốc tế để tăng
cường công tác hỗ trợ choACV,
tăng cường kiểm tra, giám sát,
đảm bảo chất lượng công trình
tốt nhất” - ông Thể nói.
Riêng tiến độ liên quan đến
việc giao thầu, Chính phủ đồng
tình cao phải nhanh chóng chọn
nhà đầu tư, vì có nhà đầu tư thì
mới có thể bắt đầu làm hồ sơ
thiết kế và triển khai các bước
tiếp theo. Việc chọn được nhà
đầu tư nhanh nhất là mấu chốt
để có thể khởi công dự án vào
năm 2021.
Ông Thể cũng cho biết dự
án sẽ áp dụng công nghệ hiện
đại nhất hiện nay. Trong quá
trình thực hiện nếu có công
nghệmới tốt hơn, BộGTVT sẽ
báo cáo Chính phủ, cập nhật,
đảm bảo khi sân bay vận hành,
thiết bị đó phải hiện đại nhất
trong thời điểm đó.•
HàNội nói về việc giámuanướcmặt
caohơngiábánnước sạch
Vì sao TPHà Nội có quyết định tạm tính giá nước sạch sông Đuống
tối đa là 10.246 đồng/m³ trong khi giá nước sạch sông Đà chỉ khoảng
5.000 đồng/m³?
Nhàmáy nướcmặt SôngĐuống.
Tổngmức đầu tư
củaNhàmáy nước
mặt SôngĐuống gần
5.000 tỉ đồng nhưng
công ty vay khoảng
4.000 tỉ đồng. Khi nhà
máy đi vào hoạt động,
chi phí lãi vay cũng
tính vào giá nước.
Dự án ngoài ngân sách
Chiều 12-11, TP Hà Nội đã thông tin
xoay quanh việc cấp nước sạch cho người
dân thủ đô của Công ty Nước sạch Sông
Đuống (do Công ty CP Nước mặt Sông
Đuống đầu tư). Theo lãnh đạo Sở Tài
chính TP Hà Nội, hiện mỗi m³ nước sông
Đuống đang phải gánh khoảng 2.000
đồng chi phí lãi vay…
Sau khi nghe đại diện UBND TP Hà
Nội báo cáo về quy mô, tiến độ, chủ
trương của Hà Nội về Nhà máy nước mặt
Sông Đuống, báo chí đã đặt hàng loạt
câu hỏi xoay quanh dự án này. Trong đó
có nội dung từ năm 2017, UBND TP Hà
Nội có quyết định tạm tính giá nước sạch
sông Đuống tối đa là 10.246 đồng/m³
trong khi giá nước sạch sông Đà khoảng
5.000 đồng/m³.
Tại sao giá nước mặt
sông Đuống cao hơn của
các đơn vị khác? Việc vội
vàng xã hội hóa đầu tư
nước sạch và Hà Nội có
nhiều ưu ái cho Công ty
Nước sạch Sông Đuống
có lợi ích nhóm hay
không? Dư luận lo ngại
thông tin cổ phần của
Nhà máy nước mặt Sông
Đuống bị bán cho nước
ngoài, làm sai lệch chủ trương của TP Hà
Nội.
Trả lời câu hỏi liên quan đến giá nước
Sông Đuống, ông Nguyễn Việt Hà, Giám
đốc Sở Tài chính TP Hà Nội, cho biết
việc tính giá nước sông Đuống căn cứ vào
hàng loạt quy định với nguyên tắc chính
“phải tính đúng, tính đủ”. Trong đó có
các loại chi phí như chi phí sản xuất, chi
phí khấu hao, chi phí vay lãi, chi phí quản
lý doanh nghiệp (tạm tính 5%), chi phí
bán hàng (1%), chi phí thất thoát 18%, lợi
nhuận định mức tối thiểu 5%.
Ông Hà cũng khẳng định mức giá trên
mới chỉ là giá tạm tính, vì đến thời điểm
này chưa xác định được giá nước sạch
sông Đuống do dự án chưa được quyết
toán, mức giá cụ thể thì chỉ khi nào nhà
máy đi vào hoạt động chính thức.
Theo ông Hà, mức giá tạm tính 10.246
đồng/m³ của Nhà máy nước mặt Sông
Đuống đang cao hơn giá bán lẻ hiện hành
(giá bán lẻ 7.000 đồng/m³). Do đó, TP Hà
Nội đang hiệp thương với Công ty Nước
mặt Suông Đuống và các đơn vị phân phối
theo nguyên tắc giá bán buôn không được
phép cao hơn giá bán lẻ. Cụ thể, theo tính
toán thì giá bán lẻ nước sạch sông Đuống
là hơn 9.000 đồng/m³. Sau khi trừ đi phần
hao hụt sẽ còn hơn 7.000 đồng/m³. Vì vậy,
liên ngành báo cáo TP Hà
Nội dự tính giá sau khi
hiệp thương là 7.700 đồng/
m³.
Về việc vì sao giá nước
sông Đuống cao hơn nước
sông Đà, ông Hà cho hay
cả hai nhà máy trên đều
tính theo quy định chung.
Tuy nhiên, có nhiều yếu
tố khác nhau giữa các nhà
máy. Cụ thể, Nhà máy
nước mặt Sông Đà đi vào
hoạt động năm 2009, có nguyên giá tài
sản là 1.555 tỉ đồng, còn giá đầu tư của
Sông Đuống gần 5.000 tỉ đồng. Ông Hà
giải thích hai nhà máy có sự khác nhau về
quy mô đầu tư cũng như chất lượng nguồn
nước thô.
“Tổng mức đầu tư của Nhà máy nước
mặt Sông Đuống gần 5.000 tỉ đồng nhưng
công ty này đi vay tới 80%, tương ứng gần
4.000 tỉ đồng. Khi nhà máy đi vào hoạt
động, chi phí lãi vay cũng tính vào giá
nước”’ - ông Hà thông tin.
TRỌNG PHÚ
ÔngVõTuấnAnh,PhóChánh
Văn phòng UBND TP Hà Nội,
cho biết Nhà máy nước mặt
Sông Đuống do Công ty CP
NướcmặtSôngĐuốngđầutư
vàkhởi công từ tháng3-2017.
Dự án chia làm ba giai đoạn,
trong đó quy mô giai đoạn
một đến năm 2020 đạt công
suất 300.000 m³/ngày đêm;
giai đoạn hai đến năm 2025
sẽ đạt công suất 600.000m³/
ngày đêm; giai đoạn ba đến
năm 2030 sẽ đạt công suất
900.000 m³/ngày đêm.
“Đến tháng 10-2019, dự án
đãhoànthànhxonggiaiđoạn
một,đạtcôngsuất300.000m³/
ngày đêm, vượt tiến độ một
năm. Với tốc độ phát triển đô
thịcủaTPnhanhnhưhiệnnay,
đểđápứngnhucầunướcsạch
chongườidânthủđôđếnnăm
2020sẽcầnkhoảng2triệum³/
ngày đêm. Do vậy, việc đầu
tư bổ sung dự án nước sạch
là cấp thiết. Dự án này được
TP giao cho nhà đầu tư thực
hiện ngoài ngân sách” - ông
Võ Tuấn Anh thông tin.
ở mức cảnh báo nâu là mức cảnh báo
khẩn cấp về sức khỏe nghiêm trọng.
Do hiện tượng nghịch nhiệt?
Nhận định sơ bộ về nguyên nhân chất
lượng không khí Hà Nội xuống thấp những
ngày qua, Tổng cục Môi trường cho biết:
“Từ ngày 4 đến 12-11, thời tiết tại khu vực
miền Bắc không có mưa, độ ẩm không khí
thấp, ban ngày trời nắng, nhiệt độ chênh lệch
giữa ngày và đêm cao. Khoảng thời gian ghi
nhận nồng độ PM 2.5 tăng cao là vào lúc
nửa đêm và đầu giờ sáng, đó là các khoảng
thời gian lặng gió và hiện tượng nghịch nhiệt
dễ xảy ra. Vì vậy, các chất ô nhiễm trong
không khí, trong đó có PM 2.5 tích tụ trong
không khí, không thể phát tán lên cao và đi
xa”.
Cũng theo Tổng cục Môi trường, chất
lượng không khí tại Hà Nội sẽ tốt hơn từ
ngày 13-11, khi miền Bắc sẽ đón đợt không
khí lạnh kèm theo mưa. “Tuy nhiên, trong
khoảng thời gian này, để bảo vệ sức khỏe,
người dân nên hạn chế tập thể dục ngoài trời
vào buổi sáng, hạn chế mở cửa sổ và nên sử
dụng khẩu trang chống bụi, đeo kính khi ra
đường” - Tổng cục Môi trường khuyến cáo.
Chiều 12-11, lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi
trường (Sở TN&MT TP Hà Nội) cho hay
nguyên nhân khiến chất lượng không khí
của Hà Nội nhiều ngày qua ở mức độ xấu
là do nhiều nguồn phát thải cộng hưởng với
yếu tố thời tiết không thuận lợi. Cụ thể, thời
điểm này đang là thời điểm giao mùa, gây ra
hiện tượng nghịch nhiệt bức xạ vào nửa đêm
và sáng sớm (tối nhiệt độ thấp, ngày nhiệt
độ cao). Cộng thêm nhiều ngày qua Hà Nội
tĩnh gió, dẫn tới nhiều nguồn phát thải không
phát tán được mà luôn tích tụ sát mặt đất,
đặc biệt vào thời điểm nửa đêm về sáng, gây
ra hiện tượng ô nhiễm không khí.
PHÚ NGUYỄN
hại
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook